CÓ ĐƯỢC CHÚC LÀNH CHO CÁC CUỘC KẾT HỢP ĐỒNG TÍNH KHÔNG ? CÂU TRẢ LỜI CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Câu hỏi được đặt ra cho Bộ Giáo lý Đức tin, và dưới đây là toàn văn câu trả lời của Bộ kèm theo thông tri giải thích được công bố ngày 15/3/2021:
Câu hỏi : Giáo hội có quyền chúc lành cho các cuộc kết hợp của những người cùng giới tính không ?
Trả lời : Không được.
Thông tri giải thích
Ngày nay, ở một số nơi trong Giáo hội đang phổ biến những kế hoạch và những đề xuất chúc lành cho các cuộc kết hợp giữa những người cùng giới tính. Không hiếm khi những kế hoạch như thế được thúc đẩy bởi một ý muốn chân thành đón tiếp và đồng hành với những người đồng tính, những người mà những con đường tăng trưởng đức tin được đề nghị, « để những người biểu lộ một khuynh hướng đồng tính có thể hưởng được sự trợ giúp cần thiết để hiểu và thực hiện trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ » (1).
Trên hành trình này, lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, tham dự vào sinh hoạt phụng vụ của Giáo hội và thực thi đức ái có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ sự cam kết đọc lịch sử của mình và tuân theo lời mời gọi phép rửa của mình một cách tự do và có trách nhiệm, vì « Thiên Chúa yêu thương mỗi người và Giáo hội cũng làm như thế » (2), khước từ mọi sự phân biệt kỳ thị bất công.
Trong số các sinh hoạt phụng vụ của Giáo hội, tầm quan trọng đặc biệt dành cho các á bí tích, là « những dấu hiệu linh thánh, phần nào giống như các bí tích, nhờ đó biểu trưng những hiệu quả – nhất là những hiệu quả thiêng liêng – và thông ban hiệu quả đó nhờ sự cầu bầu của Giáo hội. Nhờ các á bí tích, con người được chuẩn bị lãnh nhận hiệu quả chính yếu của các bí tích và thánh hóa những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống » (3). Tiếp đến, Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo nêu rõ rằng « các á bí tích không trao ban ân sủng của Chúa Thánh Thần theo cách các bí tích, nhưng qua lời cầu nguyện của Giáo hội, chúng chuẩn bị cho việc lãnh nhận ân sủng và sẵn sàng cộng tác với ân sủng » (số 1670).
Những chúc lành thuộc loại các á bí tích, qua đó Giáo hội « kêu gọi con người ca ngợi Thiên Chúa, mời gọi họ cầu xin sự che chở của Ngài, khuyến khích họ, qua sự thánh thiện của cuộc sống của họ, đón nhận lòng thương xót của Ngài » (4). Vả lại, « được thiết lập cách nào đó phỏng theo các bí tích, chúng luôn luôn và chủ yếu có liên quan đến các hiệu quả thiêng liêng, mà chúng đạt được qua sự cầu xin của Giáo hội » (5).
Dó đó, để phù hợp với bản chất của các á bí tích, khi một chúc lành được cầu xin trên một số mối tương quan nhân loại, – bên cạnh ý hướng ngay thẳng của những người tham dự – , điều cần thiết là những gì được chúc lành phải được sắp đặt cách khách quan và tích cực để lãnh nhận và diễn tả ân sủng, theo các kế hoạch của Thiên Chúa được ghi khắc trong công trình tạo dựng và được Chúa Kitô mạc khải cách trọn vẹn. Do đó, chỉ những thực tại tự bản thân nào được được sắp đặt để phục vụ các kế hoạch này mới tương thích với bản chất của sự chúc lành mà Giáo hội trao ban.
Vì lý do này, việc chúc lành cho các mối tương quan hay các quan hệ đối tác, ngay cả khi chúng ổn định, mà ngụ ý một sự thực hành tính dục ngoài hôn nhân (tức là ngoài sự kết hợp bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ tự nó mở ra cho việc truyền sinh), như trường hợp các cuộc kết hợp giữa những người cùng giới tính, đều không hợp pháp (6). Tuy nhiên, sự hiện diện của các yếu tố tích cực trong các mối tương quan này, mà tự chúng phải được đánh giá cao và có giá trị, tự bản chất không phải là để biện minh cho các mối tương quan này và dó đó làm cho chúng có thể hợp pháp được một sự chúc lành của Giáo hội, vì những yếu tố này được nhận thấy để phục vụ cho một sự kết hợp không theo kế hoạch của Đấng Tạo Hóa.
Vả lại, việc chúc lành trên người vì có liên quan đến các bí tích, nên việc chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính không thể được coi như là hợp pháp, vì cách nào đó nó sẽ tạo nên một sự bắt chước hay một sự phản chiếu tương tự với sự chúc lành hôn lễ (7) được cầu xin trên người nam và người nữ kết hợp trong bí tích hôn phối, vì « không có nền tảng nào để đồng hóa hoặc thiết lập sự loại suy, dù là xa, giữa các cuộc kết hợp đồng tính và kế hoạch của Thiên Chúa về hồn nhân và gia đình » (8).
Do đó, việc tuyên bố về sự bất hợp pháp của việc chúc lành cho các cuộc kết hợp giữa những người cùng giới tính không phải, và không muốn là một sự phân biệt kỳ thị bất công, nhưng đúng hơn là nhắc nhớ chân lý của nghi thức phụng vụ và những gì tương xứng cách sâu xa với bản chất của các á bí tích, như Giáo hội hiểu chúng.
Cộng đồng Kitô hữu và các vị mục tử được mời gọi đón tiếp cách tôn trọng và tế nhị những người có khuynh hướng đồng tính, và biết tìm ra những phương thế thích hợp nhất, phù hợp với giáo huấn của Giáo hội, để loan báo cho họ sự trọn vẹn của Tin Mừng. Đồng thời, những người này hãy nhìn nhận sự gần gũi chân thành của Giáo hội – đang cầu nguyện cho họ, đồng hành với họ và chia sẻ hành trình đức tin Kitô của họ (9) và đồng thời đón nhận các giáo huấn của Giáo hội với sự sẵn lòng chân thành.
Câu trả lời cho câu hỏi về giáo thuyết (dubium) này không loại trừ việc ban sự chúc lành cá nhân cho những người có khuynh hướng đồng tính (10) vốn biểu lộ ước muốn sống trung thành với kế hoạch mạc khải của Thiên Chúa, như giáo huấn của Giáo hội đề nghị, nhưng nó tuyên bố bất hợp pháp mọi hình thức chúc lành có khuynh hướng nhìn nhận sự kết hợp của họ. Quả thực, trong trường hợp này, sự chúc lành có thể biểu lộ ý hướng không phải phó thác cho sự che chở và sự trợ giúp của Thiên Chúa một số cá nhân nào đó, trong ý nghĩa được đề cập trên đây, nhưng là tán thành và khuyến khích một sự chọn lựa và một thực hành sống mà không thể được nhìn nhận như là phù hợp cách khách quan với kế hoạch mà Thiên Chúa mạc khải (11).
Đồng thời, Giáo hội nhắc nhớ rằng chính Thiên Chúa không ngừng chúc lành cho mỗi người con của Ngài đang lữ hành trong thế giới này, vì đối với Ngài « chúng ta quan trọng hơn tất cả các tội lỗi mà chúng ta có thể phạm » (12). Nhưng Ngài không chúc lành và không thể chúc lành cho tội lỗi : Ngài chúc lành cho con người tội lỗi, để họ nhìn nhận rằng họ thuộc về kế hoạch yêu thương của Ngài và để cho Ngài biến đổi. Vì Ngài « đón nhận chúng ta như chúng ta là, nhưng không bao giờ để cho chúng ta như chúng ta là » (13).
Vì những lý do được đề cập trên đây, Giáo hội không có, cũng không thể có, quyền chúc lành cho các cuộc kết hợp của những người cùng giới tính theo nghĩa được chỉ rõ trên đây.
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi tiếp kiến dành cho Thư ký của Bộ này, đã được thông tin về câu trả lời cho câu hỏi giáo thuyết (Responsum ad dubium) được đề cập trên đây, với thông tri giải thích kèm theo, và đồng ý cho công bố chúng.
Ban hành tại Rôma, tại Bộ Giáo lý Đức tin, ngày 22/2/2021, Lễ kính Tông Tòa Thánh Phêrô Tông đồ.
Hồng y Luis F. Ladaria, S.I.
Tổng trưởng
✠ Giacomo Morandi
Tổng Giám mục hiệu tòa Cerveteri
Thư ký
_______________________
[1] Phanxicô, Tông huấn Amoris laetitia, số 250.
[2] Thượng hội đồng Giám mục, Văn kiện chung kết của Đại Hội đồng thường kỳ lần thứ XV, số 150.
[3] Công đồng Vatican II, Hiến chế Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, số 60.
[4] Rituale Romanum ex Decreto Sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum auctoritate Ioannis Pauli PP. II promulgatum, De benedictionibus, Praenotanda Generalia, số 9.
[5] Ibidem, số 10.
[6] Xem Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, số 2357.
[7] Thực ra, việc chúc lành trong hôn lễ quy chiếu đến trình thuật tạo dựng, trong đó sự chúc lành của Thiên Chúa trên người nam và người nữ được gắn liền với sự kết hợp phong nhiêu của họ (x. Kn 1, 28) và sự bổ túc của họ (x. Ln 2, 18-24).
[8] Phanxicô, Tông huấn Amoris laetitia, số 251.
[9] X. Bộ Giáo lý Đức tin, Thư « Homosexualitatis problema » về việc mục vụ cho người đồng tính, số 15.
[10] Quả thế, Sách Các Phép (De benedictionibus) trình bày một danh sách rộng rãi các hoàn cảnh cầu xin sự chúc lành của Chúa.
[11] X. Bộ Giáo lý Đức tin, Thư « Homosexualitatis problema » về việc mục vụ cho người đồng tính, số 7.
[12] Phanxicô, Tiếp kiến chung ngày 2/12/2020, bài Giáo lý về việc cầu nguyện : sự chúc lành.
[13] Ibidem.
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: ZENIT, 15/3/2021)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS