CHA SHAYNE CRAIG, TÂN BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN HỘI LINH MỤC XUÂN BÍCH
Hôm 8/7/2022, Tổng Công hội của Hội Linh Mục Xuân Bích đang nhóm họp tại Chủng viện Issy-les-Moulineaux, Paris, từ ngày 4 đến 17/7/2022, đã bầu chọn tân Bề trên tổng quyền của Hội là cha Shayne Craig, người Canada, 57 tuổi, kế nhiệm cha Ronald Witherup, người đã làm Bề trên tổng quyền của Hội Linh Mục Xuân Bích từ 14 năm qua.
Cha tân Bề trên tổng quyền
Cha Shayne Craig sinh năm 1964 trên đảo Vancouver, thuộc thị trấn Campbell River. Cha lớn lên ở nhiều nơi (Quebec, Ontario, Manitoba, British Columbia), vì thân phụ của ngài phục vụ trong quân đội ở những nơi này.
Cha Ronald Witherup, nguyên Bề trên tổng quyền
Sau khi hoàn thành bằng cử nhân về Lịch sử ở Đại học Victoria, vào năm 1986, Cha tiếp tục theo học tại Chủng viện Thánh Giuse và Trường Thần học Newman vào năm 1992. Chịu chức linh mục vào năm 1992, thuộc giáo phận Victoria, sau đó phục vụ trong hai năm tại nhà thờ chánh tòa Thánh Anrê ở Victoria, rồi làm việc trong Ban đào tạo của Chủng viện Thánh Giuse cùng với Đức Hồng y Marc Ouellet. Cha trở về Giáo phận Victoria làm quản xứ giáo xứ Thánh Patrick ở Campbell River.
Tổng công hội
Năm 1988, Cha gia nhập Hội Linh Mục Xuân Bích và được huấn luyện ở Paris và Lyon, và trở thành thành viên chính thức của Hội vào năm 1999. Sau đó, Cha nghiên cứu thêm ở Rôma và hoàn thành thạc sĩ về thần học tín lý ở Đại học Giáo hoàng Gregorian, với luận án có tựa đề “Mary Immaculate: Two Visions for the Church” (“Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội: Hai Tầm nhìn đối với Giáo hội”), là một nghiên cứu về Thánh Mẫu học và Giáo hội học của Von Balthasar.
Đức cha Lionel Jendron, PSS, điều hành Tổng công hội
Vào năm 2001, Cha Craig được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Chủng viện Thánh Giuse, rồi năm 2004 làm Giám đốc, nơi Cha đã phục vụ ở vai trò này cho đến năm 2012. Vào năm 2010, Cha cũng được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Trường Thần học Newman, một chức vụ Cha đã giữ cho đến năm 2012. Sau một năm nghỉ phép, Cha đã trở về Chủng viện Thánh Giuse với tư cách là thành viên của Ban đào tạo.
Cha Craig
Tự giới thiệu về mình trên trang web của Trường Thần học Newman, Cha từng nói: “Người thầy thông thái thần học chính của tôi là Hans Urs von Balthasar, và tiếp tục theo đuổi công trình phê bình về tư tưởng của người. Tôi thích nghiên cứu lịch sử và văn hóa Công giáo, đặc biệt là lịch sử Giáo hội sơ khai và thời Trung Cổ, cũng như lịch sử Trường phái Tu đức Pháp, cách riêng công trình của Đức Hồng y Berulle và cha Jean-Jacques Olier. Tôi rất thích văn học: Charles Peguy, Georges Bernanos, Paul Claudel, Julien Green, Flannery O’connor, Gerard Manley Hopkins, Shakespeare – và cũng như theo dõi các tài liệu phê bình về họ. Tôi quan tâm đến hội họa biểu tượng và kính màu, như một sở thích”.
Cha Craig sẽ đảm nhận nhiệm kỳ Bề trên tổng quyền Hội Linh Mục Xuân Bích trong 6 năm. Đến cuối năm 2021, Hội Linh Mục Xuân Bích có 211 thành viên, thuộc ba Tỉnh hội: Pháp, Mỹ và Canada. Các Linh mục Xuân Bích Việt Nam thuộc Tỉnh Pháp.
