CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH LẦN THỨ 47 : « TÌNH HUYNH ĐỆ, NỀN TẢNG VÀ CON ĐƯỜNG HÒA BÌNH »

Written by xbvn on Tháng Bảy 31st, 2013. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo chủ đề trên đây cho Ngày Thế Giới Hòa Bình lần thứ 47 và đây là sứ điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế Giới Hòa Bình. Đức Thánh Cha đã chọn tình huynh đệ như là chủ đề của Sứ điệp đầu tiên của ngài cho Ngày Thế Giới Hòa Bình. Từ đầu triều đại của ngài, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng vượt qua một « nền văn hóa đồ bỏ đi » và thăng tiến « nền văn hóa gặp gỡ », nhằm thực hiện một thế giới công bằng và hòa bình hơn.

Tình huynh đệ là một ân huệ mà mỗi người nhận lãnh với tư cách là hữu thể nhân linh, là con của cùng một Cha. Đối diện với nhiều bi kịch liên quan đến gia đình các dân tộc – nghèo đói, kém phát triển, xung đột, di dân, ô nhiễm, bất bình đẳng, sự bất công, tội phạm có tổ chức, các trào lưu thủ cựu cực đoan-, tình huynh đệ là nền tảng và là con đường của hòa bình.

Nền văn hóa tiện nghi sung túc làm mất đi ý thức trách nhiệm và  tương quan huynh đệ. Tha nhân, thay vì là « đồng bào » của chúng ta, lại xuất hiện như là những kẻ đối kháng hay kẻ thù và họ thường « bị sự vật hóa ». Cũng không hiếm khi người nghèo và túng thiếu bị coi như là một « gánh nặng », một chướng ngại cho sự phát triển. Trong trường hợp tốt hơn, họ lãnh nhận một sự trợ giúp dưới hình thức cứu trợ hay là đối tượng của lòng trắc ẩn. Tức là họ không còn được coi như là anh chị em, được kêu gọi chia sẻ những ân huệ của công trình tạo dựng, những thiện ích của sự phát triển và của văn hóa, tham dự trọn vẹn vào cùng bàn tiệc sự sống, và trở nên những người chủ chốt của sự phát triển toàn diện.

Là ân huệ và là sự dấn thân đến từ Thiên Chúa, tình huynh đệ khích lệ sống liên đới chống lại sự bất bình đẳng và sự nghèo khó vốn làm yếu đi đời sống xã hội, săn sóc mỗi người – cách riêng những người bé nhỏ và yếu đuối nhất – , yêu mến họ như chính mình, với chính con tim của Chúa Giêsu.

Trong một thế giới vốn phát triển liên lỉ sự độc lập của nó, không được thiếu đi thiện ích của tình huynh đệ, vốn có thể chiến thắng sự bành trướng của sự toàn cầu hóa dửng dưng này. Sự toàn cầu hóa dửng dưng phải nhường chỗ cho sự toàn cầu hóa tình huynh đệ.

Tình huynh đệ phải đánh dấu tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả kinh tế, tài chính, xã hội dân sự, chính trị, việc nghiên cứu, sự phát triển cũng như các thể chế chính trị và văn hóa.

Qua sứ điệp này, Đức Thánh Cha đề nghị cho mọi người con đường huynh đệ, để mang lại cho thế giới một khuôn mặt nhân bản hơn.

Tý Linh

Theo VIS

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31