CHÂN PHƯỚC CHARLES DE FOUCAULD SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH VÀO NGÀY 15/5/2022
Khi công nhận một phép lạ được gán cho Chân phước Charles de Foucauld, Đức Phanxicô đã mở đường cho việc phong thánh ngài. Nhân vật đặc biệt này, biểu tưởng của sự hoán cải, được gắn liền với sa mạc Sahara, với mối tương quan với Hồi giáo và người Touaregs. Cuộc sống của ngài là một tìm kiếm cho đến khi ngài chết cách bi thảm ở giữa sa mạc.
Cha Charles de Foucauld và ẩn thất của ngài ở Tamanrasset
Sinh ngày 15/9/1858 ở Strasbourg, Charles de Foucauld mồ côi lúc 6 tuổi. Ngài được ông nội đón nhận cùng với em gái của mình. Ở tuổi thanh niên, ngài đã mất đức tin. Ngài viết : « Tôi đã như thế mười hai năm mà không phủ nhận và không tin điều gì, tuyệt vọng về sự thật, và thậm chí không tin vào Thiên Chúa, không có bằng chứng nào đủ rõ ràng đối với tôi ». Vào năm 1876, ngài gia nhập Saint-Cyr, trường chiến tranh, rồi Trường Kỵ Binh Saumur trước khi gia nhập một trung đoàn kỵ binh. Vào năm 1881, ngài rời quân đội trước khi gia nhập lại khi ngài biết rằng trung đoàn của ngài sẽ đến Algeria để thực hiện một sứ mạng nguy hiểm. Nhưng nếu chàng thanh niên Charles cuối cùng không thăng hoa trong cuộc sống đồn trú này, thì ngài đã khám phá ra một đam mê mới : Bắc Phi. Ngài đã chuẩn bị và thực hiện một cuộc thám hiểm ở Marốc vào năm 1884 trong đó, bằng việc đóng giả là một giáo sĩ Do Thái, ngài đã khám phá Hồi giáo. Cuộc gặp gỡ này đã đánh thức đức tin Công giáo nơi ngài.
Vào tháng 10/1886, ngài quyết định dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa. Ngài thực hiện một cuộc hành hương Đất Thánh rồi vào năm 1890, ngài gia nhập một đan viện Trappe ở Ardèche. Ngài kể lại : « Ngay khi tôi tin rằng có một Thiên Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là chỉ sống cho Người ; ơn gọi tu trì của tôi bắt đầu cùng lúc với đức tin của tôi ; Thiên Chúa rất vĩ đại. Có một sự khác biệt như vậy giữa Thiên Chúa và tất cả những gì không phải là Người ». Nhưng cuộc sống này không thỏa mãn khát vọng của ngài là trút bỏ chính mình hơn nữa : « Chúng ta nghèo đối với người giàu, nhưng không nghèo như Chúa chúng ta đã nghèo, không nghèo như tôi đã từng nghèo ở Marốc, không nghèo như thánh Phanxicô ». Lúc đó, ngài ước muốn « thêm vào công việc này nhiều lời cầu nguyện, chỉ thành lập những nhóm nhỏ, lan truyền khắp nơi nhất là nơi những nước không trung tín bị bỏ rơi như thế và nơi sẽ rất ngọt ngào để gia tăng tình yêu và những tôi tớ của Chúa Giêsu ».
Đất Thánh và Algeria
Chính vì thế ngài đã rời Pháp vào năm 1897 để trở lại Đất Thánh nơi ngài sẽ là cư trú nơi các tu sĩ dòng Clara ở Nadarét cho đến năm 1900. Rồi ngài trở lại Pháp và được phong chức linh mục ngày 9/6/1901, lúc 43 tuổi. Chính lúc đó mà ngài nối kết đam mê Bắc Phi và ước muốn sống giữa người nghèo của mình bằng cách đến Béni Abbès như ngài giải thích : « Qua kinh nghiệm, biết rằng không có người dân nào bị bỏ rơi nhiều hơn người Hồi giáo ở Marốc, ở sa mạc Sahara ở Algeria, nên tôi đã xin và được phép đến Béni Abbès, một ốc đảo nhỏ của Sahara Algeria trên biên giới của Marốc. »
Tại đó, ngài muốn thực hiện ước mơ của mình : « Tôi muốn tập quen cho tất cả cư dân, nhìn tôi như người anh em của họ, người anh em đại đồng…Họ bắt đầu gọi ngôi nhà là « tình huynh đệ », và điều đó thật ngọt ngào đối với tôi ». Đời sống của ngài được tổ chức như thế này : « Từ 4g30 sáng đến 8g30 tối, tôi không ngừng nói chuyện, gặp gỡ mọi người : người nô lệ, người nghèo, các bệnh nhân, binh lính, du khách, những người hiếu kỳ. » Nhưng ngài không bằng lòng với sứ mạng này và cảm thấy càng ngày càng bị thu hút đến các vùng xa hơn ở phía Nam, nơi sinh sống của người Touaregs mà ngài nóng lòng muốn biết. Đầu năm 1904, ngài đã khởi hành, « đi từ trại này sang trại khác, cố gắng thuần phục, xây dựng niềm tin, tình bạn…Đời sống du mục này có thuận lợi là làm cho tôi gặp nhiều tâm hồn và biết được đất nước », ngài thổ lộ. Cuối cùng, ngài tìm thấy sự bình an mà ngài đã tìm kiếm : « Tôi sẽ ở lại nơi đây, người Châu Âu duy nhất…rất hạnh phúc sống một mình với Chúa Giêsu, một mình với Chúa Giêsu. »
Ẩn sĩ giữa những người Touaregs
Ngài sống trong nhiều nơi ẩn thất khác nhau ở Tamanrasset mà ngài xây dựng. « Ngày mai, mười năm mà tôi dâng Thánh lễ trong ẩn thất ở Tamanrasset ! Và không có một người nào trở lại ! Cần phải cầu nguyện, làm việc và kiên nhẫn », ngài ghi vào giấy, tóm tắt như thế cuộc sống của mình giữa người Touaregs.
Đang khi chiến tranh xâu xé Châu Âu, thì ngài bị bắt vào ngày 1/12/1916 bởi những người Sénoussistes, những kẻ nổi loạn người Touaregs chống lại sự hiện diện của người Pháp ở Sahara. Ngài bị giết chết bởi một trong những kẻ bắt giữ ngài vì hoảng sợ sau khi hai người lính cưỡi lạc đà tiến đến. Lúc đó ngài 58 tuổi. Trích lại lời của Chúa Giêsu, ngài đã viết như báo hiệu từ trước : « Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không chết đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình ; còn nếu nó chết đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt ».
« Charles de Foucauld, qua bóng tối và ánh sáng, đã mở ra cho chúng ta ý thức về tình huynh đệ phổ quát. Chiều kích này của toàn bộ đời sống Tin Mừng là một lời cấp bách cho thời đại của chúng ta. Ngài mời gọi chúng ta ra khỏi sự sợ hãi và khép kín của chúng ta và theo đuổi con đường đã vạch ra », Đức cha Claude Rault, Giám mục giáo phận Laghouat, ở Algeria từ 2004 đến 2017, bao quát các vùng đất mà vị thánh tương lai đã sống, đã tóm tắt cuộc đời của cha Charles de Foucauld như thế.
Phép lạ được gán cho Chân phước Charles de Foucauld liên quan đến việc gìn giữ. Vào năm 2016, Charle, một thợ mộc, 21 tuổi, đã sống sót sau một cú ngã ở độ cao 16m. Sự sống sót này được nhìn nhận có liên quan đến việc cầu nguyện xin Chân phước De Foucauld giữ gìn.
Chân phước Charles de Foucauld sẽ được phong thánh vào ngày 15/5/2022 ở Rôma, cùng với 6 Chân Phước khác.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO