CÔNG NGHỊ CỦA GIÁO HỘI ĐỨC : NHỮNG DÈ DẶT CỦA CÁC BỘ Ở RÔMA
Hôm 18/11/2022, một cuộc họp do ĐHY Parolin điều hành đã quy tụ các Giám mục Đức đang viếng thăm ad limina và nhiều vị hữu trách của các Bộ để trao đổi về những vấn đề được khơi lên bởi Công nghị của Giáo hội Công giáo Đức.
Cuộc họp giữa 62 Giám mục Đức đang hiện diện ở Rôma để viếng thăm ad limina và các vị hữu trách của các Bộ ở Rôma đã diễn ra ở học viện Augustinianum. Một cuộc họp liên bộ « được dự kiến từ một thời gian qua » xác định thông cáo chung của Tòa Thánh và các Giám mục Đức, « như là cơ hội để suy tư cùng nhau về con đường công nghị đang diễn ra ở Đức, được triệu tập để phản ứng với những trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên bởi các giáo sĩ ».
Cuộc trao đổi được điều hành bởi Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Khai mạc cuộc họp, ĐHY đã nhắc lại « mối liên hệ hiệp thông và yêu thương nối kết các Giám mục với nhau và với Đấng kế vị thánh Phêrô ». ĐHY cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian trao đổi này « như thời điểm chia sẻ và ân sủng, hiệp nhất trong sự khác biệt ». Ngài cũng gợi lên những lo ngại mà con đường công nghị khơi lên, và nhấn mạnh nguy cơ của « các cuộc cải cách của Giáo hội chứ không phải trong Giáo hội ».
Trong phần phát biểu của mình, Đức cha Georg Baetzing, chủ tịch HĐGM Đức, đã gợi lên tinh thần của con đường công nghị Đức, « dựa trên việc lắng nghe dân Thiên Chúa và sự tang thương của các vụ lạm dụng do các thành viên của hàng giáo sĩ gây ra ». Ngài cũng liệt kê một số chủ đề được bàn thảo trong các cuộc họp công nghị : « Quyền bính và việc phân chia quyền bính trong Giáo hội, sự tham gia của cộng đoàn và lập kế hoạch truyền giáo, đời sống linh mục ngày nay, vai trò của nữ giới trong các thừa tác vụ và các văn phòng của Giáo hội », và cả tình yêu « trong tính dục và trong các mối tương quan ». Nói về Thượng hội đồng do Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập, Đức Cha chủ tịch đã bày tỏ sự hài lòng về sáng kiến và quyết định kéo dài thêm thời gian Thượng hội đồng.
Các vị đứng đầu các Bộ cũng phát biểu. Các ĐHY Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, và Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, « đã thẳng thắn và rõ ràng nói về những lo ngại và dè dặt liên quan đến phương pháp, nội dung và những đề xuất của Con đường công nghị, đồng thời đề xuất, vì lợi ích của sự hiệp nhất của Giáo hội và sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội, rằng các yêu cầu nổi lên cho đến nay cần được đưa vào Thượng hội đồng của Giáo hội hoàn vũ ».
Sau những tham luận, một thời gian đối thoại cởi mở đã cho phép tiếp tục những trao đổi, đặc biệt về « tầm quan trọng và sự cấp bách xác định và đào sâu một số vấn đề », chẳng hạn như « những vấn đề liên quan đế cơ cấu của Giáo hội, thừa tác vụ thánh và việc đón nhận nó, nhân chủng học Kitô giáo ».
Đồng thời, đã xuất hiện một sự đồng thuận về sự cần thiết phải tiếp tục « trên con đường với toàn thể dân Thiên Chúa, thánh thiện và kiên nhẫn, ngay cả trong việc đối chất các lập trường khác nhau ». Nhiều bài tham luận đã chỉ ra tính trọng tâm của việc loan báo Tin Mừng và sứ mạng như là mục tiêu tối hậu của các tiến trình đang diễn ra, cũng như ý thức về tình trạng chưa sẵn sàng của một số chủ đề vốn cho thấy một số đề xuất được đưa ra trong cuộc họp, như việc áp dụng một « thời hạn cho con đường công nghị Đức, vốn không tìm thấy không gian », và đề xuất « khích lệ việc theo đuổi suy tư và lắng nghe nhau dưới ánh sáng của những bối rối đã nảy sinh ».
Để kết luận, ĐHY Parolin đã hoan nghênh việc thảo luận, không chính thức, nhưng cần thiết và có tính xây dựng, vốn « không thể bị phớt lờ » trên các hành trình đang diễn ra. Tiến trình lắng nghe và đối thoại này sẽ được tiếp tục trong những năm tới, « để đóng góp vào việc làm phong phú con đường đồng nghị Đức và Thượng hội đồng chung của Giáo hội ».
Viếng thăm « ad limina », từ tiếng Latinh « ad limina apostolorum », có nghĩa là « ở ngưỡng cửa (của các Vương cung thánh đường) của các Tông đồ », được thực hiện 5 năm một lần theo giáo luật của Giáo hội Công giáo Rôma. Chuyến viếng thăm này trước tiên là một thời điểm hành hương, các Giám mục sẽ kính viếng mộ của thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ và tham dự vào các buổi cử hành ở các Vương cung thánh đường ở Vatican như Thánh Gioan Latêranô, Thánh Phêrô, Thánh Phaolô ngoại thành và Đức Bà Cả. Chuyến viếng thăm này cũng là cơ hội cho các Giám mục của một nước khám phá Tòa Thánh và đồng thời cho Vatican biết về tình hình Giáo hội địa phương. Các Giám mục sẽ đến thăm các Bộ khác nhau của Vatican, để hiểu sự vận hành của các Bộ.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Âu Châu, Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NGUỒN GỐC LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ VÀ LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
- BÉN RỄ SÂU VÀ LỮ HÀNH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
- “LUCE”, VATICAN GIỚI THIỆU LINH VẬT CHO NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 11. «NGÀI ĐÃ XỨC DẦU CHO CHÚNG TA VÀ ĐÃ ĐÓNG ẤN TÍN TRÊN CHÚNG TA». BÍ TÍCH THÊM SỨC, BÍ TÍCH CỦA CHÚA THÁNH THẦN
- BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ĐẦU TIÊN CỦA ỦY BAN GIÁO HOÀNG VỀ BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- DILEXIT NOS: “LINH ĐẠO LIÊN QUAN SÂU XA ĐẾN TÂM HỒN CON NGƯỜI”
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐỊNH HÌNH GIÁO HỘI NGÀY MAI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B : CHÚA GIÊSU ĐẾN GẦN CHÚNG TA NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
- CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B – BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TÍNH HIỆP HÀNH : ĐỪNG NGỒI YÊN MÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
- NGAI TÒA CỦA THÁNH PHÊRÔ ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở VATICAN
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐƯA GIÁO HỘI VÀO THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA
- “VĂN HÓA LẮNG NGHE TRONG THƯỢNG HỘI ĐỒNG NÀY LÀ MỘT ÂN HUỆ TUYỆT VỜI”
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO : MỘT THƯỢNG HỘI ĐỒNG KHÔNG CÓ TÔNG HUẤN
- TÍNH HIỆP HÀNH, MỘT SỰ HOÁN CẢI ĐỂ TRỞ NÊN TRUYỀN GIÁO HƠN
- “DILEXIT NOS”: CÁC TRƯỜNG PHÁI TU ĐỨC PHÁP ĐƯỢC VINH DANH TRONG THÔNG ĐIỆP MỚI
- LAURENT LANDETE: THÔNG ĐIỆP DILEXIT NOS LÀ “MỘT LIỆU PHÁP CHỐNG LẠI MỌI ĐAU KHỔ, MỌI THIẾU SÓT TRONG TÌNH YÊU”
- “DILEXIT NOS”: MỘT CUNG GIỌNG MỚI
- “DILEXIT NOS”: TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ QUAN TÂM ĐẾN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
- MỘT TRÁI TIM THAY ĐỔI THẾ GIỚI