CHÚC LÀNH CHO CÁC ĐÔI BẠN CÙNG GIỚI TÍNH : GIÁO HỘI NÓI GÌ ?
Ba câu hỏi được đặt ra cho Đức ông Philippe Bordeyne, Viện trưởng Học viện giáo hoàng về khoa học hôn nhân và gia đình.
1. Tại sao có Tuyên ngôn này của Bộ Giáo lý Đức tin về việc chúc lành ?
Tuyên ngôn của Bộ Giáo lý Đức tin – nó thật quan trọng, đó là Tuyên ngôn đầu tiên được Đức Thánh Cha Phanxicô ký trong triều đại giáo hoàng của ngài. Nó trả lời cho một vấn đề thuộc trật tự mục vụ : chúng ta có thể làm gì đối với các tín hữu đang sống chung với nhau và không thể lãnh nhận được bí tích hôn phối ? Họ không thể nhận được bởi vì họ đã ly dị tái hôn về mặt dân sự, hoặc là những người đồng tính luyến ái. Có những trường hợp khác nữa mà chúng ta có thể hình dung ra…Và vì thế, vào lúc đó, điều quan trọng là đừng quên rằng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, người rất gắn bó với thánh Giáo hoàng Phaolô VI, ngài lấy lại hình thức của một Tuyên ngôn vốn rất quan trọng vào năm 1975 là Persona Humana, Tuyên ngôn này đã nói với các vị mục tử : « Hãy cẩn thận đánh giá trách nhiệm đạo đức của mọi người một cách thận trọng, khi hoàn cảnh của họ không thể được cho là gương mẫu ». Vì thế, tôi có thể nói ngày nay – chúng ta đang ở năm 1975, tức là gần như 50 năm sau rồi – tỉ lệ ly dị đã gia tăng, cũng như sự thất bại trong hôn nhân. Và chúng ta đang ở trong các xã hội nơi có nhiều tín hữu không thể sống một mình. Tuy nhiên, họ tìm kiếm, họ tìm cách xây dựng cuộc sống của mình với một ai đó, nhưng để mang lại điều tốt đẹp từ đó. Do đó, đây không thể là bí tích hôn phối. Đó có thể là gì ? Và đây là điều mà bản văn nói. Nó trả lời cho các mục tử thường bị giằng co và họ nói : « Nhưng, cần phải tôn trọng bí tích hôn phối, và đồng thời, chúng ta không thể không làm gì cho các tín hữu đang ở trong những hoàn cảnh khó khăn. » Vì thế, bản văn nói : « Có điều gì đó trong Truyền thống Giáo hội, được gọi là các lời chúc lành, bằng các cử chỉ, các lời cầu nguyện. Đó không phải là các bí tích, đó là những gì chúng ta gọi là các á bí tích, vốn rất quan trọng bởi vì chúng biểu lộ sự trợ giúp của Thiên Chúa qua việc chúc lành này.
2. Đâu là những nét đặc thù của việc chúc lành này ?
Tính mới mẻ, đó là bản văn nói về việc chúc lành cho một đôi bạn chưa kết hôn, và do đó một đôi bạn không phải đang thực hiện một bước hướng đến hôn nhân bởi vì đã có lời chúc đính hôn. Đó là những đôi bạn. Vì thế, không được lẫn lộn giữa hôn nhân và loại chúc lành này. Do đó, bản văn đặt ra các điều kiện : sẽ không có gì chung trong việc chúc lành với những dấu hiệu được đưa ra trong hôn nhân. Vì vậy, không chỉ thực tế là đó không phải là lời chúc lành, đó sẽ không phải là ngày diễn ra đám cưới dân sự, và thậm chí không gần giống, không cùng một thời điểm. Trên hết, không được có bộ quần áo nào khiến bạn nghĩ đến chuyện hôn nhân.
Chúng ta đang ở trong một lối tiếp cân tâm linh rất quan trọng, một tiếp cận tâm linh tín thác vào Thiên Chúa đối với những người này, đối với cặp vợ chồng này, một lối tiếp cận khiêm nhường nữa, và tôi muốn nói, lối tiếp cận sáng suốt về cả những điều tốt đẹp có trong sự kết hợp của họ, cũng như những giới hạn, và phần tội lỗi.
Và « lối tiếp cận này được thực hiện ở đâu? » Đặc biệt trong một cuộc hành hương. Vì thế, điều cuối cùng phải nói có lẽ đó là : có một cuốn sách nghi thức chúc lành, cho mọi loại chúc lành. Ở đây, bản văn nói : « Chúng ta sẽ không lấy trong sách nghi thức để không gây nhầm lẫn. » Đó sẽ là trong một mối tương quan cá nhân giữa linh mục và đôi bạn, linh mục hoặc phó tế, hay đó có thể là một giám mục. Và đôi bạn sẽ phải diễn tả điều mà họ cầu xin Thiên Chúa, chính đó là một sự chúc lành.
3. Phải chăng đó là một sự thay đổi giáo thuyết về Bí tích Hôn phối ?
Chúng ta nghe người ta nói nhiều : « Nhưng như thế, còn đâu mối liên hệ giữa mục vụ và giáo thuyết ? » Vì thế, ở đây, tôi xin nói hai điều để mọi người yên tâm, nếu được phép nói như vậy:
Có những người thấy rằng điều này là quá đáng, nhưng ở đây, họ phải hiểu rằng tuyên ngôn này của Bộ Giáo lý đức tin, nó vạch khuôn khổ và nó nói: “ Cần phải kết hợp học thuyết và mục vụ”. Và tuyên ngôn làm điều đó như thế nào? Nó làm điều này bằng cách dành cho hôn nhân tất cả những dấu hiệu đặc trưng của bí tích hôn nhân. Và rồi có những người cho rằng như vậy là chưa đủ. Vì thế, tôi muốn nói với họ: Giáo hội đã dành thời gian để phân định để đưa ra một dấu chỉ đích thực. Có điều gì đó thực sự xứng đáng trong cuộc sống của những người ly dị và tái hôn này, những người đồng tính này vốn đã thực sự đi được một chặng đường dài. Vì vậy, tất nhiên có những giới hạn quan trọng trong cuộc sống của họ và Giáo hội không thể nói khác, và họ biết điều đó. Tuy nhiên, có một điều gì đó thực sự xứng đáng và đó là ý nghĩa của việc chúc lành. Đó là linh mục hay phó tế lắng nghe lời cầu nguyện xuất phát từ trái tim của các tín hữu với cuộc sống phức tạp của họ và nói: “Thiên Chúa chúc lành cho các bạn”. Bởi vì Thiên Chúa ban phúc lành cho toàn thể nhân loại và trong lịch sử Thánh Kinh, Ngài chưa bao giờ bỏ rơi hay quên dân Ngài, ngay cả khi họ xa rời Ngài.
———————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : video KTOTV)
Tags: Phanxicô-I, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV NGÀY 9/5/2025
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5