CÔNG BỐ CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN 2023 : « TỰ DO LỰA CHỌN GIỮA DI CƯ HOẶC Ở LẠI »
Cho Ngày thế giới di dân và tỵ nạn lần thứ 109, sẽ diễn ra vào ngày 24/9/2023, Đức Phanxicô đã chọn chủ đề « Tự do lựa chọn giữa di cư hoặc ở lại ». Chủ đề đã được công bố vào ngày 21/3/2023 trong một thông cáo của Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện.
Việc Đức Thánh Cha chọn chủ đề này có mục đích thúc đẩy một suy tư mới về một quyền vốn vẫn còn chưa được pháp điển hóa trên bình diện quốc tế : « Quyền không phải di cư – nói cách khác – quyền có thể ở lại trên mảnh đất của mình ».
Bản chất bắt buộc của nhiều luồng di cư hiện nay đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các nguyên nhân di cư hiện đại, thông cáo cho biết và đồng thời nhấn mạnh quyền ở lại là có trước, sâu xa và rộng lớn hơn quyền di cư. Có thể đọc thấy trong thông cáo : « Nó bao gồm khả năng tham gia vào công ích, quyền được sống trong phẩm giá và tiếp cận sự phát triển bền vững, bấy nhiêu quyền lẽ ra phải được bảo đảm một cách hiệu quả nơi các quốc gia gốc, nhờ vào việc thực hiện sự đồng trách nhiệm thực sự từ phía cộng đồng quốc tế ».
Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện, với ý định chuẩn bị tốt hơn việc cử hành ngày này dành cho người di cư và tỵ nạn, sẽ khởi động một chiến dịch truyền thông nhằm thúc đẩy sự hiểu biết sâu xa hơn về chủ đề được chọn, thông qua các suy tư thần học, các tài liệu thông tin và các hỗ trợ đa phương tiện truyền thông.
Vào năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp của mình đã mời gọi đón tiếp người di cư và đánh giá cao sự hiện diện của họ, đồng thời nhấn mạnh rằng « lịch sử dạy chúng ta rằng sự đóng góp của người di cư và tỵ nạn là nền tảng cho sự phát triển xã hội và kinh tế của các xã hội chúng ta ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Di dân, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