CHA OLIVIER POQUILLON ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM GIÁM ĐỐC TRƯỜNG THÁNH KINH GIÊRUSALEM
Cha Olivier Poquillon, Dòng Đa Minh, cựu tổng thư ký của Ủy ban các Hội đồng Giám mục Liên hiệp Châu Âu (Comece) và cho đến nay sống ở Iraq, đã được bổ nhiệm vào ngày 17/8/2023, làm giám đốc của Trường Thánh Kinh và Khảo cổ học của Pháp ở Jerusalem. Ngài sẽ kế vị cha Jean-Jacques Pérennès đứng đầu tổ chức uy tín chuyên về khảo cổ học và chú giải Thánh Kinh này.
Vào ngày 15 tháng 8, ngài vẫn đang vui mừng trên mạng xã hội về sự xuất hiện quả chuông thứ tư ở Mosul (Iraq) của tu viện Notre-Dame-de-l’Heure, được gửi từ Normandy. Tuy nhiên, cha Olivier Poquillon, người đã giám sát việc khôi phục tòa nhà này bị Daesh tàn phá từ năm 2019, như một phần của chương trình của UNESCO, đã phải rời Iraq.
Vào ngày 17 tháng 8, vị linh mục Dòng Đa Minh, 56 tuổi, được bổ nhiệm làm giám đốc Trường Thánh Kinh và Khảo cổ học của Pháp ở Jerusalem (Ebaf) bởi cha Gerard Timoner, Bề trên Dòng Đa Minh và là Chưởng ấn của Trường Thánh Kinh. Cha sẽ nhậm chức vào ngày 1 tháng 10, kế nhiệm cha Jean-Jacques Pérennès, người đã kết thúc nhiệm kỳ thứ hai.
Thông cáo của Trường cho biết : “Trường Thánh Kinh và Khảo cổ học của Pháp ở Jerusalem rất vui mừng được chào đón một giám đốc tận tâm làm việc theo nhóm, có nhiều kinh nghiệm quốc tế, quen thuộc với Trung Đông và quản lý các dự án trong môi trường phức tạp“.
Nếu cuộc bổ nhiệm này là một “bất ngờ” đối với Cha, người đang chuẩn bị trở lại Pháp sau mười lăm năm ở nước ngoài, thì Cha cho rằng một nhiệm vụ ở Ebaf là rất quan trọng: “Trường Thánh Kinh là kho lưu trữ sự hiểu biết về đức tin, nghĩa là cách tiếp cận khoa học và suy tư đối với Thánh Kinh. Nó mang cả chiều kích tuyên tín và khoa học. Vào thời điểm mà cảm giác và cảm xúc rất hiện hữu, đây là một thử thách quan trọng đối với Giáo hội. »
Do đó, một thời kỳ mới đang mở ra cho nhà luật học này, người mà cho đến lúc đó chuyên về quan hệ quốc tế và thường xuyên lui tới các tổ chức của mình. Sau khi học công pháp quốc tế, Olivier Poquillon vào tập viện Đa Minh năm 1994, rồi thụ phong linh mục năm 2001.
Sau đó, Cha trở thành chuyên gia của Tòa Thánh tại Hội đồng Châu Âu, chủ tịch ủy ban Công lý và Hòa bình nói tiếng Pháp của Dòng Đa Minh, và là đại biểu thường trực của Dòng tại Liên Hợp Quốc từ năm 2008 đến 2013. Cuối cùng, vào năm 2016, Cha được bổ nhiệm làm Tổng thư ký của Ủy ban các Hội đồng Giám mục của Liên hiệp Châu Âu.
Trường học uy tín
Một thời gian là tu viện trưởng của một tu viện ở Strasbourg, cha Olivier Poquillon cũng đã thi hành nhiều thừa tác vụ khác nhau, với tư cách là tuyên úy của Trường Hành chánh Quốc gia (ENA), nhưng cũng là tuyên úy quân đội ở Bosnia-Herzegovina và ở Chad. Cha cũng tham gia phong trào Công giáo Hướng đạo của Pháp, Caritas và giáo phận Strasbourg.
Do đó, năm nay, ngài sẽ thay đổi lĩnh vực, đảm nhận vị trí đứng đầu một trường học nghiên cứu có uy tín chuyên về chú giải Thánh Kinh và khảo cổ học. Không có hồ sơ đại học đặc biệt, ngài tự coi mình là “giám đốc” nhiều hơn, “chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch chiến lược do nhóm khoa học xác định. »
Cha sẽ đảm nhận vị trí của mình vào thời điểm mà Trường Thánh Kinh Giêrusalem gần đây đã bị chấn động bởi sự ra đi bắt buộc cách đây một năm của một trong những nhà khảo cổ học lỗi lạc, cha Dominique-Marie Cabaret. Do đó, một trong những mục tiêu của ngài sẽ là “củng cố” khảo cổ học, để với việc nghiên cứu Thánh Kinh, trường “đứng vững trên đôi chân của mình. »
Được thành lập vào năm 1890 bởi Marie-Joseph Lagrange, Dòng Đa Minh, Ebaf, được công nhận là một trung tâm nghiên cứu Thánh Kinh quốc tế, đã được Tổng thống Emmanuel Macron đến thăm vào năm 2020. Ngày nay, Ebaf có khoảng 20 tu sĩ Dòng Đa Minh thuộc mười quốc tịch khác nhau, với đa số là người Pháp . Tất cả đều là những người đa ngôn ngữ, thông thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ cổ.
Trong hai mươi năm, Trường này đã tạo ra “Thánh Kinh theo truyền thống của nó“, một nền tảng hợp tác cho phép đọc một số bản dịch các đoạn Thánh Kinh cũng như thu được lợi ích từ những soi sáng sâu sắc về thần học.
Tý Linh
(theo Marguerite de Lasa, nhật báo La Croix)
Tags: các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM