CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH MỤC VÀ GIÁM MỤC
« Hãy cầu nguyện cho các linh mục và giám mục » : Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin như thế trong thánh lễ sáng 15.5.2013 tại nhà nguyện Thánh Mát-ta, trước sự hiện diện của các nhân viên của Radio Vatican. Đức Thánh Cha đặc biệt nêu lên « hai cám dỗ » của các vị mục tử.
Linh mục là một mục tử, chứ không phải là một con sói
Đối với Đức Thánh Cha, bài trích sách Công vụ Tông đồ (20, 28-38), trong đó thánh Phaolô khuyến cáo « các trưởng lão » của Giáo đoàn Êphêsô, là một trong những « trang hay nhất của Tân Ước », « đầy sự dịu dàng, tình yêu mục tử » và là trang nêu bật « mối tương quan tốt đẹp của giám mục với dân mình ».
Đức Thánh Cha gợi ý đọc đoạn văn này : « Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã mua bằng giá máu của Con của Người. Phần tôi, tôi biết rằng khi tôi đi rồi, sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em, chúng không tha đoàn chiên. Ngay từ giữa hàng ngũ của anh em sẽ xuất hiện những người giảng dạy những điều sai lạc, hòng lôi cuốn các môn đệ đi theo chúng. »
Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Anh chị em hãy đọc trang tuyệt đẹp này » và « hãy cầu nguyện khi đọc nó, hãy cầu nguyện cho chúng tôi là các giám mục và linh mục » : « Chúng tôi cần đến điều đó là dường nào để trung thành, để trở nên những con người chăm lo cho đoàn chiên và cho chính chúng tôi ». Đức Thánh Cha mong ước rằng con tim của linh mục luôn « hướng đến đoàn chiên » và các linh mục phải sống « nghèo, khiêm nhường, hiền từ, phục vụ dân chúng ».
Linh mục và giám mục cho dân chúng
Làm nổi bật « một tình yêu hỗ tương giữa giám mục, linh mục và dân chúng », Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng « một giám mục không phải là giám mục cho chính mình, ngài là giám mục cho dân chúng ; và một linh mục không phải là linh mục cho chính mình, ngài là linh mục cho dân chúng », cuộc sống của ngài là « để phục vụ », « để làm cho lớn lên ».
Cách cụ thể, linh mục phải « chăm lo », « bảo vệ », làm cho lớn lên » và « canh chừng để cảnh báo khi có sói đến ».
Như thế « một mối tương quan tốt đẹp giữa dân chung và giám mục được thiết lập ». « Một tình yêu thương giữa họ, một tình yêu đích thực » là sự gắn chặt của « tình hiệp nhất » của Giáo Hội.
Mối tương quan của giám mục và linh mục không được thiết lập « trên sự liên đới xã hội », nhưng đó là một tương quan « hiện sinh, bí tích », như được mô trả trong sách Công vụ : « Họ quỳ gối, cầu nguyện và khóc với nhau ».
Hai cám dỗ của người linh mục
Nếu các giám mục và linh mục trước tiên phải « cầu nguyện và rao giảng », thì điều đó không có nghĩa là họ được miễn khỏi tội lỗi. « Chúng ta cũng là những con người và chúng ta là những tội nhân » và « chúng ta bị cám dỗ ».
Dựa vào một chú giải của thánh Augustin về ngôn sứ Êdêkien, Đức Thánh Cha nhận thấy hai cám dỗ lớn nơi người linh mục : « sự giàu sang, vốn có thể trở thành thói hà tiện, và thói hư danh ».
Theo thánh Augustin, « khi giám mục, linh mục, lợi dụng đoàn chiên cho bản thân, thì mối tương quan bị đảo ngược : ngài không còn là linh mục, giám mục cho dân chúng nữa, nhưng là linh mục và giám mục chiếm đoạt dân chúng ».
Trong hai cám dỗ này, hoặc « ngài ăn thịt chiên », ngài lợi dụng để kinh doanh và trở thành kẻ « tham lam hà tiện » hay « kẻ buôn thần bán thánh », hoặc « ngài lợi dụng lông chiên vì hư danh, vì khoe khoang ».
Khi một giám mục hay linh mục đi theo « con đường hư danh » và đánh mất chính mình « trong một đầu óc kiếm chác » hay trong sự khao khát « quyền lực », hoặc khi ngài « chạy theo tiền bạc », thì có một dấu hiệu rõ ràng : « dân chúng không yêu thích ngài ».
Vả lại, linh mục hay giám mục này « gây thiệt hại cho Giáo Hội ». Đức Thánh Cha xin các tín hữu cầu nguyện vì « nếu chúng ta bước đi trên con đường giàu sang, nếu chúng ta bước đi trên con đường hư danh, thì chúng ta trở thành những con sói chứ không phải những mục tử ».
Tý Linh
Theo ZENIT
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS