CHĂM SÓC XOA DỊU GIAI ĐOẠN CUỐI ĐỜI, ĐỨC CHA PAGLIA : DẤN THÂN VÀ TẬN TỤY, KHÔNG LÀM LUẬT VỘI VÀNG
Một cuộc hội thảo trực tuyến về việc chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời, được Viện hàn lâm Tòa Thánh về Sự sống tổ chức, đã bắt đầu vào ngày 9/2/2022. Các chuyên gia trên khắp thế giới đã trao đổi quan điểm của mình về việc chăm sóc dành cho các bệnh nhân hấp hối, theo quan điểm y khoa, tâm linh và nhân bản.
Chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời tự nó là một quyền thực sự ; điều tích cực là ý thức này đang lan rộng. Đó là những gì Đức cha Vincenzo Paglia đã tuyên bố khi khai mạc vào ngày 9/2 một cuộc hội thảo trên web kéo dài ba ngày mang tên « Hội thảo quốc tế về chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời », và được tổ chức bởi Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống mà ngài là chủ tịch. Hơn 300 chuyên gia tham dự trực tuyến, đang khi các tham luận viên đến từ các nước Châu Âu khác nhau trao đổi trực tiếp quan điểm của họ về việc chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời trên thế giới.
Trong khuôn khổ dự án « PAL-LIFE : An Advisory Working Group on Diffusion and Development of Palliative Care in the World » (PAL LIFE: một nhóm làm việc cố vấn về phổ biến và phát triển việc chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời trên thế giới), được khởi động bởi Hàn lâm viện Tòa Thánh vào năm 2017 với mục đích đóng góp vào việc phổ biến nền văn hóa chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời trên thế giới như là hành động hữu hiệu để chống lại việc hợp pháp hóa an tử và trợ tử, hội nghị phân tích vấn đề ở bình diện quốc tế. Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống cũng đã cổ võ và phổ biến Sách trắng để cổ võ việc chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời trên thế giới, có sẵn bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha.
Lối tiếp cận toàn diện và việc chăm sóc trên thế giới
Bài phát biểu hôm 9/2/2022, ngày khai mạc hội nghị, đã trình bày một thực tại đa dạng. Việc chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối càng ngày càng cần thiết trên thế giới, bởi vì nó mang lại một lối tiếp cận toàn diện trong việc chăm sóc bệnh nhân, mở rộng tầm nhìn đến toàn bộ con người và cả bối cảnh trong đó bệnh nhân sống với gia đình của mình, và bao hàm chủ đề tìm kiêmms ý nghĩa trong thời điểm tế nhị nhất của cuộc sống…Giai đoạn cuối đời. « Các bệnh nhân của chúng tôi muốn được chăm sóc, không chỉ về y tế, nhưng còn nhân bản, tinh thần. Trắc ẩn », Kathleen Benton của Nhà cứu tế Savannah, ở Hoa Kỳ, chia sẻ.
Tuy nhiên, liên quan đến hoàn cảnh ở Châu Phi, được mô tả bởi Emmanuel Luyirika, của Hiệp hội chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời ở Châu Phi, xuất hiện nhu cầu kêu gọi các chính phủ đầu tư vào công nghệ, nhất là ở phía tây lục địa. Ở Châu Âu, như Carlos Centeno, người Tây Ban Nha, của Đại học Navarre, nêu rõ, việc chăm sóc xoa dịu này vẫn còn ít phổ biến, nhất là nơi các nước Tây phương, và hoàn hoàn vắng mặt ở phía đông.
Một chương riêng biệt liên quan đến việc chăm sóc xoa dịu cho trẻ em, mà số lượng phải được tăng lên theo cấp số nhân. Người ta cũng nhấn mạnh rằng các rào cản về văn hóa và y tế gắn liền với việc hạn chế các thuốc giảm đau nhóm opioïdes, thường là một dược phẩm có giá trị giảm đau, phải được vượt qua.
Phần hai của cuộc hội thảo trên web xem xét hoàn cảnh nơi các nước đã hợp pháp hóa việc trợ tử. Phát biểu của Chris Gastmans và Johan Menten, thuộc Đại học Louvain, và của Đức Cha Noël Simard, của Canada, đồng ý về vai trò của y khoa « chăm sóc » như một sự thay thế thực sự cho sự sai lệch của an tử.
Nói không với trợ tử và an tử
Trong buổi hội thảo, Đức cha Vincenzo Paglia đã nhấn mạnh rằng việc chăm sóc xoa dịu « hành động với sự tôn trọng và thăng tiến nhân phẩm, bằng cách tránh những lối tắt giết chết con người, như những cách thức khác nhau để lấy đi sự sống, từ trợ tử đến an tử ». Trong cuộc phỏng vấn với Radio Vatican-Vatican News, ngài giải thích những gì chúng ta hiểu chính xác về việc chăm sóc xoa dịu và mang lại một cái nhìn tổng thể về luật pháp hiện hành trong thế giới hiện nay.
Vatican News : Kính thưa Đức cha Vincenzo Paglia, đối với Giáo hội, việc chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời thực sự có ý nghĩa gì ?
Đức cha Paglia : Chúng tôi đã xúc tiến một cuốn Sách Trắng giải thích chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời là gì, vì có một sự thiếu hiểu biết rất lớn và cả sự đánh giá thấp về sự chăm sóc này, ngay cả ở bình diện hàn lâm. Tôi phải nói với sự hài lòng lớn lao rằng sau một trong những hội nghị này, đại học Milan của Nhà nước đã thành lập một diễn đàn đại học về chăm sóc xoa dịu. Việc chăm sóc xoa dịu có một chiều kích lâm sàng rất mạnh mẽ và đó là khía cạnh khoa học. Tiếp đến, có khía cạnh văn hóa. Bởi vì nói về chăm sóc xoa dịu, đó không phải là nói về một chiều kích hay một sự chăm sóc khi không có gì nữa để làm, nhưng đó là đồng hành vào những thời điểm cuối cùng của một bệnh nhân trước khi người ấy qua đời, để họ nhận được tất cả những chăm sóc và trợ giúp gần gũi có thể, về mặt lâm sàng, nhân bản, tâm lý và tâm linh. Không ai bị bỏ mặc một mình trong một trong những thời điểm hay một trong những giai đoạn khó khăn nhất của đời họ.
Đối với chúng ta là những tín hữu, đó là cho thấy rằng sự chết không phải là một chấm dứt, nhưng là một cuộc vượt qua. Đó là một phần của chiều kích tâm linh mà chúng ta phải cổ võ. Sự thiếu hiểu biết là rất lớn. Chẳng hạn, ở Ý, có một luật tốt về chăm sóc xoa dịu, nhưng nó hoàn toàn không được biết đến và ít được áp dụng. Cuối cùng, cũng nhờ suy tư và những cuộc tiếp xúc với Bộ y tế và với ủy ban của chính phủ mà tôi chủ trì về chăm sóc cho người cao tuổi, chúng ta đã thành công bao gồm việc chăm sóc xoa dịu miễn phí tại nhà cho tất cả những ai cần đến. Điều cần phải làm hôm nay, đó là suy nghĩ kỹ về luật này, giúp vận dụng nó, giúp các gia đình và, nhất là, tránh sự cô đơn trong những thời điểm khó khăn.
Theo ý kiến của tôi, lập trường của Giáo hội là rất rõ ràng, nhưng không chỉ của Giáo hội. Một phần lớn của nền văn hóa nhân văn chủ nghĩa rõ ràng chống lại việc gây ra cái chết, bất cứ cái chết nào. Dù đó là bằng an tử hay trợ tử. Chúng ta tuyệt đối chống lại việc tự sát. Cần phải tránh giết người và tránh việc bám riết điều trị. Hai chiều kích này có điểm chung là sức mạnh trên sự chết : hoặc đẩy nhanh cái chết, hoặc trì hoãn nó cách không thích hợp. Giữa hai điều này, có sự đồng hành. Đó là ý nghĩa nhân văn tròn đầy, theo ý kiến của tôi.
Vatican News : Đức Cha có nghĩ rằng có đủ người trên thế giới tiếp cận được việc chăm sóc xoa dịu hay có những tiến bộ vẫn cần được thực hiện ?
Đức cha Paglia : Có nhiều tiến bộ cần được thực hiện. Chẳng hạn, trong cuộc hội thảo quốc tế trên web của chúng tôi, chúng tôi xem xét sự đa dạng của các nước. Tôi nghĩ đến Châu Phi. Có những nơi mà việc chăm sóc xoa dịu không có, như nhiều nước ở Trung Đông hay Châu Á. Tôi nghĩ đến những khó khăn gặp phải nơi nhiều vùng Châu Mỹ Latinh và nghĩ đến những giải pháp vội vàng nơi nhiều nước của phía Bắc. Tôi mong rằng Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống xúc tiến những cuộc gặp gỡ kiểu này trên toàn thế giới. Chúng tôi đã chuẩn bị điều này rồi. Chúng tôi sẽ sớm tổ chức chúng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và tôi muốn tổ chức chúng ở Hoa Kỳ và nơi các nước Viễn Đông. Chúng tôi phải tránh giải quyết cách vội vàng một vấn đề nhạy cảm với những luật phi nhân và « trò cười ». Đồng hành với một người sắp chết không phải dễ dàng, điều đó đòi hỏi sự hy sinh và đam mê, sự dấn thân và lòng tận tụy. Và đó là những phải phải được thực hiện.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐỨA TRẺ BÊN TRONG
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