CHA JEAN-JACQUES OLIER, BẬC THẦY CẦU NGUYỆN
Bài tham luận của cha Gilles Chaillot, p.s.s., tại Học viện Công giáo Paris, tháng 11 năm 2008, nhân cuộc hội thảo về cha Olier, đấng sáng lập Hội Linh Mục Xuân Bích, dịp kỷ niệm 400 năm sinh nhật của ngài.
CHA JEAN-JACQUES OLIER, BẬC THẦY CẦU NGUYỆN
Dẫn nhập
Thay cho phần mở đầu của bài tham luận của tôi về Cha Jean-Jacques Olier, bậc thầy cầu nguyện, trước hết, tôi xin nói rõ các nguồn mà tôi tham khảo. Dĩ nhiên, dù hoàn toàn nhờ đến, nếu có, các chỉ dẫn do những người viết tiểu sử của ngài cung cấp, tôi vẫn sẽ đặc biệt dựa vào các bản văn nơi mà chính vị sáng lập Chủng Viện và Hội Xuân Bích đã để lại cho chúng tôi chứng từ về kinh nghiệm và linh đạo của ngài về việc cầu nguyện. Khi nói điều đó, hiển nhiên tôi nghĩ đến giáo huấn về vấn đề này mà đặc biệt nằm trong hai tiểu phẩm mà ngài cho xuất bản trong những năm cuối của cuộc sống ngắn ngủi của ngài : nhất là cuốn Giáo lý kitô giáo về đời sống nội tâm, được xuất bản vào năm 1656, nhưng còn cuốn Dẫn vào đời sống và các nhân đức kitô giáo nữa, được xuất bản vào năm 1657. Nhưng tôi còn nghĩ sâu rộng hơn đến nhiều bài viết khác của cha Olier mà ngài đã đề cập đến chủ đề này, không chỉ trong các thư từ linh hướng của ngài, nhưng còn trong các ghi chép tự thuật khác nhau chưa hề được xuất bản, được bảo tồn ở Văn khố của Hội Xuân Bích, và nhất là những gì mà chúng tôi gọi là Hồi Ký của ngài, Nhật Ký cá nhân mà ngài đã gìn giữ từ năm 1642 đến 1652 theo ý của cha Bataille, thuộc dòng Biển Đức ở đan viện Saint Germain des Prés, mà ngài là con linh hướng. Nói cách khác, trong chừng mực có thể, tôi sẽ cố gắng nhường lời lại cho ngài – cho dầu chính tôi trao cho ngài lời đó !
Như thế, để thử đặt quý vị cách trực tiếp liên lạc với bậc thầy cầu nguyện mà ngài đã là từ thời của ngài và có thể, theo tôi nghĩ, vẫn còn ngày nay đối với những ai chọn lựa bước theo trường học của ngài, tôi xin đề nghị xúc tiến qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất nhằm cho thấy làm thế nào linh đạo của ngài về việc cầu nguyện – về đời sống cầu nguyện – cắm rễ liên lỉ vào kinh nghiệm bản thân mà ngài đã thực hiện trong suốt hành trình kitô hữu và linh mục của ngài. Giai đoạn thứ hai nhằm nêu bật cách thức mà, qua việc suy niệm thiêng liêng ngài đã rút ra, ngài đã đi đến chỗ đặt chỗ đứng và vài trò của việc cầu nguyện ở trung tâm của quan niệm tổng thể của ngài về đời sống kitô hữu đích thực. Giai đoạn thứ ba nhằm thu lượm những yếu tố chính yếu của đường lối sư phạm tu đức mà ngài đã dùng để vận dụng nhằm hướng dẫn các thụ nhân từ thừa tác vụ của ngài vào việc thực hành chủ yếu này.
- Kinh nghiệm bản thân của cha Jean-Jacques Olier Đời về đời sống cầu nguyện
Không muốn vạch lại đây tất cả tiểu sử của cha Jean-Jacques Olier, nhưng tôi thấy cần thiết nhắc lại hai biến cố mà, trong hình trình thiêng liêng của ngài – từ lúc khai sinh của ngài vào năm 1608 (cách năm này là đúng 400 năm) cho đến lúc ngài đến làm cha sở ở giáo xứ Saint-Sulpice vào năm 1642 – , đã đóng một vai trò quyết định biến đổi ngài thành bậc thầy cầu nguyện lúc bấy giờ. Tôi muốn nói đến cuộc hoán cải kép – chúng ta sẽ thấy, chính ngài dùng từ hoán cải này – mà ngài đã biết đến.
Được sinh ra trong một gia đình đông con thuộc về xã hội Công giáo quyền quý ở Paris – cha của ngài là cố vấn ở Nghị viện – , chắc chắn Jean-Jacques đã được huấn luyện lòng sùng đạo rất sớm, tức là, thực ra, những thực hành tôn giáo bên ngoài. Một tôn giáo, nói thực ra là khá « trần tục ». Quả thế, do bận tâm lo lắng đảm bảo, về mặt vật chất, tương lai của đứa con thứ tư trong tám người con của mình, cha mẹ của ngài đã quyết định cho ngài làm « nghề giáo sĩ ». Với mong chờ rằng, khi đã trở thành linh mục, ngài sẽ vào làm tuyên úy ở Triều đình và, nếu có thể thì một ngày nào đó trở thành giám mục, cha mẹ ngài đã cho làm lễ cắt tóc cho ngài từ lúc ngài lên 12 tuổi : như thế ngài đã có thể hưởng lợi những thu nhập của một số « bổng lộc » giáo sĩ béo bở mà ngài đạt được từ đặc ân của vua Louis XIII mà chúng được cấp cho ngài bằng « commande[1] ». Hoàn toàn ngay lành bước vào trong những quan niệm của gia đình, chàng thanh niên Jean-Jacques, trong suốt những năm 1627-1630, là một trong nhiều « tu viện trưởng trần tục » của thủ đô, thường xuyên lui tới những quán rượu của ngoại ô Saint-Germain cũng như những lớp thần học ở Sorbonne !
Chỉ vào năm 1630, lúc ngài 22 tuổi, mà ngài mới biết cách tàn nhẫn những gì mà chính ngài, trong Nhật Ký của năm 1642, sẽ gọi là cuộc hoán cải đầu tiên (đó là từ mà ngài dùng !) của đời sống tồi tệ của tôi. Khi đến Rôma, nơi ngài đã từng đến hoàn thiện việc học hành của ngài nhưng chắc chắn cũng để thắt nối những quan hệ hữu ích cho sự nghiệp giáo sĩ tương lai của mình, ngài đã mắc phải chứng viêm mắt nghiêm trọng có thể làm nguy hại nó bằng cách làm cho ngài mù lòa. Bởi thế, ngài đã đi bộ hành hương đến linh địa Đức Bà Lorette ở Ý để xin Đức Trinh Nữ Maria chữa lành. Chính ở đó, lúc ngài đến Santa Casa, mà đã xảy ra một biến cố thiêng liêng bất ngờ : bằng một kiểu như lật ngược nội tâm bất thình lình, vị tu viện trưởng trẻ của chúng ta đã có như là một mạc khải đột nhiên về sự nghiêm chỉnh của đời sống kitô hữu đích thực : không còn chỉ tuân giữ một số thực hành đạo đức bên ngoài, mà ngài đã bằng lòng cho đến lúc đó, nhưng là tiếng gọi dấn thân bằng cả con người của mình trên con đường nên thánh của Tin Mừng. Những gì mà ngài sẽ diễn tả trong Nhật Ký năm 1642 là Đức Thánh Trinh Nữ đã không chỉ ban cho ngài, hầu như là cách huyền diệu, sự chữa lành đôi mắt thân xác, nhưng nhất là sự chữa lành đôi mắt tâm hồn, mà đã rất cần thiết hơn cho tôi nhiều.
Thế nhưng, khi nhớ đến như thế những gì mà ngài gọi là cú mạnh bạo nhất của sự hoán cải của tôi, cách có ý nghĩa, ngài nhấn mạnh rằng sự hoán cải này đã được thể hiện ngay bằng một ước muốn cầu nguyện mãnh liệt. Ngài nhớ lại là theo lời cầu xin của mình, ngài đã trải qua suốt đêm cầu nguyện với Chúa trong ngôi Nhà nguyện thánh thiêng Lorette. Thay vì đọc, ra sao thì ra, những công thức làm sẵn được học từ hồi nhỏ, con người hoán cải này của chúng ta bắt đầu có kinh nghiệm quyết định về sự lòng kề lòng lâu dài và thinh lặng với vị Thầy nội tâm… kinh nghiệm về việc cầu nguyện mà từ đó ngài không ngừng trung thành. Ngài ghi chú xa hơn một chút trong Nhật Ký của mình : Tôi có thể thú nhận rằng từ lúc ơn gọi của tôi đến với Chúa từ nội tâm ở Lorette tôi đã không thể gắn bó hay thích thú nơi điều gì khác hơn là nói chuyện với Chúa. Trở lại Paris, rõ ràng quyết định cắt đứt với đời sống « trần tục » của mình, lần đầu tiên con người hoán cải này của chúng ta đã tự vấn cách cá nhân về tương lai của mình, không còn bằng lời lẽ nghề nghiệp nữa nhưng là ơn gọi thần linh : để vươn đến sự thánh thiện của Tin Mừng mà ngài cuối cùng vừa thấy mình được hướng đến đó bởi ân sủng của phép Rửa, tới bậc sống nào mà Thiên Chúa kêu gọi ngài ?
Sau một thời gian do dự – phải chăng ngài có ơn gọi sống đời đan tu tĩnh lặng của dòng Chartreuse mà, khi còn là niên thiếu, đôi lần ngài đã ấp ủ giấc mơ ? hay là ơn gọi sống thừa tác vụ tông đồ linh mục mà ngài đã được người ta hướng đến ? – , cuối cùng trong lời cầu nguyện và với sự trợ giúp của Vincent de Paul mà ngài đã chọn làm linh hướng, Jean-Jacques Olier cuối cùng phân định, như ngài đã ghi chú trong Nhật Ký của mình, rằng chính Thiên Chúa kêu gọi ngài vào hàng giáo sĩ của Giáo Hội của Người. Không phải để làm nghề ở đó, nhưng để làm chiếu sáng tinh thần linh mục đích thực, nhằm phục vụ cuộc cải cách thiêng liêng các dân của vương quốc. Được thụ phong linh mục vào năm 1633, ngài đã dấn thân ngay – dù thiệt thòi cho gia đình của ngài – vào cuộc mạo hiểm của các công cuộc truyền giáo cho dân chúng cho đến trong các làng quê xa xôi nhất, với một nhóm nhỏ các bạn trẻ và những đồ đệ nhiệt thành của cha Vincent de Paul và của cha Condren, mà ngài đã không chậm trễ trở thành con linh hướng của ngài vào năm 1635.
Chính cha Condren sẽ sớm kín đáo đặt ngài trên con đường của cuộc hoán cải thứ hai, cuối cùng còn quyết định hơn nữa cuộc hoán cải của năm 1630. Quả thế, trong những năm đầu tiên của sứ vụ tông đồ truyền giáo của ngài, mọi sự dường như thánh công đối với cha Olier. Được cưu mang bởi sự nhiệt thành của người hoán cải, không chỉ ngài đạt kết quả tốt với tư cách là nhà giảng thuyết và là cha giải tội, – ngài nhanh chóng trở nên vị lãnh đạo của nhóm những người bạn đồng hành của ngài -, nhưng trong đời sống cầu nguyện của bản thân mình, ngài được ban cho nhiều ân sủng rõ rệt. Thế nhưng sự hoan hỉ như thế không phải là không có nguy cơ : cha Condren đã nhanh chóng sáng suốt cảm thấy điều đó. Bởi thế đối với cuộc tĩnh tâm thinh lặng mà con linh hướng của ngài đang còn lo lắng giữa hai chuyến đi truyền giáo, vào năm 1636, cha Condren đã cho ngài chỉ một lời khuyên là hãy buông mình hơn cho Chúa Thánh Thần. Và, đoán biết cám dỗ đang rình rập ngài nhượng bộ cho ảo tưởng, bằng cách quá cậy dựa vừa vào sự sốt sắng cảm tính của ngài trong việc cầu nguyện, vừa vào sự quảng đại của ngài trong hành động, cha Condren đã khôn ngoan khuyên ngài xây dựng mối tương quan của ngài với Chúa Kitô trên đức tin và, nhờ Chúa Thánh Thần – Chúa Thánh Thần ! -, kết hợp tất cả việc làm của ngài với những việc của Người.
Vào lúc đó, có lẽ cho dầu cha Olier không nắm bắt được tất cả tầm quan trọng của lời cảnh báo này của cha Condren, nhưng ngài đã không quên điều đó và, khi tường thuật trong Nhật Ký năm 1642 của ngài, ngài đã ghi chú rằng ít ra từ lúc đó, ngài đã có thói quen « nghiền ngẫm » hằng ngày, trong lời cầu nguyện, câu thánh vịnh 50 : « Lạy Thiên Chúa, xin tạo nơi con một tâm hồn trong trắng và đổi mới tinh thần cho con kiên trung » : ngài viết : Tôi đã luôn cầu xin Thánh Thần. Có thể nghĩ rằng đó là một lời cầu nguyện đã giúp ngài băng qua thử thách tâm lý đau thương mà ngài sớm phải biết đến và thậm chí đặt nó trên con đường khám phá dần dần ý nghĩa thiêng liêng quyết định của nó. Quả thế, từ mùa thu 1639 đến lễ Phục Sinh 1641, cha Olier đã đương đầu với một thứ trải qua trống rỗng kinh khủng, mà ngài tường thuật dài dòng trong Nhật Ký của ngài. Tiếp theo những an ủi cảm giác, rất thường gặp cho đến lúc đó trong việc cầu nguyện của ngài, là một sự khô khan ghê sợ : như ngài viết, trời khô hạn gay gắt mà ngài vấp phải trong đời sống cầu nguyện đã dẫn ngài đến chỗ nghĩ rằng Thiên Chúa đã bỏ rơi ngài, thậm chí cả thử thách ngài. Sự hoan hỉ tông đồ của những năm đầu tiên nhường chỗ cho một cảm tưởng thất bại hầu như thường xuyên : thay vì sự tiến bộ nơi các tâm hồn mà ngài cho đến lúc đó rất thường là chứng nhân đáng thán phục trong thừa tác vụ của ngài, tác vụ này bây giờ đối với ngài xem ra chẳng mang lại hoa trái nào.
Trong sự hoàn toàn « tuyệt vọng », con người hoạt bát truyền giáo này của chúng ta đã đau đớn cảm nghiệm sự hoàn toàn như bất lực nhân loại của mình. Nhưng bất chấp tất cả, ngài vẫn giữ được sự kiên trì vừa trong đời sống cầu nguyện vừa trong hoạt động tông đồ, nơi mà thái độ nội tâm của ngài được biến đổi dần dần, cho đến lễ Phục Sinh 1641 đánh dấu sự chấm dứt thử thách của ngài. Cuộc thử thách mà cha Olier đã khám phá được tầm quan trọng thiêng liêng đích thực khi ngài ghi lại nó trong Nhật Ký năm 1642 của mình : đó là cuộc hoán cải lần thứ hai. Cuộc hoán cải phục sinh mà kêu gọi ngài, như chính ngài đã ghi nhận, từ nay xây dựng đời sống nội tâm của ngài, không còn trên cát di động của những tình cảm – những sở thích và những ánh sáng cảm giác, mà ngài thú nhận đã quá chuộng trong quá khứ -, nhưng trên đá đức tin vững chắc, duy nhất có thể đảm bảo cho chúng ta được Thiên Chúa yêu thương trong sự khô khan cũng như trong những an ủi. Cuộc hoán cải phục sinh mà mời gọi ngài chuyển đi, nơi hành động của ngài, từ việc cậy dựa vào những gì ngài cho là công trạng của riêng mình đến sự phó thác khiêm tốn và tin tưởng vào sự hướng dẫn tối cao của Thánh Thần tông đồ. Từ cuộc hoán cải thứ hai này, cuối cùng cha Olier đích thân rút ra bài học quyết định, mà gần đây được Cha Condren gợi ý, bằng cách khẳng định trong Nhật Ký 1642 : Để cho Thánh Thần của Thiên Chúa hành động và không đặt ra cản trở gì, chính đó là điều duy nhất mà chúng ta cần phải làm. Từ nay, buông mình cho Chúa Thánh Thần sẽ là khẩu hiệu của ngài.
Chính viễn ảnh này mang lại cho việc cầu nguyện vị trí chọn lựa mà cha Olier dành cho mình hơn bao giờ hết, vừa trong hành trình cá nhân của mình, vừa trong hoạt động canh tân, dành cho giáo xứ Saint-Sulpice mà ngài trở thành cha sở, dành cho chủng viện mà ngài hướng dẫn và cho người đứng đầu của Hội bé nhỏ các đồ đệ của ngài. Xác tín rằng ơn gọi của Hội này là ra sức đạt tới việc canh tân dân chúng bằng việc thánh hóa hàng giáo sĩ, ngài ghi lại trong Nhật Ký năm 1645 của ngài tiếng gọi cá nhân của Chúa Kitô mà ngài tin là nhận ra trong suốt buổi cầu nguyện ban sáng của ngài : Cha muốn rằng con sống trong sự chiêm niệm thường hằng để mang nó ở trong chức linh mục. Thực ra, sống chiêm niệm nằm ở chính trung tâm của hoạt động tông đồ tràn trề của những năm 1642-1652 của mình, ngài dành trọn một giờ ban sáng và ban chiều cho việc thinh lặng cầu nguyện ; nhờ đó, ngài còn thổ lộ cho cha Bataille, vị linh hướng của ngài, biết là, đôi khi ngài thường kết hiệp trong tâm hồn với Thiên Chúa suốt cả ngày, với cảm giác như là được Chúa Thánh Thần nắm tay dẫn dắt trong thừa tác vụ của ngài. Kinh nghiệm hoán cải của bản thân ngài do đó mang lại cho cha Olier sự xác tín mà ngài khẳng định trong Nhật Ký rằng nguyên nhân duy nhất của việc ít sinh hoa trái và ít tiến bộ nơi các tâm hồn kitô hữu là do bởi sự kiện rằng đời sống cầu nguyện hiện vẫn còn rất hiếm hoi trong Giáo Hội. Làm thế nào ngài đi đến chỗ đặt đời sống cầu nguyện trong suy tư linh đạo của mình ?
- Vị trí của cầu nguyện trong linh đạo của cha Olier
Trong cuốn Giáo lý kitô giáo về đời sống nội tâm, được xuất bản một năm trước khi ngài qua đời, cha Olier không do dự khẳng định rằng : Người ta không thể nói đủ về việc cầu nguyện bởi vì nó là hoạt động quan trọng nhất của tất cả đời sống kitô hữu. Và còn nữa, ngài trình bày nó như là phương thế duy nhất hữu ích đạt tới đời sống nội tâm, nghĩa là tới một cuộc sống thật sự kitô hữu. Rõ ràng được bén rễ sâu trong kinh nghiệm bản thân của ngài, những khẳng định như thế cần được hiểu đúng. Để làm sáng tỏ ý nghĩa của chúng, bây giờ tôi xin nêu bật cách thức mà việc cầu nguyện được ngài đặt ở trung tâm quan niệm của ngài – hoàn toàn thuộc trường phái Bérulle – về linh đạo : một linh đạo, cần phải nhắc điều đó, mà, nếu nó được áp dụng cho các linh mục cách đặc biệt, là linh đạo mà ân sủng phép Rửa kêu gọi mọi kitô hữu đến đó.
