CHA OLIVIER POQUILLON ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM GIÁM ĐỐC TRƯỜNG THÁNH KINH GIÊRUSALEM
Cha Olivier Poquillon, Dòng Đa Minh, cựu tổng thư ký của Ủy ban các Hội đồng Giám mục Liên hiệp Châu Âu (Comece) và cho đến nay sống ở Iraq, đã được bổ nhiệm vào ngày 17/8/2023, làm giám đốc của Trường Thánh Kinh và Khảo cổ học của Pháp ở Jerusalem. Ngài sẽ kế vị cha Jean-Jacques Pérennès đứng đầu tổ chức uy tín chuyên về khảo cổ học và chú giải Thánh Kinh này.
Vào ngày 15 tháng 8, ngài vẫn đang vui mừng trên mạng xã hội về sự xuất hiện quả chuông thứ tư ở Mosul (Iraq) của tu viện Notre-Dame-de-l’Heure, được gửi từ Normandy. Tuy nhiên, cha Olivier Poquillon, người đã giám sát việc khôi phục tòa nhà này bị Daesh tàn phá từ năm 2019, như một phần của chương trình của UNESCO, đã phải rời Iraq.
Vào ngày 17 tháng 8, vị linh mục Dòng Đa Minh, 56 tuổi, được bổ nhiệm làm giám đốc Trường Thánh Kinh và Khảo cổ học của Pháp ở Jerusalem (Ebaf) bởi cha Gerard Timoner, Bề trên Dòng Đa Minh và là Chưởng ấn của Trường Thánh Kinh. Cha sẽ nhậm chức vào ngày 1 tháng 10, kế nhiệm cha Jean-Jacques Pérennès, người đã kết thúc nhiệm kỳ thứ hai.
Thông cáo của Trường cho biết : “Trường Thánh Kinh và Khảo cổ học của Pháp ở Jerusalem rất vui mừng được chào đón một giám đốc tận tâm làm việc theo nhóm, có nhiều kinh nghiệm quốc tế, quen thuộc với Trung Đông và quản lý các dự án trong môi trường phức tạp“.
Nếu cuộc bổ nhiệm này là một “bất ngờ” đối với Cha, người đang chuẩn bị trở lại Pháp sau mười lăm năm ở nước ngoài, thì Cha cho rằng một nhiệm vụ ở Ebaf là rất quan trọng: “Trường Thánh Kinh là kho lưu trữ sự hiểu biết về đức tin, nghĩa là cách tiếp cận khoa học và suy tư đối với Thánh Kinh. Nó mang cả chiều kích tuyên tín và khoa học. Vào thời điểm mà cảm giác và cảm xúc rất hiện hữu, đây là một thử thách quan trọng đối với Giáo hội. »
Do đó, một thời kỳ mới đang mở ra cho nhà luật học này, người mà cho đến lúc đó chuyên về quan hệ quốc tế và thường xuyên lui tới các tổ chức của mình. Sau khi học công pháp quốc tế, Olivier Poquillon vào tập viện Đa Minh năm 1994, rồi thụ phong linh mục năm 2001.
Sau đó, Cha trở thành chuyên gia của Tòa Thánh tại Hội đồng Châu Âu, chủ tịch ủy ban Công lý và Hòa bình nói tiếng Pháp của Dòng Đa Minh, và là đại biểu thường trực của Dòng tại Liên Hợp Quốc từ năm 2008 đến 2013. Cuối cùng, vào năm 2016, Cha được bổ nhiệm làm Tổng thư ký của Ủy ban các Hội đồng Giám mục của Liên hiệp Châu Âu.
Trường học uy tín
Một thời gian là tu viện trưởng của một tu viện ở Strasbourg, cha Olivier Poquillon cũng đã thi hành nhiều thừa tác vụ khác nhau, với tư cách là tuyên úy của Trường Hành chánh Quốc gia (ENA), nhưng cũng là tuyên úy quân đội ở Bosnia-Herzegovina và ở Chad. Cha cũng tham gia phong trào Công giáo Hướng đạo của Pháp, Caritas và giáo phận Strasbourg.
Do đó, năm nay, ngài sẽ thay đổi lĩnh vực, đảm nhận vị trí đứng đầu một trường học nghiên cứu có uy tín chuyên về chú giải Thánh Kinh và khảo cổ học. Không có hồ sơ đại học đặc biệt, ngài tự coi mình là “giám đốc” nhiều hơn, “chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch chiến lược do nhóm khoa học xác định. »
Cha sẽ đảm nhận vị trí của mình vào thời điểm mà Trường Thánh Kinh Giêrusalem gần đây đã bị chấn động bởi sự ra đi bắt buộc cách đây một năm của một trong những nhà khảo cổ học lỗi lạc, cha Dominique-Marie Cabaret. Do đó, một trong những mục tiêu của ngài sẽ là “củng cố” khảo cổ học, để với việc nghiên cứu Thánh Kinh, trường “đứng vững trên đôi chân của mình. »
Được thành lập vào năm 1890 bởi Marie-Joseph Lagrange, Dòng Đa Minh, Ebaf, được công nhận là một trung tâm nghiên cứu Thánh Kinh quốc tế, đã được Tổng thống Emmanuel Macron đến thăm vào năm 2020. Ngày nay, Ebaf có khoảng 20 tu sĩ Dòng Đa Minh thuộc mười quốc tịch khác nhau, với đa số là người Pháp . Tất cả đều là những người đa ngôn ngữ, thông thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ cổ.
Trong hai mươi năm, Trường này đã tạo ra “Thánh Kinh theo truyền thống của nó“, một nền tảng hợp tác cho phép đọc một số bản dịch các đoạn Thánh Kinh cũng như thu được lợi ích từ những soi sáng sâu sắc về thần học.
Tý Linh
(theo Marguerite de Lasa, nhật báo La Croix)
Tags: các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO