CÂU CHUYỆN HÔM NAY: BẠO LỰC

Written by xbvn on Tháng Một 11th, 2013. Posted in Nguyễn Thế Bài, Thánh Kinh

BẠO LỰC

Bạo lực tỏ ra chống lại Phúc Âm một cách triệt để và thực tế, Kitô giáo đã cống hiến một cách mạnh mẽ vào việc bài trừ bạo lực như là một phương tiện để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, ít ra là giữa những con người. Tuy nhiên Kitô giáo không phải vì thế mà là một tôn giáo những kẻ mềm yếu nhu nhược . Sống nên Kitô hữu quả thật đòi hỏi, -cũng như bất bạo động,-  một sức mạnh nội tâm lớn lao.

THIÊN CHÚA TRONG KINH THÁNH CÓ HUNG BẠO CHĂNG?

Câu trả lời của nhà Kinh Thánh nữ Anne Soupa, tổng biên tập tờ Biblia,  trong khuôn khổ chương trình phát sóng 1000 câu hỏi về đức tin, trên Radio Notre Dame.

Một số trình thuật trong Cựu Ước gây kinh hoàng khiếp sợ về bạo lực. Đó có phải là bạo lực má người ta có thể gán cho Thiên Chúa? Hay bạo lực ấy đơn thuần là việc làm của con người? Anne Soupa nhắc lại rằng bạo lực là một phần trong cuộc sống thường nhật của người Do Thái xưa: họ phải chiến đấu để tồn tại. Đó còn là một biểu hiện khí lực của dân tộc nầy trước vô vàn khó khăn. Có thể nói đó là một sức mạnh dữ dội để được sống! Nhưng một cách khéo léo, Sophie de Villeneuve, người phỏng vấn, đưa ra Cơn Đại Hồng Thuỷ: đó phải chăng là một biểu hiện trực tiếp bạo lực của Thiên Chúa”. Nhà kinh Thánh không phủ nhận, nhưng giải thích làm thế nào Thiên Chúa, sau Đại Hồng Thủy, đã tự sửa đổi. Người chọn không đi đến cùng cơn giận để cứu một người công chính, Noé. Anne Soupa sau đó đề cập đến những cơn giận của Chúa Giêsu và làm sao để việc đọc Kinh Thánh nầy có thể ảnh hưởng đến chính sự quản lý bạo lực…

VÌ SAO QUÁ NHIỀU BẠO LỰC NHƯ THẾ TRONG CỰU ƯỚC?

Một độc giả trang mạng Croire.com viết :”Khi tôi mở Kinh Thánh, tôi thường rơi vào Cựu Ước [80% Kinh Thánh] và hầu như luôn tìm thấy ở đó những chuyện hung bạo”. Và Croire.com trả lời: “Thay vì mở Kinh Thánh tình cờ, bạn hãy thử đánh dấu những trang đã gợi cho tâm hồn bạn một dư âm [điều nầy ắt hẳn đã xảy ra với bạn,ít là một ngày nào đó]. Bernanos đã viết, trong cuốn ‘Nhật ký của một cha xứ nơi miền quê’ của ông, rằng chúng ta hết thảy đã có chỗ của mình trong một màn Phúc Âm: trong dãy người tội lỗi đi xin Thánh Gioan làm phép rửa; trên những hàng ghế hội đường Nazaret;ở vườn Cây Dầu. Và mỗi người, để tai lắng nghe một lời nói chính xác, đã cảm thấy lời đó nói với mình và tự nhủ: ‘Lời nầy là lời hằng sống!’. Hãy về lại với những văn bản nền tảng nầy: đó là một cách tốt để sống Lời Chúa.

KINH THÁNH : MỘT CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG BẠO LỰC

Nói vậy rồi, tôi hiểu sự ngạc nhiên của bạn trước biết bao đoạn bạo lực của Cựu Ước. Nên nhớ rằng trình thuật tổng thể của Kinh Thánh là trình thuật của một bước đầu rèn luyện để thoát khỏi bạo lực, từ vụ sát hại Abel người công chính cho tới thập tự gía, nơi “người công chính của những người công chinh” bị treo lên, nạn nhân của bạo lực con người. Đó chính là vì chúng ta đi lại hành trình mà chúng ta lấy làm sốc bởi các trình thuật vốn là những giai đoạn (không bao giờ hoàn toàn được vượt qua) của việc giải phóng khỏi những nỗi sợ hãi và những bạo lực của chúng ta.

Do vậy tại sao lại giữ lại lịch sử xưa cũ (Cựu Ước) nầy và chất chồng ký ức Kitô giáo? Dị giáo Marcion ở thế kỷ thư II muốn rũ bỏ Cựu Ước, cho rằng nó chẳng đem lại được gì cho chúng ta. Truyền thống Kitô giáo từ chối sự cắt xẻo nầy. Làm sao hiểu được sự Phục Sinh của Chúa Kitô mà không có kỷ niệm về sự ra khỏi Ai Cập? Hãy nhớ lại cuộc đối thoại giữa Chúa Kitô và các môn đệ trên đường Emmaus :”Bắt đầu từ Môisê và đi qua tất cả các tiên tri, Người giải thích cho họ trong tất cả các Sách Thánh những gì liên quan đến Người” (Lc 24,27).

NHỮNG BẠO LỰC MÀ NGƯỜI TA CHÊ TRÁCH KITÔ GIÁO

Một cô gái viết hỏi: “Trả lời thế nào với người bạn của tôi, vô thần, mà với anh ta đạo Kitô không thể chịu đựng được, vì tất cả những bạo lực mà nó đã phạm hoặc bao che?”. Cha Dominique Fontaine trả lời.

Khi còn là sinh viên, tôi có những người bạn vô thần cũng đặt câu hỏi tương tự với tôi. Vì ước ao trở thành linh mục, tôi không thể né tránh nó. Tất nhiên,tôi gặp khó khăn khi trả lời cho họ.

“NHỮNG LÝ DO TỐT” CỦA BẠO LỰC

Nhưng những gì đã luôn khiến tôi bối rối, ấy là các Kitô hữu đã phạm hoặc để mặc cho làm tất cả những hành động hung bạo nầy, lại thường làm với những lý do tôn giáo” tốt” và nhân danh ý tưởng của họ về Thiên Chúa! Những thập tự quân muốn cứu Mộ Chúa Kitô!  Toà Án Dị giáo,với việc từ bỏ các người theo dị giáo và các phù thuỷ vào tay thế tục, muốn “cứu rỗi các linh hồn”! Các linh mục đến trong các thuộc địa trên những con tàu của những lái buôn nô lệ muốn đem nền giáo dục Kitô giáo cho những “người mọi rợ” đáng thương nầy! Và điều đó là thật ngay từ ban đầu : các thủ lĩnh tôn giáo ở Giêrusalem đã kết án Chúa Giêsu về những lý do tôn giáo. Giu-đa đã phản bội Người và Phêrô đã chối Người; họ không hèn nhát hơn những kẻ khác, nhưng quan niệm của họ về Thiên Chúa ngăn không cho họ hiểu con đường Thầy mình đi sẽ tới đâu.

ĐỪNG ĐỂ LƯƠNG TÂM THANH THẢN RU NGỦ CHÚNG TA

Đứng trước bạo lực Người sẽ phải chịu và sẽ giết chết Người,Chúa Giêsu lật ngược bạo lực bằng cách làm cho sự sống Ngưởi nên bánh. Người loan báo một Thiên Chúa là Đấng không chỉ không thích bạo lực,mà còn nhận lấy bạo lực trên Người. Và tôi tự nhủ: phải chăng chính tôi, do những lý do tôn giáo tốt đẹp, không liểu mình để mặc những bạo lực xảy ra hoặc thậm chí còn làm tổn thương người khác,tỏ ra hung bạo với họ bằng cách đón tiếp họ với một thái độ ngược với thái độ mà Chúa Giêsu đã phải có?

Nếu chúng ta là các Kitô hữu,thì chúng ta sẽ không thôi khám phá và bước theo con đường của Thầy mình. Đừng khi nào để cho mình bị ru ngủ mà không ý thức, do lương tâm đạo đức thanh thản.

(Cha Dominique Fontaine,LM Thừa Sai Pháp, Tháng 10/2011).

HIẾN TẾ ISAAC

Tại sao Thiên Chúa yêu cầu Abraham sát tế con trai Isaac của ông. Làm sao hiểu nỗi một bạo lực như thế. Có phải Thiên Chúa dã man mọi rợ chăng. Cha Jacques Neuviarts giải thích.

KINH THÁNH VÀ BẠO LỰC

Đúng vậy. Kinh Thánh đầy dẫy bạo lực – nhưng không phải chỉ có điều đó -.cũng như cuộc sống của chúng ta và đời sống của con người thế, chúng ta thấy rõ điều đó – luôn đầy dẫy bạo lực. Kinh Thánh nói với chúng ta hoặc cho chúng ta biết dần dà Thiên Chúa hiện diện trong chính cuộc đời chúng ta và giữa cuộc đời của người thế như thế nào. Chúng ta học được từ Kinh Thánh một điều đầu tiên: Thiên Chúa không ở trong mây. Người hiện diện và trao ban để gặp gỡ trên trái đất của con người, trong các biến cố, trong lịch sử của chúng ta. Từ đó người ta không thể mơ Thiên Chúa, nhưng là học cách khám phá Người. Và Kinh Thánh vạch đường cho chúng ta, bằng việc kể cho chúng ta nghe những câu chuyện thực,về người nam và về người nữ và thỉnh thoảng trong những văn bản mang đậm thi ca. Chân lý của chúng không nằm trong chi tiết các hình ảnh, nhưng sâu xa hơn, ở trong lịch sử được thuật lại như là có giá trị cho hết mọi người.

ĐỌC TRÌNH THUẬT HIẾN TẾ ISAAC NHƯ THẾ NÀO

Một trong những câu chuyện Kinh Thánh có tính bạo lực nầy thông thường đụng chạm đến những người đọc Kinh Thánh: Câu chuyện mà người ta gọi chung chung là “hiến tế Isaac” ( x, St 22). Truyền thống Do Thái giáo nói về “dây buộc” Isaac, vì con trai của Abraham bị trói và được cởi trói! Nhưng để hiểu rõ hơn, phải đọc bình tĩnh ôn hoà, sau đó đọc lại,cả việc có thể cầm một cây viết chì trong tay. Lúc ấy người ta sẽ nhận thấy nhiều điều quan trọng:

– Ngay từ những chữ đầu tiên, người ta đọc thấy rằng Thiên Chúa thử thách Abraham (c.1). Những gì sắp xảy ra cho chúng ta thấy Abraham đặt con tim ông nơi nào. Và cũng[ cho thấy] Thiên Chúa là ai. Thế mà điều đầu tiên chúng ta biết được,đó là Abraham lắng tai và nghe. Ông trả lời có mặt với Thiên Chúa (c.3).

– Trình thuật nầy trải ra trong thời gian như một buổi phụng vụ thật sự. Và ngày thứ ba (c.4),như trong các Phúc Âm, là ngày của một mạc khải quan trọng từ Thiên Chúa. Ở đây Abraham bỏ lại các tôi tớ để tiếp tục hành trình với con trai mình và nói với các tôi tớ chờ đợi họ :”chúng tôi sẽ quay lại phía các anh” (c.5).

– Chúng ta biết – hoặc cho là mình biết – đoạn tiếp. Nó được nói một cách thi ca và sắc bén,vì vậy chúng ta thấy cảm động khi đọc. Tuy nhiên phải tiếp tục lắng nghe.  Kịch bản thật là kinh khủng, vì nó tiếp diễn những gì đã được loan báo ở c.2. Người con trai hỏi cha :”Con chiên đâu?” (c.7). “Chính Thiên Chúa sẽ lo liệu”, Abraham trả lời (c.8). Ông nói dối với Isaac. Abraham bước đi trong khi tin tưởng, có thể trong đêm tối, nhưng gắn bó với lời của Thiên Chúa (giống như khi ông nghe tiếng gọi đầy hứa hẹn ở chương 12) Và trình thuật nhấn mạnh: “ Cả hai người họ cùng bước đi” ( c.8).

Đoạn tiếp dường như không thể chịu nỗi nữa (c. 9 – 12) và tuy vậy…kịch bản hiến tê đã sẵn và Abraham đi đến cùng. Nếu chúng ta đặt cho mình câu hỏi về Đấng Thiên Chúa mạc khải ở đó – và chúng ta có lý – thì phải tiếp tục đọc. Sứ thần của Chúa gọi ông :” Abraham,Abraham!”. Và ông trả lời “Nầy tôi đâ””. Và đây không phải là lần đầu (x. St 12 và từ đầu Ch. 22,1,từng chữ một). Abraham là người lắng nghe,người để tai nghe và điều đó hình thành cuộc đời ông cho sự sống chứ không phải cho sự chết!

Abraham bị thiên thần ngăn lại trong động tác của ông. Ông không bị cánh tay thiên thần ngăn lại, như người ta thấy trên một số tranh vẽ, mà là bởi lời của thiên thần. Thiên Chúa đã chẳng can thiệp trong cuộc đời chúng ta một cách kín đáo giống hư vậy sao?

– C. 12 đáp lại c.1. Abraham sẵn sàng mất đi đến cả cái chủ yếu nhất vì Thiên Chúa.Nhưng rõ ràng Thiên Chúa không đòi hỏi cái chết. Và ở đây người ta có thể nghĩ rằng Kinh Thánh dấy loạn qua một trình thuật như trình thuật nầy, chống lại những sát tế người đang hiện có…để làm vui lòng Thiên Chúa,như thể người ta trả nộp cho Thiên Chúa với những lễ sát tế người (nên đọc sách tiên tri Michée 6,6 – 8).

– Đoạn tiếp theo nói lên một điều gì đó chính yếu, trên nền chơi chữ trong tiếng Do Thái cổ trên động từ nhìn thấy và một từ rất gần gũi. Abraham có lý (v.8): Đức Chúa lo liệu và Abraham dâng con cừu đực lấy trong bụi gai. Nhưng ông có tâm hồn thoải mái. Không, ông đã không giữ con trai như một tài sản riêng ông. Đứa con trai nầy Thiên Chúa đã ban cho ông (St 18) và Abraham tin cậy nơi Thiên Chúa đối với phần tiếp theo của lịch sử chung của họ, thoải mái với kế hoạch của Thiên Chúa.

– Các câu 15 – 18 làm vang lên lần nữa lời hứa của Thiên Chúa cho Abraham : trở thành một dân tộc lớn, ông vốn là kẻ rất khó để có được một đứa con trai,độc nhất. Và miêu duệ ông lại sẽ còn là một lời chúc phúc cho tất cả mọi dân tộc trên trái đất.

– Khi nghe điều đó, Abraham tin. Ông bước đi theo ánh sao của lời hứa ấy, Trên hành trình nầy Ông lấy những lời của Thiên Chúa làm ánh sáng soi đường.

– Người con trai, Isaac, đã không chết. Nhưng anh không được nhắc tên nữa. Anh sẽ quay lại trong trình thuật sau nầy. Như thế một điều gì đó đã biến đổi. Abraham trở lại một mình với các tôi tớ. Abraham đã cho con trai mình, tự do với lời hứa của Thiên Chúa.

P. Jacques Nieuviarts

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30