Đấng sáng lập
Vị sáng lập của Hội là cha Jean-Jacques Olier (1608-1657). Ngài xác tín rằng không thể canh tân Giáo hội và đẩy mạnh việc rao giảng Tin Mừng, nếu không đào tạo được những linh mục thánh thiện và nhiệt thành. Vì thế, được sự cộng tác của một số linh mục đồng chí hướng, cuối năm 1641, ngài đã thành lập được một chủng viện tại Vaugirard, và đầu năm 1642, chuyển về Thủ đô, trên lãnh thổ của giáo xứ Saint-Sulpice mà ngài là cha sở. Từ đây, chủng viện sẽ mang tên là Séminaire de Saint-Sulpice (Chủng viện Xuân Bích), và Hội Linh mục Xuân Bích (thường viết tắt bằng tiếng Pháp là PSS (Prêtre de Saint-Sulpice)) được thành lập.
Bản chất và mục đích của Hội
Hội Linh mục Xuân Bích là một hiệp hội linh mục giáo phận, có đời sống chung, nhưng không có lời khấn như bất cứ một dòng tu nào. Giáo luật xếp Hội vào nhóm « Hội đời sống tông đồ » (Société de vie apostolique). Khi nhập Hội, các linh mục Xuân Bích vẫn giữ nguyên nhập tịch của mình tại Giáo phận gốc và vẫn là linh mục giáo phận chứ không phải tu sĩ dòng. Họ vẫn là người nhập tịch Giáo phận theo giáo luật, và khi nào họ rời Hội, thì đương nhiên trở về Giáo phận. Vì Hội Linh mục Xuân Bích không phải là một dòng tu, nên các kiểu gọi sau đây là không đúng: Dòng Xuân Bích, Hội Dòng Xuân Bích, Tu Hội Xuân Bích. Vì thế, Xin gọi chúng tôi là Hội Linh Mục Xuân Bích hay nói vắn gọn là Hội Xuân Bích.
Trong Hội, họ sống chung với nhau dựa vào tình bác ái linh mục, quyết tâm của mỗi người là « sống hết mình cho Thiên Chúa » (vivere summe Deo) và phục vụ hàng giáo sĩ giáo phận, đặc biệt trong khâu đào tạo, dâng hiến cuộc đời cho việc đào tạo các linh mục tương lai.
Linh đạo của Hội
Chịu ảnh hưởng của Trường phái tu đức Pháp, linh đạo Xuân Bích tập trung vào sự kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô và sống hết mình cho Thiên Chúa. Châm ngôn của Hội là :
Vivere summe Deo in Christo Jesu (Sống hết mình cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô)
Đường lối sư phạm của Hội
Xuân Bích có đường hướng sư phạm riêng là biến chủng viện thành một cộng đoàn giáo dục có tính cách gia đình, ưu tiên cho việc đào tạo thiêng liêng, lấy việc linh hướng làm phương thế quan trọng để giúp chủng sinh nhận ra ơn gọi và tự do đáp lại. Mọi nỗ lực đều dồn vào cuộc sống bác ái và tín nhiệm giữa chủng sinh và ban Giám đốc. Các cha giáo đều là cha linh hướng (trừ cha Giám Đốc), và các chủng sinh được tự do chọn cha linh hướng.
Hội Xuân Bích làm việc theo tinh thần tập đoàn và đồng trách nhiệm (collégialité et coresponsabilité), mọi việc quan trọng trong sinh hoạt của chủng viện thường được bàn bạc chung trong hội đồng, lấy biểu quyết và thực hiện chung.
Bổn mạng của Hội
Hội chọn lễ Đức Mẹ Dâng Mình trong Đền Thờ ngày 21 tháng 11 hằng năm làm bổn mạng. Ngày đó, ở Việt Nam, các linh mục cựu sinh viên và linh mục trong miền được mời dâng thánh lễ, trong đó các ngài lập lại lời hứa giáo sĩ nhận Chúa làm phần gia nghiệp của mình : « Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con ; vận mạng con, chính Ngài nắm giữ » (Tv 15 (16), 5).
Logo của Hội
BTT Xuân Bích Việt Nam
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO