CƠN DỊCH NÓI VỚI TA ĐIỀU GÌ?
“Quả thực, điều quan trọng không phải là bạn làm việc cho cơ chế hay tổ chức nào, mà điều quan trọng là nhận ra phải chăng chúng ta cũng đã thuộc về một hệ thống vốn chỉ biết hành động hơn là hiện hữu. Ngay cả cơn đại dịch mà chúng ta bị nhấn chìm trong đó hơn một năm qua, chúng ta cũng có nguy cơ nghĩ về nó và trải qua nó như thể đây chỉ là chuyện một cỗ máy bị kẹt khựng lại, và ta chờ đợi cỗ máy vận hành trở lại như trước hay ngay cả trơn tru hơn trước.”
Những dòng trên trích từ lá thư mới đây của Cha Tổng quyền Cát minh OCD gửi các nữ tu trong Dòng. Năm ngoái, giữa đỉnh cơn đại dịch ở Ý, ngài cũng đã từng viết: “Nếu có một phép mầu nào đó, và ngay ngày mai đây, cơn đại dịch hoàn toàn chấm dứt, thì liệu chúng ta đã kịp học được bài học gì đó của nó chưa? Hay là ta mong cơn dịch qua đi, để MỌI SỰ TRỞ LẠI Y NHƯ CŨ?” Rõ ràng, vị linh mục muốn đặc biệt cảnh giác mọi người cần đọc cho đúng và hưởng ứng cho thích đáng thông điệp của cơn dịch đang còn tiếp tục diễn ra. Thông điệp đó là: cần những sự thay đổi rất nền tảng, thay đổi cả ‘hệ điều hành’, vì ‘hệ điều hành’ cũ và những định hướng của nó cho thấy có vấn đề nghiêm trọng rồi!
Đức Phan xi cô, trong Thông điệp Fratelli Tutti, cũng nhấn mạnh như vậy. Ngài nói: “Bất cứ ai nghĩ rằng bài học duy nhất để học là cần phải làm tốt hơn những gì mình vẫn đang làm, hay cần phải thanh lọc các hệ thống và các qui tắc hiện hành, thì đó là những người đang phủ nhận thực tại!” (FT 7). Thật rõ, ngài muốn nói rằng phải thay đổi các hệ thống và các qui tắc, chứ không phải là duy trì chúng với một số điều chỉnh!
Ở Ấn Độ những ngày này xác người nằm phơi đầy mặt đất, khói lửa thiêu xác cuồn cuộn ngút trời. Cả một đất nước to lớn như vậy đang oằn mình, cố để… thở! Thái Lan, Campuchia, Lào… cũng đang rúng động, kinh hoàng. Việt Nam không thể nắm chắc điều gì…
Phải chăng cơn đại dịch này kiên quyết thét vào tai mọi người và từng người chúng ta thông điệp của nó – và nó nhất định ăn vạ, cho tới khi thông điệp của nó được lắng nghe và đón nhận? …
Cơn dịch nói với ta điều gì? Mà sao ta như vẫn lơ ngơ?
Lm. Lê Công Đức
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU: THÁNH GIÁ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ TỰ DO LỰA CHỌN ĐÍCH THỰC
- ĐÀNG THÁNH GIÁ TẠI COLISÉE: CHÚA GIÊSU MANG NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA LỊCH SỬ CHÚNG TA
- THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN THÁNH: “TÌNH YÊU LÀ CHỨC TƯ TẾ DUY NHẤT”
- BÀI GIẢNG LỄ DẦU 2025 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: SỨ VỤ LINH MỤC LÀ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 5. NGƯỜI CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT. EM CON ĐÃ MẤT MÀ NAY LẠI TÌM THẤY (Lc 15, 32)
- MỘT BỨC TƯỢNG “ĐỨC MẸ HOA HƯỜNG MẦU NHIỆM” ĐƯỢC LÀM PHÉP TRONG KHU VƯỜN VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2025: ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG ĐAU KHỔ, HÃY LUÔN CẢM NHẬN VÒNG TAY YÊU THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG LỄ LÁ 2025: “VÁC THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ LÀ CÁCH CỤ THỂ NHẤT ĐỂ CHIA SẺ TÌNH YÊU CỨU ĐỘ CỦA NGƯỜI”
- GIỮA TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA, BÀI HỌC CỦA BA NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
- CHA ROBERTO PASOLINI: QUA VIỆC LÊN TRỜI, CHÚA GIÊSU MỜI GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN CỦA NGƯỜI
- PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!
- LÀN SÓNG DỰ TÒNG: GIÁO HỘI PHÁP TÁI KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA SỰ HOÁN CẢI
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 4. CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ. CHÚA GIÊSU NHÌN ANH (Mc 10, 21)
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ NĂM THÁNH CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: CHIA SẺ NỖI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT BƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ THÁNH THIỆN
- TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ ‘HIỆP HÀNH’ CỦA THĐGM 16
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C: “TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC ‘NGÓN TAY CỦA THIÊN CHÚA’”
- CẦU NGUYỆN BẰNG KINH MÂN CÔI VỚI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
- TÌM HIỂU VĂN KIỆN CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XVI
- SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊSU LOẠI BỎ NÃO TRẠNG BÁO THÙ
- 1700 NĂM SAU CÔNG ĐỒNG NIXÊ: NIỀM HY VỌNG CỬ HÀNH LỄ PHỤC SINH CHUNG