CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH: ĐỨC ÔNG PHILIPPE BORDEYNE TRẢ LỜI NHỮNG CHỈ TRÍCH VỀ VĂN BẢN
Việc công bố tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin về việc chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái đã gây ra nhiều phản ứng, đôi khi rất chỉ trích. Đức ông Philippe Bordeyne, Viện trưởng Học viện Giáo hoàng Gioan-Phaolô II ở Rôma, trả lời cho những chỉ trích đó trong bài viết cho nhật báo La Croix.
Việc xuất bản Tuyên ngôn của Bộ Giáo lý Đức tin về ý nghĩa mục vụ của các chúc lành (Fiducia supplicans) đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Những điều sau đây đã được tố cáo: một cách tiếp cận mục vụ coi thường giáo thuyết, gieo rắc sự nhầm lẫn giữa các tín hữu, một tính chất thời gian thiếu tôn trọng tiến trình hiệp hành. Và đến từ phía bên kia, sự dai dẳng coi những người đồng tính luyến ái hoặc ly dị và tái hôn là tội nhân, đến mức chủ trương rằng họ phải được chúc lành như đồ vật.
Kiểu phát biểu này cho thấy khó có thể bắt đầu một cuộc đối thoại thanh thản với một văn bản được xây dựng và lập luận. Tôi muốn bắt đầu từ một vài lời chỉ trích thu thập được trong số những lời chỉ trích khác để chứng tỏ rằng văn bản chống lại chúng khá tốt và do đó nó mời gọi việc đọc đào sâu.
Cần những dấu hiệu hữu hình từ Chúa
Để bắt đầu, thật hữu ích khi xác định vấn đề mục vụ làm nền tảng cho văn kiện này, ngay cả khi nó không bao giờ được nói rõ ràng: làm thế nào để tôn trọng Bí tích Hôn phối trong tất cả sự cao cả của nó, mà không bỏ qua việc rất nhiều đôi bạn đang sống ngoài hôn nhân cần đến những dấu hiệu hữu hình cho thấy Chúa không bỏ rơi họ? Nếu không, họ có nguy cơ rời bỏ Giáo hội một cách ồn ào hoặc lặng lẽ.
Tuyên ngôn đang làm một công việc trong sự thật bằng cách cách giải quyết vấn đề đang ám ảnh nhiều mục tử và giáo dân đã được rửa tội. Lưu ý rằng nó thuộc trật tự giáo thuyết và mục vụ: các tín hữu Công giáo cần được củng cố trong đức tin rằng Thiên Chúa đã tạo dựng hôn nhân vì hạnh phúc của họ và của nhân loại, và Ngài vẫn tốt lành và thương xót đối với những người đi theo những con đường khác vì những lý do mà họ thường không làm chủ hoàn toàn.
Mang lại sự gắn kết giữa giáo thuyết và mục vụ
Vả lại, tài liệu tuyên bố rằng nó muốn “gắn kết giữa các khía cạnh giáo thuyết và mục vụ”. Nó làm điều đó bằng cách nào? Trước tiên, trong phần đầu tiên, bằng cách mô tả nét đặc thù của hôn nhân từ phụng vụ được dành riêng cho hôn nhân, trong đó một thừa tác viên chức thánh ban phép lành của Thiên Chúa cho đôi vợ chồng, gồm một người nam và một người nữ, đã trao đổi sự ưng thuận cho nhau. Lex orandi, lex credendi: lời cầu nguyện của Giáo hội hướng dẫn chúng ta đến những gì phải tin. Nếu phụng vụ Bí tích liên tiếp có ba phép lành (hai lần cho cặp vợ chồng và cuối cùng cho toàn thể cộng đoàn), thì đó là vì nó dựa trên đức tin của Thánh Kinh.
Đây là lý do tại sao, tiếp đến, Tuyên ngôn, cũng như Nghi thức làm phép, cẩn thận lấy lại ý nghĩa của các chúc lành trong Thánh Kinh. Điểm khởi đầu là sự tốt lành của Thiên Chúa: Ngài ban phúc lành (bénir) dồi dào bằng cách ban ân sủng của Ngài. Rồi dân của Ngài đáp lại bằng cách chúc tụng (bénir) Ngài (phúc lành hướng lên). Cuối cùng, các thừa tác viên có sứ mạng chúc lành nhân danh Thiên Chúa (phúc lành hướng xuống). Từ đó, xuất hiện một học thuyết về chúc lành, mà việc mục vụ của Giáo hội đã phát triển trong suốt lịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tránh mọi nhầm lẫn
Tuyên ngôn đến để đưa vào, theo sau Công đồng Vatican II, một điểm tương đồng nhưng cũng có sự khác biệt giữa các bí tích và á bí tích mà các chúc lành là một phần trong đó. Do sự khác biệt này, cần tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào giữa các chúc lành dành riêng cho Bí tích Hôn phối và các chúc lành khác. Tuyên ngôn không tiến hành ở bình diện giáo thuyết, nhưng ở bình diện mục vụ. Trước hết, nó khẳng định rằng Giáo hội không có quyền loại trừ, về nguyên tắc, một số loại cặp vợ chồng: điều này mâu thuẫn với chuyển động hướng lên và hướng xuống được nêu rõ trong Thánh Kinh, dựa trên sự mặc khải về tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Do đó, các đôi bạn có thể chúc tụng Thiên Chúa và được Ngài chúc lành.
Thứ hai, Tuyên ngôn đưa ra những tiêu chí rõ ràng cho các thừa tác viên chức thánh để tránh nhầm lẫn khi chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc hoặc các cặp đồng giới: tránh xa mọi hôn nhân dân sự, về thời gian và trang phục; nằm trong một cách tiếp cận tâm linh tín thác vào Thiên Chúa, khiêm nhường và sáng suốt, chẳng hạn trong một chuyến hành hương; không sử dụng nghi lễ mà thể hiện “sự tự phát và tự do”.
Phẩm giá của những người được rửa tội
Điểm cuối cùng này là điểm động viên nhất, cả về việc mục vụ lẫn việc đào sâu giáo thuyết. Nó được rút ra từ kinh nghiệm của Giáo hội về lòng đạo đức bình dân, vốn là đối tượng của một Cẩm nang năm 2002 của Rôma. Ở đây, chúng ta tham gia vào sự năng động của một Giáo hội hiệp hành: trước khi chúc lành, thừa tác viên được mời gọi lắng nghe những gì cặp đôi mong đợi từ Thiên Chúa qua ước muốn chúc lành của họ. Sau đó, ngài có thể mời đôi bạn chúc tụng Thiên Chúa vì những hoa trái của sự kết hợp của họ và cầu xin sự giúp đỡ của Ngài để vượt qua những giới hạn và sự thiếu tình yêu trong cuộc sống của họ.
Từ trái tim linh mục hay phó tế của mình, có thể phát sinh “cách tự phát” một lời cầu nguyện và một cử chỉ thích hợp để chúc lành cho đôi bạn này. Nhờ phúc lành được biện phân và nhân cách hóa này, các đôi bạn được đánh dấu bởi một lịch sử phức tạp và được thừa tác viên của Giáo hội hỗ trợ, sẽ có thể nhận ra, trước mặt Thiên Chúa, phẩm giá của họ với tư cách là những người đã được rửa tội và giá trị của lịch sử chung của họ, bất chấp những giới hạn khách quan của nó. Họ sẽ có thể bắt đầu lại cuộc sống đức tin của mình.
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: nhật báo La Croix)
———————————————
“Những ai cho rằng việc Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép chúc lành cho các cặp đồng tính và ly dị tái hôn là đang gián tiếp cổ súy đồng tính và ly dị tái hôn, thì đó chẳng khác gì đang chỉ trích Chúa Giêsu cổ suy cho tội phạm khi Ngài đến nhà và ăn uống với người tội lỗi; cổ súy cho việc chém giết hận thù khi Ngài kêu gọi tha thứ cho kẻ thù” (Tý Linh)
Tags: Phanxicô-I, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?