2.1. Đối với vị đồ đệ của Hồng y Bérulle và của cha Condren, rõ ràng điều làm nên đặc điểm của sự hoàn thiện Tin Mừng mà mọi người chịu phép Rửa đều phải tìm kiếm – huồng hồ là mọi linh mục thực sự – đó là sự hiệp thông cá nhân với chính đời sống của Chúa Kitô. Và nếu đề tài bắt chước Chúa Giêsu không hiển nhiên vắng mặt trong viễn ảnh của mình, thì cha Olier cho thấy rõ ràng thích dùng từ ngữ hiệp thông hơn. Quả thế, đối với ngài cũng như đối với các vị thầy của ngài, chính nơi ân huệ đầu tiên của việc tham dự nội tâm đích thực vào mầu nhiệm của Chúa Kitô, mà Thánh Thần trong phép Rửa là nguồn mạch sống động thường hằng của nó, mà lời kêu gọi mọi kitô hữu bắt chước Ngôi Lời nhập thể được đặt nền tàng, đến độ trở nên, theo lối diễn tả cá nhân mạnh mẽ của ngài, một Chúa Giêsu Kitô sống động trên trần gian hôm nay ! Khi cha Olier, cũng như tất cả các bậc thầy tu đức của trường phái Bérulle, nói về đời sống nội tâm để chỉ cuộc sống của người kitô hữu đích thực, thì đó chính là sự hiệp thông sâu xa này với Chúa Kitô mà như là định nghĩa của nó.
Ở đây, chỉ cần đưa ra hai bằng chứng hùng hồn trong số những bằng chứng khác về điều đó thì cũng đủ. Bằng chứng đầu tiên nằm ở khoản khởi đầu của tập Pietas seminarii – kiểu Tập chỉ nam thiêng liêng này được viết bởi chính bàn tay của cha Olier cho chủng viện Saint-Sulpice. Cho các ứng viên linh mục được huấn luyện ở đó và cho các nhà giáo dục của họ, cha sáng lập bắt đầu bằng việc đưa ra quy luật này : Sống hết mình cho Thiên Chúa trong Chúa Kitô Giêsu, đến độ cái sâu thẳm bên trong của Con của Người thấm nhập vào tận sâu thẳm tâm hồn chúng ta và cho phép mỗi người nói với thánh Phaolô (Gal 2, 20) : « Không còn là tôi sống nữa, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi ». Một mặt, tôi mượn phần thứ hai ở Nhật ký cá nhân của ngài mà ngài viết rằng tất cả những người chịu phép Rửa mà đã lãnh nhận Thánh Thể đều là những bí tích sống động của Chúa Giêsu Kitô, mặt khác, ở việc mô tả mà ngài đưa ra ở nơi khác, trong những ghi chép tự thuật của ngài : Tĩnh lặng nội tâm trong Chúa Kitô, sống cuộc sống của mình dưới tác hoạt động ban sự sống của Thánh Thần của Ngài, với tư cách là những kitô hữu đích thực, họ sẽ sống trong Chúa Kitô hơn là trong chính mình và, trong mọi sự, chính những mẫu gương của các nhân đức và lối sống của Ngài mà họ sẽ biểu lộ. Nói cách khác, việc họ bắt chước Chúa Giêsu sẽ là hoa trái của sự hiệp thông của họ với mầu nhiệm của Ngài.
2.2. Nguồn mạch của sự hiệp thông nội tâm như thế với đời sống và chính con người của Chúa Kitô, cha Olier, cũng như những vị ngang vế với ngài trong trường phái Bérulle, mời gọi tìm thấy nó và múc lấy ở đó trong các bí tích khai tâm Kitô giáo. Bởi thế, trong giáo huấn mục vụ cũng như trong suy niệm thiêng liêng của bản thân ngài – nhiều trang trong Nhật Ký của ngài làm chứng điều đó – ngài không ngừng trở lại với ân sủng của bí tích Rửa tội, của bí tích Thêm Sức và bí tích Thánh Thể. Ngài viết thật đẹp : bí tích Rửa tội nơi Thánh Thần tô vẽ cho chúng ta tự bên trong những nét của Chúa chúng ta bằng cách sinh chúng ta vào cuộc sống của Ngài như là những người con bé nhỏ. Bí tích Thêm Sức mà, bằng một ân huệ mới, mạnh mẽ hơn, của cũng chính Thánh Thần này của Chúa Giêsu, cho phép chúng ta đạt tới tuổi trưởng thành trong đức tin. Sau hết và đặc biệt, cha Olier viết, bí tích Thánh Thể nơi chính Chúa Kitô phục sinh đến trong chúng ta để biến đổi chúng ta hoàn toàn ở trong Ngài và hành động, nhờ Thánh Thần của Ngài, trong con người của Ngài vì vinh quang của Thiên Chúa. Tóm lại, khi nhìn thấy như thế nơi những con người hiệp thông những bí tích sống động đích thực của Chúa Giêsu Kitô, trở nên có thể mang Ngài khắp nơi trên thế giới, ngài đã báo trước giáo hội học bí tích của Vatican II, theo cách của ngài.
Chính trong sự hiệp thông với Bí tích rất thánh của bàn thờ mà, đối với cha Olier, được định vị như là trung tâm (foyer) của tất cả đời sống nội tâm của các kitô hữu, tông đồ cũng như là thiêng liêng. Một trung tâm mà phải tỏa sáng trong tất cả cuộc sống thường nhật của họ. Bởi thế, chính ở đó mà, trong linh đạo của cha Olier, việc thực hành cầu nguyện hệ tại và có ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Trong phần thứ hai của cuốn Giáo lý kitô giáo, hoàn toàn được dành cho việc cầu nguyện như là một phương tiện chính yếu để thủ đắc và bảo toàn tinh thần kitô hữu, mà ngài đã bàn đến trong phần thứ nhất, cha Olier, sau khi đã nói về thánh lễ, đã đề cập đến vấn đề bằng cách báo hiệu cho người học giáo lý : Tôi sắp cho anh chị em biết một bí mật tuyệt hảo : Thiên Chúa đã ban cho chúng ta Con của Ngài để cư ngụ trong chúng ta, không chỉ trong thời gian mà chúng ta hiệp thông với mình và máu của Người, nhưng còn trong mọi giây phút của cuộc sống của chúng ta. Quả thế, đặt nền tảng trên lời khẳng định của thánh Phaolô (x. Êph 3, 17) : « Chúa Giêsu cư ngụ trong anh em nhờ đức tin », – chân lý mà ngài đã cảm nghiệm cách cá nhân như là mạc khải vào dịp tĩnh tâm vào năm 1636 của ngài -, ngài nhìn thấy trong việc thực thi đức tin này trong tâm nguyện (prière mentale) phương tiện ưu thế hiệp thông không ngừng, trong Thánh Thần, với ân sủng của Chúa chúng ta được lãnh nhận tròn đầy trong suốt cử hành thánh lễ.
Đặt việc cầu nguyện như thế trong sự nối dài của việc hiệp lễ bí tích (communion sacramentelle), cha Olier, trong một khảo luận chưa hề được xuất bản về Các Mầu nhiệm của Chúa chúng ta, đã đưa ra định nghĩa về điều đó : Nó (cầu nguyện) là việc hiệp lễ thiêng liêng (communion spirituelle) với Chúa Giêsu-Kitô, Con của Thiên Chúa nơi mà người Con này hiến mình cho linh hồn như là Đức Phu Quân và, do đó, với tất cả những ân huệ và sự phong phú của Ngài. Cha giải thích : Như thế linh hồn, qua việc cầu nguyện, tìm thấy sự dồi dào phong phú của Thánh Thần và của những ân huệ mà nó đã lãnh nhận qua các bí tích […] và, vì nó có thể không ngừng cầu nguyện, nó có thể liên lỉ hiệp thông với Chúa Giêsu-Kitô. Ngài viết tiếp, trong chừng mực này, việc cầu nguyện là phương tiện duy nhất hữu ích để đạt tới đời sống nội tâm, tất cả các phương tiện khác chỉ có sức mạnh bao lâu linh hồn hiện diện trước nhan Thiên Chúa và Thánh Thần hiện diện nơi linh hồn. Chỉ có đẹp lòng đối với Thiên Chúa những gì được thực hiện bằng sự kết hiệp thân mật này với Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng là sự cầu nguyện vĩnh hằng. Rõ ràng được gợi hứng bởi kinh nghiệm hoán cải của riêng mình, kinh nghiệm mà đã đưa ngài đến chỗ buông mình cho Chúa Thánh Thần, sự xác tín này cho phép hiểu ý nghĩa đích thực mà cha Olier mang lại cho những gì mà ngài sẽ không do dự khẳng định trong cuốn Giáo lý kitô giáo vào năm 1656 : Người ta không thể nói đủ về việc cầu nguyện bởi vì nó là hoạt động quan trọng nhất của tất cả đời sống kitô hữu.
- Sư phạm của cha Olier về việc cầu nguyện
Là « bậc thầy cầu nguyện » đích thực, chứ không chỉ là lý thuyết gia về vấn đề này, cha Jean-Jacques Olier không bằng lòng nói rất thường xuyên như thế về việc cầu nguyện : ngài luôn thực hiện điều đó với ưu tư sư phạm giúp các kitô hữu thực hành nó. Lối sư phạm này của cha Olier đối với tôi dường như có đặc điểm vừa bởi những gì tôi sẽ gọi là tham vọng của ngài, – tham vọng về cùng đích mà nó hướng đến -, vừa bởi óc thực tế của ngài, – óc thực tế về phương tiện mà nó đề nghị để vươn đến đó cách hữu hiệu. Mục đích mà cha sáng lập Hội Xuân Bích mời gọi tất cả các kitô hữu tìm kiếm, đó là không gì – tham vọng là thế – hơn là sống toàn thể của cuộc sống thường nhật của họ trong tinh thần cầu nguyện, như ngài nói, tức là vươn đến một tình trạng cầu nguyện thường hằng đích thực. Nhưng nhờ kinh nghiệm, ngài biết rằng phương tiện tốt nhất để đạt tới một đời sống kết hiệp với Thiên Chúa thường ngày đích thực như thế hệ tại ở những gì ngài gọi – óc hiện thực là thế – chính việc thực thi và sự chuyên cần của việc cầu nguyện được thực hành hằng ngày.
3.1. Chú giải lệnh truyền của Tin Mừng được thánh Phaolô nối tiếp (1Th 5, 17) « Các con hãy cầu nguyện không ngừng », cha Olier đã giải thích điều đó cách có ý nghĩa như vậy : Cách thức cầu nguyện thánh thiện và hữu ích của các kitô hữu […] không hệ tại nơi điều gì khác hơn là thực thi tất cả công việc của mình trong tinh thần cầu nguyện. Quả thế, ngài giải thích, chính ở điểm này mà tất cả sự hoàn thiện hệ tại : làm mọi công việc cho vinh quang của Thiên Chúa trong Chúa của chúng ta. Đó là những gì mà thánh Phaolô (Rm 6, 11) kêu gọi « sống cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu-Kitô ». Nói cách khác, nó hệ tại việc theo đuổi liên lỉ sự thánh thiện của Tin Mừng, sự thánh thiện của tình yêu hay, như cha Olier nói rõ, của đức ái được ban cho chúng ta bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Bởi thế, đó không phải là một sự ngẫu nhiên nếu, trong Ghi chép tự thuật quan trọng về việc cầu nguyện được định ra cho các đồ đệ, các nhà giáo dục ở chủng viện Saint-Sulpice, tất cả phần đầu tiên đều được dành cho cứu cánh này của đời sống cầu nguyện, mà không bao giờ được sao lãng.
Nói về việc thờ phượng của các kitô hữu, trong chiều kích kép của nó, chiêm niệm và tông đồ, cha Olier trước tiên nhắc lại rằng nó không gì khác hơn là một đời sống yêu thương, đời sống của Chúa Thánh Thần của Chúa Giêsu nơi mọi người chịu phép Rửa. Và ngài đã viết trong Ghi chú này : Chính đức ái thánh thiện đã mở đôi mắt chiêm niệm cho tất cả các tín hữu tôi tá của Thiên Chúa để yêu mến Ngài thỏa thích và để ca ngợi và tôn thờ những vẻ đẹp tuyệt diệu của Ngài […] Chính nó đánh động đôi bàn tay của tất cả các thừa tác viện của Thiên Chúa đang thực hiện thiện ích thiêng liêng và trần thế của Giáo Hội. Bởi thế, ngài nói, chính nơi nó mà mọi kitô hữu được kêu gọi sinh ra, tăng trưởng và, cuối cùng, hoàn tất. Trả lời cho câu hỏi ngài đặt ra khi đó – nhưng tìm thấy sự sinh ra, sự tiến bộ và sự hoàn tất của tình yêu Tin Mừng ở đâu ? – cha Olier đáp : Đức ái sinh ra trong lòng của việc cầu nguyện, đức ái được lớn lên trên đôi cánh tay, cũng chính đức ái này được hoàn tất và hoàn thiện dưới bóng và sự dẫn dắt của đời sống cầu nguyện thánh thiện. Quả thế, như ngài đã viết ở nơi khác trong những ghi chép cá nhân của mình, việc cầu nguyện này không chỉ lôi kéo Thiên Chúa đến trong chúng ta và giữ chúng ta trước sự hiện diện vĩnh hằng của Ngài, nhưng nó còn biến đổi chúng ta trong Ngài cách dần dần dưới tác động của Thánh Thần. Nhờ đó, khi gợi lại lời cầu xin của các môn đệ với Chúa Giêsu trong Tin Mừng (Lc 11, 1 : « Thưa Thầy, xin dạy cho chúng con cầu nguyện »), cha Olier khẳng định : Đó hầu như là lời cầu xin độc nhất mà Ngài thực hiện đối với Thiên Chúa, trao ban cho chúng ta ân huệ cầu nguyện thánh thiện của Ngài, vì trong Ngài người ta có tất cả.
3.2. Thế nhưng, việc đón nhận một ân sủng như thế, – nguồn mạch ưu thế của một cuộc sống hoàn toàn được thẩm thấu bởi đức ái Tin Mừng -, diễn ra cách cụ thể, cha sáng lập Hội Xuân Bích đã thực thi điều đó và không ngừng kinh nghiệm điều đó cách cá nhân, bằng việc thực hành việc cầu nguyện được thực hiện thường ngày cách chuyên cần. Bởi thế, ngài khẳng định rằng đó là phương tiện tốt nhất mang lại lối vào cho việc cầu nguyện tốt nhất, bằng cách cho phép các kitô hữu sống không ngừng mọi hoạt động trong tinh thần cầu nguyện, nói cách khác, theo lý tưởng được đề nghị trong tập Pietas seminarii, sống hết mình cho Thiên Chúa trong Chúa Kitô Giêsu, theo mẫu gương của thánh Phaolô. Vì điều đó, cha Olier đã mời gọi tất cả các thành viên của chủng viện Xuân Bích dành một thời gian đáng kể cho việc thực thi tâm nguyện, ít ra hai lần một ngày. Và đối với các nhà giáo dục ngài khuyên làm việc chuyên cần để xúc tiến việc thực hành điều đó nơi các giáo sĩ đang được huấn luyện : ngài nói rõ, nó hệ tại không chỉ là cho họ thấy sự tuyệt hảo và sự cần thiết của việc thực thi thánh thiện cầu nguyện thường ngày này, nhưng còn khai mở cho họ cách cụ thể đến chỗ thực hành nó cách nhẹ nhàng.
Quả thế, với tư cách là nhà sư phạm tài giỏi, chính cha Olier không bằng lòng chỉ khuyên một thực hành như thế : cho tất cả những ai đang tập ở đó, và nhất là những người buôn bán, các giáo dân và các nữ tu cũng như là các giáo sĩ và linh mục, ngài tìm cách gợi ý những yếu tố của một phương pháp nhỏ bé có thể trợ giúp họ. Làm như thế, cần phải ghi nhận điều này, ngài giữ mình khỏi lẫn lộn cứu cánh và các phương tiện. Ở phần đầu của cuốn Dẫn vào đời sống và các nhân đức kitô giáo, trước khi cho các độc giả của ngài một ví dụ về cách thức tiến hành mà ngài sẽ gợi ý, ngài cẩn thận nhắc cho họ rằng chính đích thân Thánh Thần của Thiên Chúa sẽ dẫn dắt các con cái của Ngài trong việc cầu nguyện và vì thế đối với những người này điều cốt yếu sẽ là phó mình cho sự tự do tối cao của Ngài. Nói cách khác, phương pháp được đề nghị chỉ là một phương tiện mà mục đích độc nhất của nó là giúp họ đến một sự sẵn sàng ứng trực nội tâm cho Bậc Thầy cầu nguyện đích thực duy nhất : Chúa Thánh Thần. Nhờ đó phương pháp của cha Olier vừa hoàn toàn đơn giản vừa rất mềm dẻo.
3.3. Chính như thế mà cuối cùng cha Olier sẽ phổ biến nó cho công chúng rộng lớn hơn, vừa trong cuốc Giáo lý năm 1656, vừa trong cuốn Dẫn Nhập của năm 1657, sau khi đã thường xuyên đề nghị nó cách cá nhân cho nhiều con linh hướng (nam /nữ) của ngài, cách thức thực hành việc thực thi cầu nguyện được ngài gợi ý trước tiên có đặc điểm là tính đơn giản của nó : sau phần khởi đầu, nó hệ tại ở một tiến trình theo ba giai đoạn.
Ngài viết trong bài học dành cho việc cầu nguyện trong cuốn Giáo lý kitô giáo : Khi anh chị em muốn bắt đầu việc cầu nguyện của mình, điều đầu tiên cần phải làm là từ bỏ chính mình. Như ngài giải thích điều này ở nơi khác trong những ghi chép tự thuật của mình, nó hệ tại việc sẵn sàng ngay lập tức cho Chúa Thánh Thần trong một thái độ vừa nghèo khó vừa ao ước. Cha Olier viết : biết rằng chỉ việc hóa mình ra không mới có thể lôi kéo Chúa Giêsu Kitô đến đó, chúng ta cần phải hiện diện trước Chúa của chúng ta như là những người hành khất nghèo nàn, […], thiếu thốn mọi sự nhưng ao ước việc nên hoàn thiện của chúng ta. Và việc cầu nguyện đơn giản hệ tại việc có Chúa của chúng ta lần lượt trước mặt, trong tâm hồn và trên đôi tay : được dùng trong cuốn Dẫn Nhập của năm 1657, công thức này là dễ dàng được nhớ.
Chúa Giêsu ở trước mặt. Cho dầu « đề tài » cầu nguyện được chọn là gì – ưu tiên là trong Tin Mừng, cha Olier mời gọi chiêm ngắm trước tiên con người của Chúa Kitô bằng đôi mắt của đức tin. Phần đầu tiên của việc cầu nguyện này, trong bài học của cuốn Giáo lý Kitô giáo, cha Olier gọi nó là giai đoạn thờ lạy : quả thế, trung thành với viễn ảnh quy thần luận của linh đạo Bérulle, ngài cho rằng cứu cánh chủ yếu của mọi việc cầu nguyện kitô giáo là tôn kính và tôn vinh Thiên Chúa, là Cha, với, nhờ và trong Chúa Giêsu, Đấng Thờ Phượng Thiên Chúa cách độc nhất và hoàn hảo. Đối với người cầu nguyện, nó đã hệ tại việc kết hiệp nội tâm với Đấng mà người ấy giữ trước mặt bằng cách hiệp nhất với lời ca tụng Chúa Cha của Ngài. Những gì có thể được thực hiện, hoặc là ở yên thinh lặng, hoặc là thì thầm một vài lời : chẳng hạn cha Olier gợi ý : Lạy Chúa Giêsu Kitô Chúa của con, con xin phó mình con cho Chúa để thờ lạy Ngài và cầu nguyện với Ngài nhờ Chúa và với Chúa.
Chúa Giêsu trong tâm hồn. Việc chiêm ngắm này sẽ dẫn người cầu nguyện đến hiệp thông cách cá nhân với thái độ con thảo của Chúa Kitô và với các tâm tình (sentiments) của Ngài. Đối với cha Olier, chính là giai đoạn thứ hai của việc cầu nguyện này tạo nên điều cốt yếu của nó, tức là sự hiệp thông thiêng liêng với Chúa Giêsu Kitô, Con của Thiên Chúa. Ngài nhấn mạnh, bởi vì một sự tham dự như thế vào chính mầu nhiệm của Chúa Kitô tùy thuộc vào hoạt động thân mật duy nhất của Thánh Thần của Ngài, do đó cha Olier mời gọi theo đuổi Thánh Thần của Thiên Chúa này: ngài viết trong cuốn Dẫn Nhập: Bằng tất cả óc sáng tạo của tình yêu, chúng ta sẽ khẩn cầu Ngài muốn đến trong tâm hồn của chúng ta để biến chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô […] Chúng ta sẽ trao hiến cho Ngài để được chiếm hữu và để được đánh động bởi nhân đức của ngài. Vả lại, dựa vào kinh nghiệm riêng của mình, ngài dễ dàng nói rõ rằng một sự hiệp thông như thế, thinh lặng, không phải phải là việc của những điều tưởng tượng hay của những ánh sáng cảm giác và, do đó, cần phải bằng lòng với đức tin đơn sơ và với đức ái duy nhất, chứ không muốn cảm thấy điều gì khác. Do đó, trong cuốn Giáo Lý, ngài đưa ra lời khuyên này: Linh hồn phải giữ mình thư thái và yên lặng để lãnh nhận tất cả tầm sâu rộng của các ân huệ và những thông truyền của Thiên Chúa, mà không muốn tự mình hành động cũng không làm những nỗ lực mà quấy rối các hoạt động thuần khiết và thánh thiện của Thánh Thần nơi nó.
Chúa Giêsu trên đôi tay. Sự hiệp thông nội tâm này với Chúa Giêsu-Kitô, ở trung tâm của việc thực thi cầu nguyện, được mời gọi chuyển sang đôi tay của người kitô hữu, tức là chiếu sáng trong suốt ngày sống của mình để trổ sinh hoa trái đức ái ở đó. Giai đoạn sau cùng này của việc tâm nguyện ban sáng, cách có ý nghĩa, cha Olier, trong cuốn Giáo Lý, thích gọi nó là giai đoạn cộng tác hơn là giai đoạn của những quyết tâm: ngài giải thích: một sự chỉ rõ như thế biểu thị cách minh nhiên hơn sức mạnh của Chúa Thánh Thần, mà chúng ta tùy thuộc vào đó trong những việc lành hơn là vào ý chí của chúng ta vì ý chí này không thể làm gì nếu nó đã không được củng cố bởi quyền năng hữu hiệu của Chúa Thánh Thần. Bởi thế, dù hoàn toàn gợi lên những quyết tâm tốt lành mà như thế người ta có thể kiên trì dự phòng trước những cơ hội mà người ta sẽ có để thi hành chúng trong ngày sống, cha Olier nhấn mạnh đến điều quan trọng nhất đối với ngài, tức là kết thúc việc cầu nguyện bằng một sự từ bỏ và bằng một sự phó thác hoàn toàn chính mình cho Chúa Thánh Thần, mà chính Ngài, như cha Olier viết, sẽ là ánh sáng của chúng ta, tình yêu của chúng ta và sức mạnh của chúng ta. Nói cách khác, bằng vào kinh nghiệm riêng của mình, ngài mời gọi biến việc thực hành tâm nguyện thường ngày thành một phương tiện ưu thế để buông mình cho Chúa Thánh Thần, vì như thế là bí quyết của mọi đời sống kitô hữu đích thực.
3.4. Phương pháp hoàn toàn đơn sơ này, cha Olier cũng đề nghị nó cách rất mềm dẻo. Đặc biệt ngài không hình dung nó như là một khuôn khổ cứng nhắc trong đó người ta có nguy cơ khép kín: trái lại, ngài chỉ định dành nó để tạo điều kiện dễ dàng hết sức có thể cho sự tự do thiêng liêng, sự tự do của những người thực hành cầu nguyện và nhất là sự tự do của Chúa Thánh Thần, “Bậc Thầy cầu nguyện” đích thực duy nhất của họ. Điều này được thể hiện bằng nhiều cách thức trong đường lối sư phạm của ngài.
Bởi vì phương pháp bé nhỏ của ngài đặc biệt được tạo ra để giúp cho những người buôn bán, nên chính cha Olier đi đến chỗ tương đối hóa việc dùng nó khi ngài nói với những người đã có kinh nghiệm hơn. Vì thế, ngài viết cho một trong những người con linh hướng nữ của ngài: Phương pháp mà cha đã lưu ý cho con […] là đơn sơ hướng tâm hồn lên Thiên Chúa trong sự hiện diện khiêm hạ và trong sự chờ đợi những gì Người sẽ ban cho chúng ta[…]Hãy chờ đợi Thánh Thần Thiên Chúa chạm đến và gõ vào tâm hồn con bằng tia sáng của Người,và Người sẽ chỉ cho con ý muốn của Người, làm cho con biết những gì mà Người muốn con chú tâm trong việc cầu nguyện ». Viết cho một người con linh hướng nữ khác, mà xin ngài chỉ dẫn về vấn đề này, ngài đã đưa ra những lời khuyên này: Con không cần phải hành động trong tâm trí hay tư tưởng nhiều: lúc bắt đầu cầu nguyện, con cần phải bằng lòng với một vài bổn phận đối với Chúa Giêsu-Kitô đang ở trong con […]. Sau những “lễ nghi” ban đầu này, con sẽ phó mình hoàn toàn cho Ngài để ở lại trong Ngài và trở nên một lòng một ý với ngài […]. Hãy ở lại trong trạng thái này suốt buổi cầu nguyện của con […]. Hãy để Chúa Thánh Thần và những hoạt động của Ngài chiếm hữu con thật nhiều. Nói với người con linh hướng nữ thứ ba, ngài cũng tuyên bố như thế: Cha không gởi cho con phương pháp cầu nguyện gì nữa, bởi vì bây giờ đối với con chúng sẽ là vô dụng.
Một mặt, do kinh nghiệm, (ngài) biết rằng, dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, việc cầu nguyện được mời gọi tự đơn giản hóa dần dần và trở nên siêu thoát hơn, cha Olier trước hết chứng tỏ lưu tâm đề phòng cho những ai thực hành nó chống lại những cám dỗ mà họ có nguy cơ không cưỡng lại. Nói với đồ đệ của ngài là cha Louis Tronson, mà ngài ủy thác huấn luyệt tốt cho các tâm hồn việc thực hành này ở chủng viện Saint-Sulpice, ngài đưa ra chỉ dẫn này: Chủ yếu có hai điều mà cha sẽ lo ngăn ngừa, (hai điều) mà thông thường đi theo sự hăng hái của những người mới bắt đầu. Một là tìm kiếm bằng mọi giá những sở thích và những an ủi thiêng liêng; điều kia là bận tâm quá đáng vào việc áp ụng cho những chủ đề cầu nguyện. Và nói với một trong những con linh hướng nữ của mình, cha Olier tâm sự: Cha sẽ nói với con rằng, càng tiến lên phía trước, thì cha càng xác tín rằng cách thức cầu nguyện thánh thiện và đích thực của các tâm hồn tín hữu là đức tin mộc mạc, được giũ bỏ khỏi mọi cái nhìn riêng tư và khỏi mọi tình cảm. Chính việc cầu nguyện trong tình yêu thuần khiết và sự vô vị lợi thực sự, mà trừ bỏ mọi lòng tự ái, mà làm tăng trưởng sức mạnh vững chắc của Thánh Thần của Chúa Giêsu […] trong chúng ta.
3.5. Bởi vì sư phạm cầu nguyện của ngài không bao giờ sao nhãng rằng việc thực thi thường ngày phải tỏa sáng ra nơi một cuộc sống hoàn toàn được sống trong tinh thần cầu nguyện, nên còn phải chỉ ra, một mặt những lời khuyên mà cha Olier đưa ra để giúp cho mối liên hệ giữa cả hai, mặt khác cách thức mà ngài hình dung sự phong nhiêu của việc tâm nguyện trong đời sống của người kitô hữu.
Ngài không quên nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuẩn bị cách thánh thiện cho việc thực thi cầu nguyện thường ngày, để tìm thấy ở đó sự phong phú dồi dào của Chúa Thánh Thần. Thế nhưng, dù không chểnh mảng việc chuẩn bị gần, ngài nói, việc chuẩn bị quan trọng nhất là việc chuẩn bị cho toàn thể cuộc sống, mà người ta gọi là chuẩn bị xa. Và ngài giải thích rằng việc chuẩn bị này hệ tại duy trì, cách thường nhật hết sức có thể, tâm hồn của chúng ta trước nhan Thiên Chúa, trong tất cả những thực hành thường nhật của chúng ta, những thực hành không chỉ của việc thờ phượng Thiên Chúa nhưng còn của việc phục vụ tha nhân. Nói cách khác, đối với cha Olier, thực hành cầu nguyện phải được gợi hứng từ ưu tư thường xuyên hiệp thông nội tâm với Thiên Chúa mà từ đó nó bắt nguồn…dĩ nhiên, đồng thời, nó được tạo nên để dẫn đến đó. Khi ngài phát biểu về điểm này, ngài khuyên để tâm kéo dài trong suốt ngày sống ân sủng nhận được trong việc cầu nguyện ban sáng. Ngài viết, để được điều đó, cần phải nỗ lực cộng tác cách chủ động với hoạt động của Chúa Thánh Thần bằng cách tỉnh thức và trung thành để không để cho mình bị chia trí gì và bị thoát khỏi Chúa Giêsu từ bên trong. Tóm lại, đó là cách thức cụ thể giữ Chúa Giêsu trên đôi tay để sống mọi hoạt động của ngày sống trong tinh thần cầu nguyện.
Từ sự phong nhiêu này của việc cầu nguyện trong toàn bộ cuộc sống, cha Olier không do dự, nếu có dịp trong Nhật Ký của mình, đưa ra những ví dụ lấy từ kinh nghiệm bản thân của ngài. Như thế, ngài thổ lộ với cha Bataille, vị linh hướng của ngài, làm thế nào, sau nhiều năm đọc Kinh Thánh chắc chắn chỉ quá trí thức, mà ngài vẫn ở trong sự vô tri Kinh Thánh, thì chính khi cầu nguyện mà ánh sáng đã đến với ngài để bước vào trong sự hiểu biết thiêng liêng Lời Thiên Chúa: chính sự thực hành cầu nguyện của ngài mà đã mở ra cho ngài việc thực hành một cách đọc nghiền ngẫm Lời Chúa đích thực (lectio divina). Cũng vậy ngài ghi nhận rằng nhiều sáng kiến mục vụ với tư cách là cha sở của ngài cũng như nhiều định hướng sư phạm với tư cách là người dẫn dắt chủng viện đều đã được gợi hứng cho ngài trong việc cầu nguyện ban sáng. Dầu nói thế, cha Olier không phải là không nhấn mạnh, cách thường xuyên nhất, trong giáo huấn thiêng liêng của ngài đặc tính kín đáo mà tính hữu hiệu của việc cầu nguyện thường tuân giữ, (tính hữu hiệu mà) khó có thể nhận thấy với cả những người mà hưởng ích từ đó. Cách có ý nghĩa, ngài viết cho một trong những nữ giáo dân trong giáo xứ của ngài mà ngài làm linh hướng: Việc cầu nguyện sẽ là sức mạnh của chị và là sức lực thánh thiện của tâm hồn của chị, cho dầu nó không luôn là sự an ủi và là sự khuây khỏa của tâm hồn. Ngài giải thích cho chị ấy: Cầu nguyện tác động trong chúng ta nơi những ý định của Thiên Chúa, chứ không phải nơi những ý định của chúng ta. Sức mạnh thầm kín và khó có thể nhận ra của Chúa Thánh Thần được tuôn tràn trong chúng ta nơi những nhu cầu của chúng ta mà dù nó không được biết đến.
Kết luận
Cầu nguyện là mẹ và là con của sự sống của Thiên Chúa trong ta. Ngài đã giải thích như thế trong một trong những ghi chú tự thuật của mình. Đối với tôi, lời khẳng định này của cha Olier cuối cùng dường như tóm tắt khá đủ vừa kinh nghiệm vừa học thuyết thiêng liêng của “bậc thầy cầu nguyện” mà ngài đã là và vẫn còn có thể cho hôm nay. Trong chừng mực nó lấy nguồn của nó nơi ân huệ phép Rửa của sự sống thần linh mà Thánh Thần đã đặt trong chúng ta như là ở tình trạng phôi thai. Ngài viết: cầu nguyện là người con của Chúa Thánh Thần: quả thế, chính Thánh Thần gợi lên và không ngừng phát triển trong tâm hồn những người chịu phép Rửa của chúng ta ước muốn về sự tuyệt hảo của Thiên Chúa và về sự sống của Ngài và làm cho chúng ta khao khát không ngừng và cầu xin […] sự hoàn thành và sự hoàn thiện sự sống này nơi chúng ta. Nhưng cha Olier nói thêm, vì như Thiên Chúa […] không bao giờ quên hoàn thành lời của Ngài ban Vương quốc của Ngài cho những ai cầu xin, thì chính dần dần theo việc thực hành cầu nguyện của chúng ta mà người ta thấy tăng trưởng […] sự sống của Thiên Chúa và tất cả các ân huệ của Ngài, tỉ lệ với sự hăng say và sự chuyên cần mà chúng ta đặt vào đó. Như thế, ngài khẳng định, việc cầu nguyện chính nó trở nên người mẹ nhờ đó sự phong nhiêu của sự sống của Thánh Thần và của những hoa trái thần linh của Ngài được tỏ lộ trong tất cả cuộc sống kitô hữu thường ngày của chúng ta. Xác tín này của cha Olier “bậc thầy cầu nguyện” đối với tôi dường như chẳng mất mác gì về sự thích đáng và tính thời sự của nó cho cho chúng ta.
Gilles CHAILLOT, PSS
Lm. Võ Xuân Tiến chuyển ngữ
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?