« HỌC THUYẾT KHÁM PHÁ » CHƯA BAO GIỜ LÀ CỦA CÔNG GIÁO
Một « thông tri » chung từ các Bộ Văn hóa và Phát triển con người toàn tiện thừa nhận rằng « nhiều Kitô hữu đã thực hiện những hành vi ác ý » đối với người dân bản địa. Nhưng những sắc lệnh của các Đức Giáo hoàng vào thế kỷ XV nhượng lại tài sản của các dân tộc nguyên thủy cho những quốc vương thực dân là các tài liệu chính trị, được dùng làm công cụ cho các hành vi vô đạo đức. Từ năm 1537, Đức Giáo hoàng Phaolô III đã long trọng tuyên bố rằng người bản địa không được bị biến thành nô lệ hay bị tước đoạt.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO MÙA CHAY 2023: KHỔ CHẾ MÙA CHAY VÀ HÀNH TRÌNH HIỆP HÀNH ĐỀU NHẮM ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI
Hôm 17/2/2023, Sứ điệp Mùa Chay 2023 đã được công bố. Trong Sứ điệp này, Đức Thánh Cha Phanxicô dựa vào đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu Biến Hình để cho thấy « mối tương quan tồn tại giữa khổ chế Mùa Chay và kinh nghiệm hiệp hành ». Cả hai hành trình này đều nhắm đến sự biến đổi cá nhân và Giáo hội. Đặc biệt, ngài đề nghị « hai “con đường” phải theo để lên núi cùng với Chúa Giêsu và đạt đến đích cùng với Ngài » trong Mùa Chay này : đó là lắng nghe Chúa Giêsu và sống cuộc thương khó và thập giá của Ngài trong thực tại hằng ngày với đức tin, đức cậy và đức mến, « để trở thành những người kiến tạo tình hiệp hành trong đời sống thường ngày nơi các cộng đoàn của chúng ta ».
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI BỆNH NHÂN LẤN THỨ XXXI : HỌC CÁCH BƯỚC ĐI CÙNG NHAU THEO PHONG CÁCH CỦA THIÊN CHÚA
Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Bệnh nhân 2023, được cử hành vào ngày 11/2, Đức Phanxicô mời gọi, trong tinh thần Giáo hội hiệp hành, hãy « suy nghĩ về sự kiện rằng chính qua kinh nghiệm về sự mong manh và bệnh tật mà chúng ta có thể học cách bước đi cùng nhau theo phong cách của Thiên Chúa, Đấng gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng ».
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2022
Lòng biết ơn đối với sự tốt lành do Chúa ban, sự hoán cải thường xuyên, sự tỉnh thức trước những hình thức mới của sự dữ, và xây dựng hòa bình bằng cách bắt đầu từ tâm hồn của chúng ta : Đức Phanxicô đã gởi lời chúc mừng Giáng Sinh đến Giáo triều Rôma vào sáng thứ Năm ngày 22/12/2022. Trong bài phát biểu trong số những bài phát biểu được chờ đợi nhất trong năm nay, Đức Thánh Cha muốn « tìm thấy can đảm để ‘làm khổ những người được an ủi’ » để ngăn chặn tốt hơn những mưu mô của ma quỷ, « bởi vì đôi khi sự an ủi của họ chỉ là một mưu mẹo của ma quỷ chứ không phải là một ân ban của Chúa Thánh Thần ».
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2023
Hôm 16/12/2022, Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày thế giới hòa bình lần thứ 56, được cử hành vào ngày 1/1/2023. Đức Thánh Cha đề cập đến đại dịch Covid-19 và cuộc chiến ở Ucraina, một cuộc chiến « do chọn lựa tội lỗi của con người », hai cuộc khủng hoảng lớn làm cho nhân loại phải tự vấn và phải vượt qua. Đối với ngài, chỉ tình huynh đệ và lòng trắc ẩn, được thúc đẩy bởi tình yêu thương của Thiên Chúa, mới có thể giúp nhân loại vạch ra những nẻo đường hòa bình.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VI (13/11/2022): ĐỂ KHÔNG AI THIẾU ĐI CÁI CẦN THIẾT
« Ước gì Ngày Thế giới người nghèo lần thứ VI này trở nên cơ hội ân sủng để kiểm điểm lương tâm cá nhân và cộng đồng và là cơ hội để chúng ta tự hỏi liệu sự nghèo khó của Chúa Giêsu Kitô là nguời bạn đời trung thành của chúng ta hay không ». Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu như thế khi kết thúc sứ điệp Ngày Thế giới người nghèo lần thứ VI, diễn ra vào ngày 13/11/2022.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2022 : « CÁC CON SẼ LÀ CHỨNG NHÂN CỦA THẦY »
Trong sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2022, được công bố hôm 6/1/2022, với tựa đề « Các con sẽ là chứng nhân của Thầy », Đức Phanxicô đề nghị « dừng lại ở ba cách diễn đạt chủ chốt » để hiểu « ba nền tảng của đời sống và sứ mạng của các môn đệ: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy”, “cho đến tận cùng trái đất” và “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em”. » Và qua Sứ điệp này, Đức Thánh Cha cho biết ngài « tiếp tục ước mơ về một Giáo hội hoàn toàn truyền giáo và một mùa xuân truyền giáo mới nơi các cộng đoàn Kitô hữu. »
AN TỬ, TRỢ TỬ, CHẤM DỨT SỰ SỐNG : LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Hôm 13/9/2022, Ủy ban đạo đức tham vấn quốc gia (CCNE) của Pháp đã đưa ra ý kiến về việc chấm dứt sự sống, bật đèn xanh cho việc hợp pháp hóa hành vi trợ tử, dù vẫn định khung cho nó. Giáo lý Giáo hội Công giáo phê phán một sự tiến triển như thế.
DIỄN TỪ CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN ĐẠI HỘI QUỐC TẾ GIÁO LÝ VIÊN LẦN THỨ BA : KHÁM PHÁ ƠN GỌI TRỞ THÀNH GIÁO LÝ VIÊN
Hôm 10/9/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến hơn một ngàn tham dự viên Đại hội quốc tế giáo lý viên lần thứ ba. Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha đã mời gọi họ khám phá « ơn gọi trở thành giáo lý viên » và « đừng bao giờ mệt mỏi khi trở thành giáo lý viên », vốn không phải là « cho một bài học về giáo lý » nhưng là một « kinh nghiệm sống động về đức tin ». Ngài nhắc nhớ mục đích của việc dạy giáo lý là « gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô và để Ngài lớn lên trong chúng ta » cũng như « làm cho Tin Mừng vang lên trong lòng mọi người».
ƠN TOÀN XÁ CHO NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI LẦN II
Hướng đến ngày 24/7/2022, Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao Tuổi lần II, Tòa Ân Giải Tối Cao sẽ ban ơn toàn xá cho những người sẽ tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành ở vương cung thánh đường thánh Phêrô, cho các bệnh nhân theo dõi thánh lễ này tại nơi ở của họ và cho những người dành thời gian thăm viếng người cao tuổi, đặc biệt những người cô đơn hay bị bệnh tật và khuyết tật ảnh hưởng.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2022 : LẮNG NGHE LÀ MỘT CHIỀU KÍCH CỦA TÌNH YÊU
« Lắng nghe là một chiều kích của tình yêu » và là « thành phần thiết yếu đầu tiên của đối thoại và của việc truyền thông tốt ». Đức Phanxicô nhắc nhớ như thế trong Sứ điệp cho Ngày Truyền thông xã hội lần thứ 56, có tựa đề « Lắng nghe bằng trái tim », được công bố hôm 24/1/2022 và sẽ được cử hành vào ngày 29/5/2022, một sứ điệp trong đó ngài mời gọi tái khám phá tầm quan trọng của việc lắng nghe trong xã hội và trong Giáo hội, và đưa ra nhiều chỉ dẫn hữu ích cho những ai tiếp xúc với các thông tin truyền thông mà ngài cảnh giác về « một đại dịch thông tin ».
MỘT TU SĨ KHÔNG PHẢI LINH MỤC CÓ THỂ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM « BỀ TRÊN CAO CẤP »
Một tu sĩ không phải là linh mục của một dòng giáo sĩ sẽ có thể trở thành bề trên của một dòng tu. Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định như thế trong một chỉ dụ có hiệu lực vào ngày 18/5/2022. Đặt lại mối liên hệ giữa việc truyền chức và quyền bính trong Giáo hội, năng quyền này theo sau những thỉnh cầu tha thiết của các tu sĩ dòng Phanxicô. Chính Bộ các Dòng đời sống thánh hiến và các Hội đời sống tông đồ sẽ đánh giá các trường hợp cá nhân cách tùy ý.
ĐHY PAROLIN : TÔNG HIẾN PRAEDICATE EVANGELIUM, MỘT TRONG NHỮNG MỤC TIÊU CỦA TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
ĐHY Parolin đã có bài tham luận vào Ngày nghiên cứu ở Latêranô về Tông hiến được công bố ngày 19/3/2022. Ngài giải thích : « Phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh không mất đi địa vị trong Giáo triều, các chức năng của nó vẫn như thế nhưng có một số thay đổi ».
SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN 2022 : XÂY DỰNG TƯƠNG LAI CÙNG VỚI NGƯỜI DI CƯ VÀ TỴ NẠN
Trong Sứ điệp cho Ngày thế giới di dân và tỵ nạn lần thứ 108, sẽ được cử hành vào ngày 25/9/2022, Đức Phanxicô mời gọi không chỉ đón tiếp người di dân và tỵ nạn nhưng còn đánh giá cao sự hiện diện và đóng góp của họ.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI LẦN II : KIẾN TẠO CUỘC CÁCH MẠNG CỦA SỰ DỊU DÀNG
Trong Sứ điệp này, Đức Thánh Cha mời gọi các ông bà và người cao tuổi « sống một tuổi già tích cực » và « hãy trở thành những người kiến tạo cuộc cách mạng của sự dịu dàng », « để cùng nhau giải thoát thế giới khỏi bóng tối của sự cô đơn và của con quỷ chiến tranh ».
« BẤT CHẤP NHỮNG HẠN CHẾ VỀ THỂ LÝ, ĐỨC GIÁO HOÀNG SẼ KHÔNG DỪNG LẠI »
Trong buổi giới thiệu Sứ điệp cho Ngày thế giới ông bà và người cao tuổi lần thứ hai, hôm 10/5/2022, ĐHY Kevin Farell, Tổng trưởng Bộ giáo dân, đã đảm bảo rằng Đức Phanxicô, 85 tuổi, muốn tiếp tục công việc của mình bất chấp « những hạn chế về thể lý » của ngài.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO CÁC ƠN GỌI LẦN THỨ 59 : ĐƯỢC KÊU GỌI ĐỂ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH NHÂN LOẠI
Hôm 5/5/2022, Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Phanxicô cho Ngày thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi lần thứ 59, với tựa đề « Được kêu gọi để xây dựng gia đình nhân loại ». Qua sứ điệp này, Đức Thánh Cha mời gọi các ơn gọi khác nhau trong Giáo hội hãy đặt mình trong sự năng động hiệp hành và tái khám phá ý nghĩa của « cuộc đối thoại ơn gọi » giữa chúng ta với Chúa và giữa chúng ta với nhau, để thực hiện ước mơ của Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu, là xây dựng một gia đình nhân loại hiệp nhất trong tình yêu.
LỄ PHỤC SINH 2022 : SỨ ĐIỆP CHO THÀNH RÔMA VÀ TOÀN THẾ GIỚI CỦA ĐỨC PHANXICÔ : HÒA BÌNH LÀ TRÁCH NHIỆM HÀNG ĐẦU CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
« Cầu mong hòa bình cho đất nước Ucraina bị hành hạ, bị thử thách dữ dội như thế bởi bạo lực và sự tàn phá của cuộc chiến tranh tàn ác và điên rồ mà đất nước này bị lôi kéo vào. Cầu mong một bình minh mới của niềm hy vọng sớm trỗi dậy trên đêm tối khủng kiếp của đau khổ và sự chết này ! Chúng ta hãy chọn lựa hòa bình. Chúng ta hãy ngừng thể hiện cơ bắp trong khi người dân đang đau khổ. Làm ơn, làm ơn đừng quen với chiến tranh, tất cả chúng ta hãy dấn thân cầu xin hòa bình, từ các ban công và trên các đường phố ! »
ĐỨC PHANXICÔ NHẮC NHỞ Ở MALTA : NHÂN LOẠI LÀ TRÊN HẾT
« Ước mong Malta tiếp tục thổi bùng niềm hy vọng » : Đức Phanxicô, trong bài phát biểu trước chính quyền Malta, đã ca ngợi tấm gương mà quần đảo đại diện cho nhiều dân tộc. Ngài đã nhấn mạnh những vấn đề đặc trưng của xã hội Malta và nhắc lại tính cấp bách của một hành động chung để bảo vệ môi trường, trước khi phê bình gay gắt cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ucraina và cuộc chạy đua vũ trang.
CÁC TRƯỜNG CÔNG GIÁO : MỘT VĂN KIỆN MỚI LÀM RÕ CĂN TÍNH CỦA CHÚNG
Một Huấn thị mới của Bộ Giáo dục Công giáo đã được công bố hôm 29/3/2022. Nó nhắc lại tầm quan trọng của một hiệp ước giáo dục toàn cầu, cổ võ đối thoại giữa đức tin và lý trị, cũng như sự cộng tác giữa các trường học và gia đình. Nó cổ võ một nền giáo dục , một trường học mở ra, “một trường cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người yếu nhất”.