CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
Trong sứ điệp gửi tới các tham dự viên cuộc họp về công ích do Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống tổ chức, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tìm kiếm công lý trong “mọi việc bảo vệ sự sống con người”. Đối với ngài, “điều rất quan trọng là phải nhắc nhớ công ích, một trong những nền tảng của học thuyết xã hội của Giáo hội”.
Đức Phanxicô tiếp kiến Đức cha Vincenzo Paglia, chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống
Từ 30 năm qua, Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống đã đảm nhận việc bảo vệ và thăng tiến giá trị sự sống con người cũng như phẩm giá con người. Trong sứ điệp gửi đến các tham dự viên cuộc họp có tựa đề “Công ích: Lý thuyết và thực hành” vào Thứ Năm, ngày 14/11/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đặt ra các vấn đề về việc bảo vệ sự sống trong các bối cảnh khác nhau.
Ngài đảm bảo: “Nếu chúng ta thực sự muốn bảo vệ sự sống con người trong mọi bối cảnh và mọi tình huống, chúng ta không thể tránh đặt lại các vấn đề về sự sống, ngay cả những vấn đề kinh điển nhất trong cuộc tranh luận về đạo đức sinh học, trong bối cảnh xã hội và văn hóa nơi chúng được đặt ra”. Khi đó, cái bẫy sẽ là ở chỗ nó trở nên vô hiệu, có xu hướng trở thành ý thức hệ và bảo vệ “những nguyên tắc trừu tượng hơn là những con người cụ thể”.
“Việc tìm kiếm công ích và công lý là những khía cạnh trọng tâm và không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động bảo vệ sự sống con người nào, đặc biệt là của những người mong manh và dễ bị tổn thương nhất, trong sự tôn trọng toàn bộ hệ sinh thái mà chúng ta đang sinh sống”.
Lắng nghe tiếng nói của phụ nữ
Trong sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha hoan nghênh sự tham luận của hai người phụ nữ trong cuộc gặp gỡ này. Ngài giải thích: “Trong xã hội cũng như trong Giáo hội, chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của phụ nữ”. Trong hội nghị, bà Mia Mottley, Thủ tướng đảo quốc Barbados, sẽ thảo luận về khái niệm công ích với nhà kinh tế học Mariana Mazzucato. Nhà lãnh đạo chính trị này, người dấn thân đấu tranh chống hiện tượng nóng lên toàn cầu và bảo vệ các nước nghèo nhất, cũng đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến vào sáng thứ Năm, ngày 14 tháng 11.
Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Chúng ta cần tất cả các nền văn hóa trên thế giới có thể đóng góp và bày tỏ nhu cầu cũng như nguồn lực của mình” để “suy nghĩ và tạo ra một thế giới cởi mở” như ngài đã chủ trương trong chương III của thông điệp Fratelli Tutti..
Quy chiếu đến thông điệp Laudato si’, Đức Thánh Cha cho rằng “tình huynh đệ phổ quát, một cách nào đó, là một cách hiểu “cá nhân” nồng nhiệt về công ích. Không chỉ đơn giản là một ý tưởng, một dự án chính trị và xã hội, mà đúng hơn là sự hiệp thông của những khuôn mặt, lịch sử, con người. Công ích trước hết là một thực hành, được hình thành từ sự đón tiếp huynh đệ và cùng nhau tìm kiếm sự thật và công lý. Trong thế giới của chúng ta, được đánh dấu bởi rất nhiều xung đột và tương phản vốn là kết quả của việc không có khả năng nhìn xa hơn những lợi ích riêng biệt, điều quan trọng là phải nhắc nhớ công ích, một trong những nền tảng của học thuyết xã hội của Giáo hội. Chúng ta cần những lý thuyết kinh tế vững chắc đảm nhận phát triển chủ đề này một cách chi tiết, để nó có thể trở thành một nguyên tắc truyền cảm hứng một cách hiệu quả cho các lựa chọn chính trị (như tôi đã chỉ ra trong thông điệp Laudato si’) chứ không chỉ đơn thuần là một phạm trù được viện dẫn nhiều bằng lời nói mà bị phớt lờ trong hành động”.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel –Vatican News)
Tags: Công-lý, nữ giới, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM
- CÁI CHẾT CỦA CHA FELIX WILFRED, “MỘT MẤT MÁT LỚN LAO CHO NỀN THẦN HỌC CHÂU Á”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 1
- CẦU NGUYỆN VÀ BÓNG ĐÁ, BÍ QUYẾT CỦA NỮ TU INAH CANABARRO LUCAS, NGƯỜI LỚN TUỔI NHẤT THẾ GIỚI
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: GẶP GỠ CHÚA GIÊSU NƠI ANH CHỊ EM CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: MANG ÁNH SÁNG TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG CỦA CHÚA CHO THẾ GIỚI
- NỮ TU SIMONA BRAMBILLA TRỞ THÀNH NỮ TỔNG TRƯỞNG ĐẦU TIÊN TẠI VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II SAU LỄ GIÁNG SINH: HÃY TRỞ THÀNH SỨ GIẢ CỦA NIỀM HY VỌNG
- ĐHY FILIPE NERI FERRÃO, TÂN CHỦ TỊCH CỦA FABC