COP28 : NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH LÀ TÂM ĐIỂM CỦA CÁC CUỘC TRANH LUẬN
Vào ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh COP28 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã loan báo thành lập quỹ trị giá 30 tỷ USD để tạo ra “tài chính khí hậu công bằng hơn”. Ở hậu trường, các cuộc đàm phán đã bắt đầu về văn bản dự thảo cuối cùng.
140 nguyên thủ quốc gia tại COP28 ở Dubai, thứ Sáu ngày 1/12/2023
Sau sự hào hứng, phấn khởi của ngày khai mạc COP của mọi kỷ lục, chính không khí làm việc lại diễn ra vào thứ Sáu ngày 1/12.
Trong hàng chục ngày, các nhà đàm phán sẽ làm việc trên dự thảo văn bản cuối cùng. Dự thảo đầu tiên được chia sẻ vào ngày thứ hai của COP28, trong đó nêu rõ các quốc gia phải chuẩn bị “cắt giảm/thoát khỏi năng lượng hóa thạch”, theo các điều khoản của tài liệu này do Vương quốc Anh và Singapore chuẩn bị.
Khó khăn đối với các quốc gia sẽ là việc thống nhất lựa chọn thuật ngữ “cắt giảm” hay thuật ngữ “thoát ra”, đầy tham vọng hơn nhiều.
Tăng cường sự tham gia của tư nhân
Trong phần giới thiệu, khai mạc hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo thế giới về khí hậu, nơi dự kiến có 140 nguyên thủ quốc gia, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo: “Khoa học rất rõ ràng: giới hạn 1,5°C chỉ có thể áp dụng được nếu chúng ta cuối cùng ngừng đốt tất cả nhiên liệu hóa thạch.”
Về phần mình, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã công bố thành lập một quỹ tư nhân dành riêng cho “các giải pháp” đối với biến đổi khí hậu, với 30 tỷ đô la, quỹ này phải “thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm tạo ra nguồn tài chính khí hậu công bằng hơn, tập trung vào việc cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các nước ở miền Nam,” người ta có thể đọc trong thông cáo như thế. Một trong những thách thức của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đối với COP này là tăng cường sự tham gia tài chính của các công ty tư nhân.
Những nước vắng mặt và căng thẳng ngoại giao
Theo các phương tiện truyền thông chính thức, Tổng thống Iran Ebrahim Raïssi sẽ không tham dự COP28 ở Dubai vì Israel được mời tham gia trong bối cảnh chiến tranh ở Dải Gaza. Về phần mình, Tổng thống Israel, ông Isaac Herzog, dự định tận dụng chuyến đi của mình để dự các cuộc gặp ngoại giao về vấn đề con tin Israel bị Hamas bắt giữ.
Cũng lưu ý sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Joe Biden, do Phó Tổng thống Kamala Harris đại diện, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, do Phó Thủ tướng thứ nhất Đinh Tiết Tường đại diện.
Về phái đoàn của Tòa Thánh, phái đoàn sẽ do Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin, dẫn đầu, người sẽ đưa ra thông điệp được dự kiến bởi Đức Thánh Cha vào thứ Bảy ngày 2 tháng 12. Ngày hôm sau, ngài sẽ tham gia lễ khánh thành Gian hàng Đức tin, lần đầu tiên dành cho COP. Sự vắng mặt của Đức Giáo hoàng khiến nhiều đại biểu tiếc nuối. Tiếng nói từ phái đoàn Sénégal : “Ngài phải cầu nguyện cho chúng tôi”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đang theo dõi COP này rất sát sao. Ngài nói hôm thứ Sáu trên mạng xã hội X, trước đây là Twitter : “Tại thời điểm lịch sử này, chúng ta được mời gọi đảm nhận trách nhiệm về di sản mà chúng ta sẽ để lại sau khi ngang qua thế giới này. Nếu chúng ta không phản ứng ngay bây giờ, biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gây tổn hại đến cuộc sống của hàng triệu người”.
Quang cảnh Dubai, nơi đón tiếp COP28
Quỹ “tổn thất và thiệt hại”
Thứ Năm, ngày 30 tháng 11, COP đã được khai mạc với cử chỉ mà các quốc gia dễ bị tổn thương đang chờ đợi: việc hiện thực hóa quỹ “tổn thất và thiệt hại”. Quỹ bồi thường thiệt hại khí hậu, được tài trợ bởi các nước phát triển, là những nước chịu trách nhiệm phần lớn về biến đổi khí hậu. Các đại biểu từ 200 quốc gia đã đón nhận tin tức này với sự hoan nghênh nhiệt liệt. Cụ thể, quỹ này sẽ cho phép, chẳng hạn, xây dựng lại những ngôi nhà bị phá hủy do xói mòn hoặc để đền bù cho việc trồng trọt bị ngập trong nước.
Một văn bản được tranh luận sôi nổi trong chín tháng qua, nó dự kiến việc thành lập một hội đồng quản trị của 26 quốc gia, trong đó 14 quốc gia từ các nước đang phát triển sẽ phải xác định những người đóng góp và những người hưởng lợi. Cơ cấu này do Ngân hàng Thế giới chủ trì và sẽ đi vào hoạt động vào năm tới.
Nếu đại diện của các nước đang phát triển vui mừng, thì việc hiện thực hóa quỹ này mới chỉ là bước khởi đầu. Madeleine Diouf Sarr, chủ tịch nhóm các nước kém phát triển nhất, đại diện cho 46 quốc gia nghèo nhất, hoan nghênh một quyết định có “ý nghĩa to lớn đối với công lý khí hậu”. Bà nhấn mạnh: “Nhưng quỹ rỗng không thể giúp ích gì cho người dân của chúng tôi”, trong khi tổn thất lên tới hàng trăm tỷ.
Quỹ “tổn thất và thiệt hại” là vấn đề số một của COP lần này. “Tổn thất” (pertes) liên quan đến những thiệt hại về vật chất và kinh tế, chẳng hạn như những chỗ ở bị ngập do nước dâng cao hoặc sự di dời của người dân do ảnh hưởng của hạn hán. Trái lại, thuật ngữ “thiệt hại” (préjudices) còn gây tranh cãi hơn. Như Mirey Atallah, người đứng đầu nhánh Thiên nhiên và Khí hậu thuộc bộ phận hệ sinh thái của UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc), giải thích: thiệt hại là “phi kinh tế”. Ví dụ, điều này có thể là sự mất đi bản sắc dân tộc, “khi các lãnh thổ quốc gia biến mất hoặc bị xóa sổ”, sự mất đi bản sắc văn hóa, tín ngưỡng và tâm linh, chuyên gia đến từ Nairobi ở Kenya giải thích trước khi trích dẫn một minh họa.
Một COP vốn đã mang tính lịch sử
COP28 này chính thức được tổ chức lớn nhất từ trước đến nay với 97.000 người tham gia theo số liệu mới nhất, trên 483 hecta của ExpoCity ở Dubai, ra đời giữa sa mạc cho Universal Expo 2020. Các COP mới nhất, từ Sharm el-Sheikh ( Ai Cập) ) và Glasgow (Anh) mỗi nơi có khoảng 40.000 người tham gia.
Phái đoàn Brazil đông nhất với 1.336 đại biểu, nước chủ nhà là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có khoảng 620 đại biểu và Hoa Kỳ có 158 đại biểu.
Tý Linh
(theo Marine Henriot – Đặc phái viên ở Dubai, Vatican News )
Xem thêm một số thuật ngữ về khí hậu ở đây.
Tags: Công-lý, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Môi-trường, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC