CHỖ ĐỨNG CỦA NỮ GIỚI, SỰ ĐỘC THÂN LINH MỤC… NHỮNG GÌ BÁO CÁO CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG CHỨA ĐỰNG

Written by xbvn on Tháng Mười 31st, 2023. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Ơn gọi, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Báo cáo tổng hợp của Thượng hội đồng Giám mục lần thứ XVI đã được công bố vào tối thứ Bảy, ngày 28/10, sau cuộc bỏ phiếu của các tham dự viên. Không xác nhận bất kỳ thay đổi có hiệu lực nào, văn kiện phác thảo một Giáo hội “bao hàm” hơn, trong đó tính hiệp hành được coi là từ khóa.

Trong hội trường Phaolô VI, các tham dự viên Thượng hội đồng đã đứng vỗ tay nhiệt liệt cho việc kết thúc một tháng dài làm việc. Khoảng 8 giờ 30 tối thứ Bảy, ngày 28/10/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô vừa kết thúc, sau một lời cầu nguyện ngắn, công việc của Đại hội Thượng hội đồng Giám mục lần thứ XVI tại Vatican. Các cuộc tranh luận xung quanh tương lai của Giáo hội Công giáo, sau 1251 sửa đổi và bỏ phiếu cho mỗi đoạn, đã dẫn đến một tài liệu xác định rõ những đường nét của một Giáo hội trong đó mỗi tín hữu phải được đón nhận và tham gia trong các quyết định của mình; một Giáo hội rộng mở với người nghèo, người bị tổn thương và thế giới.

42 trang của báo cáo cuối cùng, trong đó tất cả các đoạn đã được 2/3 chấp thuận, được chia thành ba phần: tính đồng nghị, sứ mạng và cộng đồng Giáo hội. Nó trình bày chi tiết các ý kiến đồng thuận, các vấn đề cần giải quyết và đưa ra 81 đề xuất mà phần lớn sẽ phải được quyết định tại Thượng hội đồng Giám mục tiếp theo, vào tháng 10 năm 2024.

Văn kiện này, một loại “biên bản trung thành với các cuộc trao đổi” như một tham dự viên các cuộc tranh luận mô tả, do đó bao trùm nhiều chủ đề, có nguy cơ không xác định được các ưu tiên chính: đối thoại đại kết, vai trò của các Hội đồng Giám mục, chức phó tế nữ, đào tạo để tính hiệp hành, kỹ thuật số, v.v. Điều nổi lên khi đọc văn kiện là phác thảo về một cách nhìn mới về Giáo hội, các thừa tác vụ và sứ mạng, trong đó sự hòa nhập và tham gia của tất cả mọi người trở thành những từ khóa – mà chưa có điều gì được quyết định. Những nhân vật chính của Thượng hội đồng trong những tuần gần đây cũng đã làm việc để tiết ý những kỳ vọng của các nhà quan sát.

Chỗ đứng của nữ giới

Không có gì ngạc nhiên khi chính trong mục “tất cả đều là môn đệ, tất cả đều là thừa sai”, dành riêng cho mối quan tâm về việc hòa nhập, lại có nhiều ý kiến ​​khác nhau nhất. Do đó, đề xuất tiếp tục “nghiên cứu thần học và mục vụ về khả năng tiếp cận chức phó tế của phụ nữ” đã nhận được số phiếu chống nhất (67). Báo cáo cũng nêu lên khả năng rằng kết quả của những nghiên cứu này có thể không được trình bày tại khóa họp tiếp theo. Hai đoạn văn khác đề cập đến vấn đề này lần lượt nhận được 69 và 61 phản đối. Chỗ đứng của nữ giới, được dành cả một chương, là chủ đề của nhiều đề xuất: đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử trong công việc trong Giáo hội, mở rộng khả năng tiếp cận các trách nhiệm và đào tạo thần học, tiến tới một ngôn ngữ hòa nhập hơn.

Một điểm khác gây tranh cãi trong những tuần vừa qua: sự độc thân của các linh mục. Tuy nhiên, không có đề xuất nào về điểm này sẽ được đưa vào danh sách thảo luận tại Thượng hội đồng tiếp theo. Đoạn duy nhất lướt qua chủ đề đã được tranh luận (55 phiếu chống). Văn kiện nêu rõ : “Những đánh giá khác nhau đã được bày tỏ”. “Đây không phải là một chủ đề mới, cần được khám phá sâu hơn,” chúng ta có thể đọc thấy như thế mà không có thêm thông tin chi tiết.

Tương tự như vậy, hầu như không có đề cập nào đến đồng tính luyến ái hoặc người LGBT. “Căn tính giới tính” và “xu hướng tính dục” chỉ được đề cập bên cạnh trí tuệ nhân tạo hay sự chấm dứt sự sống để nói về những tranh cãi trong xã hội hoặc để “thúc đẩy các sáng kiến ​​cho phép sự phân định chung về các vấn đề giáo lý, mục vụ và đạo đức gây tranh cãi”. Đã có nhiều tiếng nói về việc thiếu suy tư hoặc những đề xuất đầy tham vọng, đồng thời nhắc lại rằng nhiều người đang chờ đợi quan điểm về việc chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái.

Những hướng suy tư khác bao gồm việc mở rộng thừa tác vụ đọc sách sang giảng thuyết, tăng cường chức phó tế hoặc khả năng của các Giám mục trong việc giải trình về công việc của mình. Rất nhiều sự tiến triển tiềm năng chứng tỏ rằng Giáo hội đang ra khỏi trung tâm, có khả năng giúp Giáo hội có thể tiếp cận các tín hữu trong thế giới ngày nay tốt hơn. Một thành viên trong nhóm chuyên gia thần học của Thượng hội đồng nhấn mạnh: “Về cơ bản, tất cả những điều này liên quan đến vấn đề bình đẳng về phép rửa tội, dù là giáo dân hay có chức thánh”. Mỗi người chúng ta phải mang đến cho Giáo hội những gì mình là, bởi vì mỗi người là một biểu hiện của Thiên Chúa.

Quyết định toàn dân của tính hiệp hành

Nói rộng hơn, các kết luận của Thượng hội đồng công nhận phương pháp mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn nhằm cải cách việc ra quyết định trong Giáo hội. Trước tiên, tính hiệp hành phải được củng cố bằng cách “mở rộng số lượng người tham gia vào các tiến trình hiệp hành”, bằng cách vượt qua sự phản kháng của một số người Công giáo, để tưới mát toàn bộ cơ cấu Giáo hội. Do đó, việc sửa đổi Bộ Giáo luật được dự tính là để xác định lại và làm rõ vị trí của tính hiệp hành trong Giáo hội.

Sau đó, Thượng hội đồng đã bỏ phiếu, thông qua việc “đối thoại trong Chúa Thánh Thần” – phương pháp phân định này được áp dụng trong các cuộc thảo luận tại hội trường Phaolô VI – trong toàn thể Giáo hội Công giáo, có tính đến những đặc thù văn hóa. Nhà thần học Dòng Tên Christoph Theobald, cũng là thành viên của Thượng hội đồng, vui mừng: “Trong một Giáo hội rất chia rẽ, học cách lắng nghe nhau là một tín hiệu mạnh mẽ, một thành công”.

Kết luận cuối cùng trong một năm nữa

Một chủ đề khác được Đức Thánh Cha yêu thích và được đưa ra rộng rãi trong các cuộc tranh luận, sự quan tâm của Giáo hội đối với người nghèo là chủ đề của một chương dài. Những người nghèo cầu xin “tình yêu từ Giáo hội” và họ mang nhiều bộ mặt khác nhau: “những người không có những gì cần thiết để có một cuộc sống xứng đáng”, “những người di cư và tị nạn”, “các dân tộc bản địa”, các nạn nhân lạm dụng, phân biệt chủng tộc, “bóc lột kinh tế“, “người già dễ bị tổn thương“… Các tham dự viên Thượng hội đồng đặc biệt đề xuất làm cho học thuyết xã hội của Giáo hội được biết đến nhiều hơn hoặc suy nghĩ lại về chức phó tế.

Để thực hiện tất cả những cuộc cách mạng nhỏ này, bản báo cáo vạch ra nhiều hướng để cải tân các cơ cấu của Giáo hội và làm cho Giáo hội trở nên lắng nghe hạ tầng hơn, với nghĩa vụ đối với các Giám mục là thành lập một hội đồng mục vụ giáo phận và củng cố các Hội đồng Lục địa, cũng như vai trò của các giáo tỉnh dưới trách nhiệm của Tổng Giám mục. Mục tiêu được nêu là thúc đẩy tính hiệp hành ở khắp mọi nơi. Một chuyên gia khác có mặt tại Thượng hội đồng giải thích: “Sự nhấn mạnh đến một giáo hội học ít duy phổ quát hơn. Trong đường hướng của Vatican II, đó là một cách tiếp cận Giáo hội từ cơ sở, từ sự hiệp thông của các Giáo hội địa phương, trong đó Giám mục Rôma vẫn là người bảo đảm tính phổ quát và đa dạng.”

Các tham dự viên Thượng Hội đồng đặt câu hỏi: “Chúng ta nên thay đổi điều gì để những người cảm thấy bị loại trừ có thể trải nghiệm một Giáo hội đón tiếp hơn? Lắng nghe và đồng hành không chỉ là những sáng kiến ​​cá nhân mà còn là một hình thức hành động của Giáo hội. Thượng Hội đồng này vạch ra một Giáo hội Công giáo thích đón tiếp hơn là lên án, nhưng lại từ chối việc thực thi một cách nguy hiểm việc chạm vào tín điều.

Khi trình bày bản báo cáo, Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, tổng trường trình viên của Thượng hội đồng Giám Mục, đã chỉ ra rằng các kết luận của Thượng hội đồng bây giờ phải được gửi lại cho các Giáo hội địa phương. Ngài nói thêm: “Việc nghiên cứu giáo luật, thần học và mục vụ phải được thực hiện” trong 11 tháng tới về các chủ đề được đề cập. Trước khi các cuộc tranh luận quay trở lại Vatican và Giáo hoàng đưa ra kết luận cuối cùng về quá trình kéo dài 4 năm.

Những mục gây tranh cãi nhất

Trong báo cáo cuối cùng của Thượng Hội đồng, năm mục đã khơi dậy những dè dặt mạnh mẽ, bắt đầu từ những mục liên quan đến chức phó tế nữ. Về vấn đề gây tranh cãi về tính phù hợp của nó, đoạn văn này đã được bỏ phiếu 277 ủng hộ và 68 phiếu chống.

Điểm nghiên cứu về chức phó tế nữ cũng bị tranh cãi với 279 phiếu thuận và 67 phiếu phản đối. Báo cáo viết: “Nghiên cứu thần học và mục vụ về khả năng tiếp cận chức phó tế của phụ nữ phải được tiếp tục”. Cuối cùng, mục về những thiếu chắc chắn thần học về chức phó tế đã được 285 phiếu thuận và 61 phiếu chống.

Đoạn đề cập đến đời sống độc thân của các linh mục cũng bị tranh cãi và bỏ phiếu với 291 phiếu thuận và 55 phiếu phản đối: “Tất cả mọi người đều đánh giá cao giá trị ngôn sứ và chứng tá về sự đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô của nó; một số người tự hỏi liệu sự thích đáng về mặt thần học của nó với thừa tác vụ linh mục có nhất thiết phải chuyển thành một nghĩa vụ kỷ luật trong Giáo hội Latinh hay không (…).”

Mục về các linh mục đã rời bỏ thừa tác vụ và khả năng đưa họ vào “việc phục vụ mục vụ vốn củng cố quá trình đào tạo và kinh nghiệm của họ”, đã được thông qua bởi 293 phiếu thuận và 53 phiếu chống.

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: , , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31