CHA JEAN-BAPTISTE ETCHARREN AN NGHỈ BÊN NGƯỜI BẠN THÂN CỦA MÌNH
Cha J.B. Etcharren chắc chắn rất mãn nguyện khi được an nghỉ bên cạnh người bạn thân của ngài là Cha Poncet. Cả hai chịu chức cùng nhau và cùng đến Việt Nam một lần với nhau. Khi nào Cha Etcharren đến Đại Chủng viện Huế để viếng nghĩa trang, chúng tôi đều có cơ hội dẫn ngài đi. Và hai Cha mà Cha Etcharren thường hay nói đến nhất và cũng đặc biệt thăm viếng nhất, đó là cha Poncet và cha Cressonnier.
Dưới đây là đôi nét về hai nhà thừa sai này.
CHA PIERRE PONCET (1932-1968)
Nguyên quán ở làng Arc-et-Senans. Thụ phong linh mục vào tháng 2/1958, ngài được bổ nhiệm đến Huế, Việt Nam. Ngài khởi hành đến Việt Nam cùng với cha Jean-Baptiste Etcharren.
Trước tiên, ngài làm cha sở ở Mai Xá, bên cạnh Đông Hà, trong 2 năm. Vào đầu năm 1964, Cha Poncet được sai đến thiết lập một giáo điểm ở Khe Sanh. Ở đó có khoảng 120 Kitô hữu, ở giữa khoảng 10 000 người miền núi. Tại đây, Cha Poncet, từ năm 1965, được Cha Aimé Mauvais giúp đỡ, đã đối diện với mọi thứ : xây dựng các cơ sở, như trường học, nhà nguyện, nhà cho các nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Đồng thời, nhận thấy sự khốn khổ cùng cực về thể lý của người miền núi – mà ngài đã dần dần học được tiếng địa phương từ họ -, ngài đã chăm sóc thân thể, mua sắm vật dụng và bắt đầu việc tiếp cận tinh thần của những người dũng cảm này, đang tìm kiếm đấng tuyệt đối, nhưng lại bị vướng vào những bí truyền của thuật phù thủy và thuyết vật linh.
Cha Poncet có mặt ở Huế vào ngày 1/2/1968. Tuy nhiên, đêm hôm đó, đêm giao thừa, quân đội Việt cộng đã bao vây thành phố Huế, cũng như các thành phố chính của Nam Việt Nam, mà không có lực lượng Hoa Kỳ náo có thể can thiệp ; lực lượng này sẽ mất ba tuần để lấy lại kinh đô. Ngày 13/2/1968, ngài tháp tùng Cha Cressonnier đến thăm cộng đoàn các nữ tu ở Phủ Cam. Ý thức về sự nguy hiểm, cả hai Cha được tháp tùng bởi một chủ đồn điền ở Khe Sanh, ông Pinarès. Lúc 11 giờ ngày hôm đó, các ngài băng qua sông Phủ Cam và vào làng, lúc đó im ắng đến lạ thường. Lúc đến nhà của cộng đoàn, các ngài nhận thấy các nữ tu đã bỏ hoang. Trên đường trở về, hai Cha và người dân kia đã gặp hai người lạ. Hai người này chất vấn các ngài, nhưng không cản trở bước đi của các ngài. Khi các ngài đến gần sông, thì một loạt súng tiểu liên, được bắn sát gần một bụi cây, phía bên phải các ngài, đã trúng vào trán của Cha Cressonnier và Cha Poncet bị trúng ở bụng, khiến các ngài ngã xuống đất trên máu của mình, đang khi người dân kia, bị thương, đã chạy thoát được và băng qua sông.
Thi thể của hai Cha – đang mặc áo soutane (áo dòng) – vẫn nằm trên đường trong vòng 10 ngày trước khi được đưa về nhà của các cha thừa sai. Cha Poncet lúc đó 36 tuổi, và 10 năm linh mục.
CHA GEORGES MARIE CRESSONNIER (1908-1968)
Cha Cressonnier sinh năm 1908 ở Neuville-sur-Auneuil (Oise). Ngài chịu chức linh mục năm 1934 và khởi hành đến Huế cũng năm đó. Sau khi đã học ngôn ngữ, ngài dạy văn chương ở trường Thiên Hữu năm 1936 trước khi được bổ nhiệm làm giáo sư ở Tiểu Chủng viện An Ninh, rồi ở Đồng Hới. Ngài trở lại Pháp từ năm 1946 đến 1952. Theo yêu cầu của ngài, ngài trở lại huế vào năm 1952, với tư cách là giáo sư ở trường Thiên Hữu. Rồi ngài làm cha sở ở Sao Cát (Quảng Bình), một làng đánh cá rộng lớn, nằm ở phía Bắc của vĩ tuyến 17.
« Hiệp định Genève » tháng 7/1954 cho phép người dân sinh sống ở miền Bắc của vĩ tuyến 17, nếu họ muốn, được đi tỵ nạn ở miền Nam, nên toàn bộ làng đánh cá đã đồng ý « xuống » định cư cùng danh xưng đó tại chân Đèo Hải Vân, ở Lăng Cô. Cha Cressonnier đã tổ chức một mô hình thuộc loại này ở đó : những ngôi nhà rất thẳng hàng, xung quanh trung tâm, được hình thành bởi trường học, trạm y tế và một nhà thờ « kiên cố », chống lại các cuộc tấn công của không lực. Về vấn đề đánh cá, họ phải mua các động cơ diesel với tiền của cha sở (1954-1964).
Vào năm 1966, ngài được giao điều hành « Nhà Cộng đồng » ở Huế. Cuộc tấn công của Việt cộng vào Tết Mậu Thân tháng 2/1968, lúc đó ngài nghĩ có thể tận dụng, ngày 13/2/1968, khi cuộc chiến có vẻ tạm lắng để đi thăm một cộng đoàn nữ tu bị cô lập ở Phủ Cam. Được cha Poncet và một người bạn thường dân tháp tùng, họ nhận thấy ngôi nhà trống không ; nhưng các ngài nghĩ là tốt để mang Mình Thánh Chúa trở lại trong một nhà tạm nhỏ có khóa.
Ngôi làng, có vẻ hoang vắng, lại đang chứa đựng những « tay súng bắn tỉa » đã không ngần ngại bắn chết hai nhà truyền giáo – đang mặc áo soutane – mà thi thể của các ngài nằm trên mặt đất, tắm trong máu của mình (ngày 13/2/1968). Cha Cressonnier lúc đó 60 tuổi.
Tý Linh
(nguồn: http://belleindochine.free.fr/HueCimetiereDesMissionnaires.htm )
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- BÀI HÁT: CÚI LẠY CHÚA TÔI
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM
- CÁI CHẾT CỦA CHA FELIX WILFRED, “MỘT MẤT MÁT LỚN LAO CHO NỀN THẦN HỌC CHÂU Á”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 1
- CẦU NGUYỆN VÀ BÓNG ĐÁ, BÍ QUYẾT CỦA NỮ TU INAH CANABARRO LUCAS, NGƯỜI LỚN TUỔI NHẤT THẾ GIỚI
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: MANG ÁNH SÁNG TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG CỦA CHÚA CHO THẾ GIỚI
- NỮ TU SIMONA BRAMBILLA TRỞ THÀNH NỮ TỔNG TRƯỞNG ĐẦU TIÊN TẠI VATICAN
- ĐHY FILIPE NERI FERRÃO, TÂN CHỦ TỊCH CỦA FABC
- MỞ CỬA THÁNH CỦA VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHAOLÔ NGOẠI THÀNH: NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO NĂM THÁNH
- ĐCV HUẾ: HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG NGÀY ĐẦU NĂM MỚI 2025