CHẤM DỨT SỰ SỐNG, AN TỬ, TRỢ TỬ: ĐỨC PHANXICÔ NÓI GÌ?
Kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô luôn bác bỏ việc an tử và trợ tử. Thay vì nhượng bộ trước “lòng trắc ẩn giả tạo”, ngài kêu gọi đồng hành cho đến cùng đối với những người ở cuối đời, mà không đẩy nhanh cái chết của họ.
“Chúng ta không đùa giỡn với sự sống”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh khi được các nhà báo đặt câu hỏi về dự luật tương lai của Pháp về việc kết thúc sự sống, trên chuyến bay đưa ngài trở về từ Marseille, thứ Bảy ngày 23 tháng 9 năm 2023. Lập trường của Đức Phanxicô là luôn rõ ràng về an tử và trợ tử. Nó nằm trong sự liên tục với các vị tiền nhiệm kể từ Đức Giáo hoàng Piô XII, người đầu tiên đề cập rõ ràng đến chủ đề này vào năm 1957, và đặc biệt là Đức Gioan Phaolô II trong thông điệp Evangelium vitae năm 1995 của ngài.
Kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này trong những bối cảnh cụ thể. Chẳng hạn, vào năm 2014, trước các thành viên Hiệp hội Bác sĩ Công giáo Ý, ngài đã nhắc lại rằng “sự sống con người luôn là điều linh thiêng” và việc làm tổn hại nó là “tội chống lại Thiên Chúa Tạo Hóa”.
“Lòng trắc ẩn giả tạo”
Vì thế, ngài mời gọi các bác sĩ Công giáo thực hiện “những lựa chọn can đảm và ngược dòng”, nhờ “sự phản đối lương tâm”. Một chủ đề mà ngài đưa ra vào ngày 20 tháng 9 năm 2019 trước Liên đoàn Bác sĩ, Bác sĩ phẫu thuật và Nha sĩ Ý, đề cập đến Lời thề Hippocrates. Như vào năm 2014, ngài chỉ trích “lòng trắc ẩn giả tạo khi đối mặt với yêu cầu được giúp đỡ làm cho chết trước thời hạn”. Lúc đó, ngài lên án một cách rõ ràng “sự cám dỗ” của việc trợ tử và an tử. Theo ngài, những “con đường nhanh chóng” này không phải là “biểu hiện quyền tự do của con người”.
Vào năm 2015, trước Hàm lâm viện Giáo hoàng về Sự sống, do Đức Gioan Phaolô II thành lập năm 1994, ngài một lần nữa cảnh giác các bác sĩ không được “lấy hiệu quả và lợi nhuận kinh tế làm tiêu chí duy nhất”. Ngược lại, ngài mời gọi họ “chăm sóc những người mà người ta có thể, vì điều kiện thể chất và xã hội của họ, để mặc họ chết hoặc làm cho họ chết”.
Ngoài các bác sĩ và những người chăm sóc, Đức Thánh Cha cũng phát biểu trước các thẩm phán vào ngày 29 tháng 11 năm 2019, tố cáo việc tạo ra “một ‘quyền được chết’ không có cơ sở pháp lý”, dẫn đến “các bản án ưu tư đến việc đạt được những mong muốn luôn mới, tách rời khỏi bất kỳ giới hạn khách quan nào”.
“Nếu bạn giết người có động cơ, cuối cùng bạn sẽ lại giết người”
Kể từ năm 2022, Đức Thánh Cha đã đề cập đến chủ đề này thường xuyên hơn, trong khi các cuộc tranh luận đặc biệt đang diễn ra ở Pháp và Ý về khả năng tiến triển của luật này. Buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư ngày 9 tháng 2 năm 2022 là một trong những sự can thiệp quan trọng nhất của ngài. Đề nghị một bài suy niệm về lúc cuối đời, ngài giải thích: “Chúng ta phải đồng hành cùng mọi người cho đến khi chết, nhưng không được kích động hay khuyến khích việc trợ tử”. “Những người già phải được chăm sóc như báu vật của nhân loại. Họ là sự khôn ngoan của chúng ta”, ngài nói thêm và đồng thời khẳng định rằng “việc đẩy nhanh cái chết của người già” là “vô nhân đạo”.
Được hỏi vào ngày 15 tháng 9 năm 2022 về cái chết êm dịu, trên chuyến bay đưa ngài từ Kazakhstan về Rôma, ngài tóm tắt suy nghĩ của mình bằng một vài từ rất mạnh mẽ: “Giết chết, đó là vô nhân đạo. Chấm hết. Nếu bạn giết người có động cơ, cuối cùng bạn sẽ lại giết người.” Câu cuối cùng này được ngài lặp lại một tháng sau đó trước các quan chức dân cử từ miền bắc nước Pháp, đồng thời khẳng định sự cần thiết của “việc phát triển chăm sóc giảm nhẹ” (soins palliatifs).
Một năm sau, vào thứ Bảy ngày 23 tháng 9 năm 2023 tại Marseille, khi kết thúc các Cuộc Gặp gỡ Địa Trung Hải, trước các bộ trưởng, giám mục, hồng y, hiệp hội và giới trẻ từ khoảng 30 quốc gia, Đức Thánh Cha đã lên tiếng phản đối “viễn cảnh xứng đáng giả tạo về một cái chết ngọt ngào, nhưng thực tế lại mặn hơn nước biển”. Một sự ám chỉ rõ ràng đến dự án của chính phủ Pháp về việc chấm dứt sự sống. Ngài nhấn mạnh trên máy bay : “Đó không phải là một vấn đề tôn giáo. Đó là một vấn đề của nhân loại.”
Tý Linh
(theo Guillaume Daudé, nhật báo La Croix)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Nhân quyền, Nhân-phẩm, Phanxicô-I, Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VÀ NẾU MIÊU TẢ ĐỨC MARIA VỚI ĐÔI CHÂN LẤM LEM?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI DÂN THIÊN CHÚA ĐANG LỮ HÀNH TẠI NICARAGUA NHÂN DỊP CỬ HÀNH TUẦN CỬU NHẬT KÍNH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ KỶ NIỆM 100 NĂM ‘HỘI NGHỊ TOÀN TÔN GIÁO’ ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI THẦY SREE NARAYANA GURU (1856-1928)
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C: HÃY GIỮ LÒNG MÌNH NHẸ NHÀNG VÀ TỈNH THỨC ĐỂ ĐÓN CHÚA ĐẾN
- ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO
- THAM QUAN 10 KHO TÀNG CỦA NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐỨC BÀ PARIS
- NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
- ĐẶT CHÚA KITÔ TRỞ LẠI TRUNG TÂM
- THẦN BÍ SAI LẠC VÀ LẠM DỤNG THIÊNG LIÊNG, MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI VATICAN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 15. NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN. NIỀM VUI
- TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
- ĐỨC PHANXICÔ: ‘TÀI LIỆU CHUNG KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ MỘT PHẦN CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HOÀNG’
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA KI-TÔ VUA: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA TÌM THẤY ÁNH SÁNG VÀ Ý NGHĨA NƠI TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA