CHA MATTHÊU NGUYỄN KHẮC HY THĂM VÀ NÓI CHUYỆN VỚI CÁC CHỦNG SINH ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ
Ngày 15/09/2014 vừa qua, nhằm ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi, cha Matthêu Nguyễn Khắc Hy, một Linh mục Xuân Bích thuộc tỉnh hội Mỹ, đã viếng thăm Đại Chủng Viện Huế. Cũng trong buổi chiều cùng ngày, cha Matthêu đã có buổi gặp mặt thân mật với chủng sinh đoàn. Nội dung buổi gặp gỡ là sự chia sẻ thân tình những kinh nghiệm của cha trên cương vị vừa là một giáo sư giảng dạy trong trường đại học, vừa là người huấn luyện các linh mục tương lai. Sau 7 năm phục vụ tại Đại Chủng Viện Xuân Bích ở Baltimore, hiện nay Cha đang dạy tại đại học Oblate School of Theology ở San Antonio thuộc tiểu bang Texas.
Mở đầu buổi nói chuyện, cha Matthêu đã trình bày sơ lược một vài nét đặc thù của các chủng sinh Mỹ. Cha đã đưa ra nhận định rằng: Mỹ là một quốc gia rất coi trọng quyền của cá nhân và tập thể, nên ngay từ nhỏ, các chủng sinh đã bị ảnh hưởng bởi một xã hội luôn đề cao quyền tự do dân chủ. Chính vì thế mà khi vào chủng viện, đa số đều mang một não trạng mong muốn mọi thứ phải được tương đối bình đẳng, muốn bỏ phiếu cho các quyết định chung của chủng viện… Mặt khác, mỗi người đều có một lịch sử riêng khi bước vào đời sống tu trì, và đa phần lớn tuổi nhưng lại không có một nền tảng giáo lý vững chắc, thiếu cách thức để cầu nguyện… Đây luôn là những thao thức của các nhà huấn luyện, nó đòi hỏi phải có những phương thức đào tạo hợp lý, một sự kết hợp hài hòa, ăn ý giữa chủng viện với trường đại học. Do đó, chương trình huấn luyện sẽ tập trung mạnh vào vấn đề nhân bản, đào tạo con người là chính yếu chứ không phải học vấn được đặt lên hàng đầu, với mong ước các chủng sinh có một đời sống trưởng thành nhân bản thực sự.
Tiếp đến, cha đề cập đến công việc giảng dạy của ban giáo sư tập chú vào 4 tiêu chí. Thứ nhất, các giáo sư phải trung thành với những giáo huấn của Hội Thánh. Thứ hai, trong chương trình giáo dục, các môn được dạy phải hợp lý, rõ ràng, kết hợp chặt chẽ với nhau để giúp các chủng sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn mình được hấp thụ. Thứ ba, thay đổi quan niệm chủ nghĩa cá nhân, vì bên Mỹ hiện nay không còn Tiểu Chủng Viện nữa nên khi các thầy đặt chân vào chủng viện vẫn còn mang theo những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài vào rất nhiều. Thứ tư, tìm cách kết hợp huấn luyện trong vấn đề thần học; do đời sống chủng viện quá bận rộn nên các ngài đã tận dụng những giờ phụng vụ trong ngày để hướng dẫn thêm cho các chủng sinh nắm vững về các quy tắc, ý nghĩa được dùng trong phụng vụ.
Về vấn đề thần học linh mục, cha đưa ra những khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Ngài cho biết: Chủng sinh là người sau này sẽ phải gánh nhiều trọng trách. Trong khi Hội Thánh kỳ vọng quá nhiều ở họ nhưng chương trình đào tạo lại quá ngắn so với khối lượng công việc mà họ sẽ phải đảm nhận sau này. Một vấn đề được đặt ra là liệu chừng khi lãnh tác vụ linh mục, họ sẽ trở thành những người chăm sóc cho giáo dân hay là những người quản trị giáo dân, chỉ lo xây cất, tu sửa thánh đường…
Cha tiếp tục trình bày những kỳ vọng, mục đích của Ban huấn luyện, đó là đặt nặng huấn luyện một con người trước khi huấn luyện làm một linh mục : tập cho chủng sinh biết cầu nguyện, biết yêu mến Chúa Giêsu Kitô, yêu mến Hội Thánh, biết tự chế, sống đơn giản, hòa đồng với người nghèo, biết coi trọng lời cam kết, cũng như khuyến khích họ có một đời sống thân tình với các cha linh hướng trong thời gian được thụ huấn cũng như sau khi rời chủng viện. Đối với những người đã làm linh mục, Ban huấn luyện không ngừng cổ võ họ tiếp tục con đường học vấn để trau dồi thêm kiến thức của mình; khuyến khích họ giữ liên lạc thường xuyên với anh em linh mục đoàn trong giáo phận, tiếp tục đồng hành cùng cha linh hướng và năng lãnh nhận Bí tích giao hòa.
Phần thời gian còn lại của buổi nói chuyện, các thầy đã nêu lên những ưu tư, thắc mắc của bản thân xoay quanh các vấn đề như: tiêu chí chọn chủng sinh vào Đại Chủng Viện tại Mỹ hiện nay; các phương cách đào tạo đời sống cầu nguyện và giáo lý; những khó khăn trong quá trình học của các chủng sinh Mỹ… và tất cả các câu hỏi đều được cha Matthêu trả lời hết sức thỏa đáng.
Cuối cùng, cha Giám Đốc Giuse thay mặt toàn chủng viện cảm ơn cha Matthêu đã dành thời gian đến thăm và chia sẻ những kinh nghiệm của ngài. Tuy thời gian của buổi gặp gỡ không nhiều nhưng đã để lại trong lòng các chủng sinh nhiều ấn tượng sâu sắc. Buổi chia sẻ kết thúc bằng kinh Truyền Tin trong bầu khí trang nghiêm nhưng cũng chứa chan và ấm áp tình gia đình.
BTT ĐCV
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI HÁT: CÚI LẠY CHÚA TÔI
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- ĐCV HUẾ: HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG NGÀY ĐẦU NĂM MỚI 2025
- MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2024
- ĐCV HUẾ: THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC CỐ TỔNG GIÁM MỤC TÊPHANÔ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- ĐCV HUẾ: GIẢI BÓNG BÀN MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2024
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT
- NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
- VIDEO TỔNG HỢP CÁC SỰ KIỆN DỊP LỄ BỔN MẠNG ĐCV HUẾ
- TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
- ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI HOẠT ĐỘNG VÀ MỪNG BỔN MẠNG LỄ ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH 2024
- NHỮNG TÂM TÌNH NGÀY LỄ ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH 2024
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- ĐCV HUẾ: THÁNH LỄ TẠ ƠN TÂN LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ
- ĐCV HUẾ: THÁNH LỄ GIỖ ĐẦU TIÊN ĐỨC CHA PHAOLÔ TỊNH NGUYỄN BÌNH TĨNH
- VIDEO THÁNH LỄ ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH TRONG ĐỀN THỜ – BỔN MẠNG ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ NGÀY 22.11.2024
- VIDEO BÀI CA QUAM PULCHRE GRADITUR (Tiếng Việt)