CHA BERNARD SESBOÜÉ, KHUÔN MẶT LỚN CỦA THẦN HỌC THẾ KỶ XX, ĐÃ QUA ĐỜI
Nhà thần học « cho mọi đối tượng », nguyên giáo sư tại Trung tâm Sèvres, ở Paris, và là thành viên của Nhóm Dombes trong hơn 40 năm, linh mục dòng Tên Bernard Sesboüé đã qua đời hôm 22/9/2021, ở tuổi 92.
Đó là một thần học gia hàng đầu. Không sợ đối diện với những vấn đề hóc búa, cha Sesboüé có nghệ thuật làm cho những vấn đề khó khăn nhất có thể tiếp cận được. Một công việc kiên nhẫn vốn không ngăn trở việc đưa ra những lập trường cương quyết và có lý lẽ trong các cuộc tranh luận xã hội cũng như trong Giáo hội.
Sinh tại La Suze (Sarthe) vào tháng 7/1929, ngài vào nhà tập dòng Tên ở Laval năm 1948, sau khi học ở trường Mans của dòng Tên, rồi tiếp đến bằng cử nhân Văn chương cổ điển tại Sorbonne. Sau những năm triết học và thần học tại Chantilly (1952-1961) và thụ phong linh mục năm 1960, ngài trải qua « năm thứ ba » của mình (năm phân định thiêng liêng trong dòng Tên) ở Paray-le-Monial (Saône-et-Loire), rồi đi Rôma, tại đây ngài bảo vệ luận án tiến sĩ về thánh Basiliô Xêdarê.
Trở lại Pháp, trong vòng 10 năm (1964-1974), ngài dạy Giáo phụ học và Tín lý ở Phân khoa thần học ở Lyon-Fourvière của dòng Tên. Là người kế thừa Henri de Lubac cũng như François Varillon hay Jean Daniélou, ngài đã tìm thấy ngôn ngữ để đối diện với chủ nghĩa vô thần đương đại : « Thiên Chúa là Đấng nhìn nhận chúng ta, quan tâm đến chúng ta, gần gũi chung ta và muốn thông ban cho chúng ta sự sống của Ngài ».
Ngài đã trở thành vị mục tử, cách nào đó, về một nền thần học cho mọi đối tượng. Hiểu biết sâu xa về Giáo phụ học cũng như Giáo hội học, ngài dạy trong hơn 30 năm ở Trung tâm Sèvres, đồng thời xuất bản hay hướng dẫn nhiều tác phẩm học thuật hay nhắm đến một công chúng rộng lớn hơn. Một số tác phẩm của ngài như Croire (Tin) (Droguet & Ardant, 1999), được giới thiệu như là « Dẫn vào đức tin Công giáo cho người nữ và người nam của thế kỷ XXI », L’homme, merveille de Dieu (Con người, kỳ quan của Thiên Chúa, Salvator, 2015), hay bộ bốn cuốn Histoire des dogmes (Lịch sử các tín điều), dưới sự hướng dẫn của ngài.
Là một người làm việc không biết mệt mỏi, ngài đương đầu với nhiều vấn đề trong hơn một nửa thế kỷ dạy học, nghiên cứu và xuất bản. Các cuốn sách của ngài cho thấy điều đó : L’autorité dans l’Eglise (Quyền bính trong Giáo hội), Hors de l’Eglise point de salut (Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ).
« Là một thần học gia có tầm hiểu biết sâu rộng, ngài không bao giở bỏ qua những vấn đề nan giải », cha Michel Fédou, s.j., cho biết. Là thành viên của Ủy ban thần học quốc tế (1981-1985), ngài đã làm việc với ĐHY Joseph Ratzinger (Đức Bênêđíctô XVI tương lai), lúc đó là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Quan tâm đến đối thoại đại kết, từ năm 1967 ngài đã tham gia vào công việc của Nhóm Dombes cho đến năm 2005.
Ưu tư về việc Tây phương bác bỏ Kitô giáo, ngài đã không do dự bắt tay vào thực hiện những tác phẩm tranh cãi hơn, để trả lời, chẳng hạn cho Gérard Mordillat hay Frédéric Lenoir (Christ, Seigneur et Fils de Dieu, DDB, 2010), hay tố giác « những lồng ghép lừa dối » của Dan Brown và cuốn « Da Vinci Code » của ông này : « Có một điều rất nghiêm trọng ở đó : những người Công giáo tốt không biết gì về nguồn gốc của Kitô giáo và cách thức mà đức tin đã được lan truyền ».
Ngài cũng kích thích trí óc sắc sảo này đối với chính thể chế, đặc biệt đối với các thừa tác vụ được giao phó cho giáo dân, mời gọi Giáo hội gan dạ hơn, điều vốn đã không luôn được đánh giá cao bởi các Giám mục. Cha Michel Fédou nhận định : « Đó không phải là sự khiêu khích, nhưng là sự trung thành sâu xa với những gì ngài đã nghĩ, ngài đã rất quan tầu đến những gì mà Giáo hội cần hôm nay ».
« Viết một cuốn sách thần học, đó là đập trứng để làm trứng chiên », cha Sesboüé đã thổ lộ với tính hài hước như thế, một đức tính mà ngài xây dựng đặc biệt trong cộng đoàn. Đối với ngài, việc dạy giáo lý bao hàm một lời phê bình chứ không chỉ dừng lại « ở một bài giáo lý cho trẻ em mà chúng ta nói những gì phải tin ».
Có một lời phát biểu mạnh mẽ, mà ngài đã nói với lòng khiêm tốn vốn cũng là một trong những phẩm chất của thần học gia hay mỉm cười, tỉnh thức và tin tưởng này : « Giáo hội sẽ không bao giờ ngang tầm với Chúa Kitô, cần phải nhìn nhận điều đó. Nhiệm vụ đáng sợ của Giáo hội là trong sáng và trung thành đủ để có thể là chứng nhân luôn luôn khả tín cho Chúa Kitô ».
Thánh lễ an táng của cha Bernard Sesboüé sẽ được cử hành vào ngày thứ Hai 27/9/2021 tại Lille, Pháp.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: các thánh-nhân vật, Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM