COP28 Ở DUBAI – MỘT VÀI THUẬT NGỮ VỀ KHÍ HẬU
Năm 2023 là năm nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái đất. Để cố gắng ứng phó với tình trạng khẩn cấp này, hội nghị thượng đỉnh COP28 sẽ được tổ chức tại Dubai, thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, từ thứ Năm ngày 30 tháng 11 đến thứ Ba ngày 12 tháng 12. Lần đầu tiên, một Giáo hoàng sẽ thực hiện chuyến đi: Đức Phanxicô sẽ phát biểu tại COP 28 vào thứ Bảy ngày 2 tháng 12. Giải mã các thuật ngữ thiết yếu để hiểu rõ hơn các vấn đề đang được quan tâm tại hội nghị quốc tế này.
COP
COP là từ viết tắt của “conférence des parties / hội nghị các bên”, “các bên” ám chỉ các quốc gia ký kết. Nói chung, hội nghị các bên chỉ cơ quan tối cao của một số công ước quốc tế.
Trong khuôn khổ COP26, tên gọi này chỉ tất cả các quốc gia ký kết Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, UNFCCC, được ký năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất ở Rio de Janeiro. Tuyên bố Rio de Janeiro đưa ra định nghĩa chính thức đầu tiên về khái niệm phát triển bền vững. Sau đó, COP đầu tiên diễn ra tại Berlin vào năm 1995.
Thỏa thuận Paris (Accord de Paris)
Lần đầu tiên, tại COP21 vào tháng 12 năm 2015 tại Paris, 195 bên (tức là các quốc gia ký kết UNFCCC năm 1992 tại Rio de Janeiro) đã đạt được thỏa thuận chống biến đổi khí hậu. Bằng việc ký tắt thỏa thuận này, các bên ký kết cam kết đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn “sự gia tăng nhiệt độ trung bình của hành tinh xuống dưới 2°C so với mức thời tiền công nghiệp và bằng cách tiếp tục thực hiện hành động nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ lên 1,5°C so với mức tiền công nghiệp, với hiểu biết rằng điều này sẽ làm giảm đáng kể rủi ro và tác động của biến đổi khí hậu”. Biện pháp này là trọng tâm của Thỏa thuận Paris.
Ngoài ra, như đã báo cáo trên trang web UNFCCC (Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu), thỏa thuận này nhằm mục đích nâng cao năng lực của các quốc gia trong việc ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và làm cho các dòng tài chính tương thích với mức phát thải khí nhà kính thấp và một con đường thích ứng với khí hậu.
Để đạt được mục tiêu này, các Quốc gia ký kết đã cam kết đạt được “mức trần toàn cầu về phát thải khí nhà kính càng sớm càng tốt” và thông báo những đóng góp quốc gia mà họ dự định thực hiện.
Tổn thất và thiệt hại
Các thuật ngữ “pertes et préjudices” (“tổn thất và thiệt hại”) hoặc “pertes et dommages” (“tổn thất và thiệt hại”) được sử dụng trong quy trình Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) để chỉ thiệt hại bị gây ra bởi biến đổi khí hậu do con người.
Những thuật ngữ này chỉ rõ những hậu quả không thể đảo ngược của biến đổi khí hậu, vốn đã ảnh hưởng đến tất cả các khu vực trên thế giới và tác động đến những người dễ bị tổn thương nhất. Ví dụ, trận lũ lụt mùa hè năm 2022 ở Pakistan khiến ít nhất 1.700 người thiệt mạng là “tổn thất và thiệt hại”.
Một vấn đề đặc biệt được chịu đựng bởi các quốc gia được gọi là “phía Nam”, vốn dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, trong khi các nước G20 chịu trách nhiệm cho 80% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.
Năm ngoái, tại COP27 ở Charm el-Cheikh, các quốc gia thành viên đã gặp khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận về việc thành lập một quỹ dành cho các quốc gia dễ bị tổn thương đã bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Quỹ “tổn thất và thiệt hại” này đã được thảo luận trong nhiều năm. Nếu các quốc gia đồng ý thành lập nó, thì chính ở Dubai sẽ phải quyết định nguồn tài chính và ai có thể hưởng lợi từ nó.
Năng lượng hóa thạch (énergies fossiles)
Năng lượng hóa thạch là loại năng lượng được tạo ra từ quá trình biến đổi chất hữu cơ bị chôn vùi trong lòng đất hàng triệu năm, nên có tên là “hóa thạch”. Ví dụ, loại than có thể khai thác đầu tiên được hình thành cách đây 360 triệu năm.
Năng lượng này đến từ nguồn dự trữ chủ yếu bao gồm cacbon, và không thể tái tạo. Một khi các nguồn dự trữ này được khai thác khỏi trái đất, chúng chỉ có thể được tái sinh theo quy mô thời gian địa chất.
Khí tự nhiên, than, dầu là năng lượng hóa thạch. Cả ba cùng nhau, chúng đại diện cho 84,3% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Khí hậu (climat)
Khí hậu chỉ một tập hợp các đặc điểm khí quyển và khí tượng riêng cho một khu vực. Ví dụ: điều này có thể là độ ẩm ở một nơi nhất định, nhiệt độ, áp suất không khí, v.v. Tất cả dữ liệu này đại diện cho một loại khí hậu nhất định.
Bốn kiểu khí hậu chính là:
– Khí hậu địa cực, lạnh thường xuyên
– Khí hậu lục địa, có mùa đông lạnh và kéo dài
– Khí hậu đại dương, ẩm ướt và ôn đới
– Khí hậu Địa Trung Hải, có mùa hè nóng và mùa đông ngắn
Ngoài ra còn có các vùng khí hậu cận nhiệt đới, vi khí hậu… Mỗi vùng khí hậu đều là khởi nguồn của hệ sinh thái riêng. Sự thay đổi về dữ liệu, ví dụ như lượng mưa tăng lên, sẽ làm thay đổi khí hậu và hệ sinh thái phát xuất từ đó.
Đa dạng sinh học (Biodiversité)
Đa dạng sinh học là một thuật ngữ toàn cầu. Nó chỉ toàn bộ mô sống của hành tinh chúng ta, trên đó các sinh vật sống đầu tiên được phát hiện cách đây hơn 3,5 tỷ năm.
Thuật ngữ “đa dạng sinh học” này bao gồm tất cả các môi trường tự nhiên, các dạng sống và mối quan hệ giữa chúng. Theo trang web của Bộ Chuyển đổi Sinh thái Pháp, nó được tạo thành từ ba cấp độ phụ thuộc lẫn nhau,:
– sự đa dạng của các môi trường sống ở mọi quy mô: đại dương, đồng cỏ, núi non… Từ cái được chứa trong các tế bào đến lá rau từ vườn rau của bạn.
– sự đa dạng của các loài (bao gồm cả loài người) đang sống trong môi trường này.
– sự đa dạng di truyền của các cá thể trong mỗi loài.
Hệ sinh thái chỉ chỉ sự đa dạng của môi trường mà thôi. Kể từ Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất năm 1992, người ta đã xác định rằng đa dạng sinh học đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động của con người và đang bị nghèo nàn đi từ năm này sang năm khác với tốc độ chưa từng thấy.
Phát triển bền vững (Développement durable)
Thuật ngữ này đã thịnh hành từ nhiều thập niên qua và đại diện cho một trong những hướng chống lại sự suy thoái của hành tinh Trái đất.
Định nghĩa đầu tiên về phát triển bền vững xuất hiện vào năm 1987 trong báo cáo “Tương lai của tất cả chúng ta”, thường được gọi là Báo cáo Brundtland do Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới công bố: “Phát triển bền vững là phương thức phát triển đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không gây tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ”.
Khái niệm phát triển bền vững này bao gồm hai khái niệm: khái niệm “nhu cầu” và “đặc biệt hơn là nhu cầu thiết yếu của những người thiếu thốn nhất, những người cần được ưu tiên nhất” và khái niệm “hạn chế” tác động của các hoạt động của con người đối với môi trường.
Khử khí cacbon hay quá trình khử khí cacbon (Décarbonation hoặc décarbonisation)
Sự nóng lên toàn cầu phần lớn là do hiệu ứng nhà kính: một số loại khí trong bầu khí quyển Trái đất hoạt động giống như những bức tường của nhà kính, chúng cho phép năng lượng mặt trời đi vào khí quyển nhưng ngăn không cho nó thoát ra ngoài, do đó làm tăng nhiệt độ.
Khử khí cacbon hay quá trình khử khí cacbon tương ứng với tất cả các biện pháp cho phép giảm lượng khí thải cacbon dioxide của một công ty, một lĩnh vực hoạt động hoặc một quốc gia.
Ví dụ, ở quy mô một quốc gia, chính sách khử khí cacbon có thể bao gồm việc hạn chế các nguồn năng lượng sơ cấp thải ra khí nhà kính để ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo.
Đây là trọng tâm của “Thỏa thuận xanh” (Green deal) của Liên minh Châu Âu: kế hoạch này kêu gọi trung hòa khí hậu vào năm 2050, do đó, một tình trạng trong đó phát thải khí nhà kính do con người sẽ bị hút bởi các bể (tự nhiên hoặc không) chứa cacbon, tức là đất (rừng, đầm than bùn, v.v.), đại dương và lòng đất. Để đạt được điều này, các biện pháp khử khí cacbon phải được áp dụng, chẳng hạn như giảm lượng khí thải từ tàu đánh cá.
Bể chứa cacbon (Puits de carbone)
Bể chứa cacbon là một bể chứa (tự nhiên hoặc nhân tạo) giúp hấp thụ cacbon có trong không khí. Chúng rất cần thiết cho sự tồn tại của hành tinh chúng ta vì chúng ổn định lượng CO2 có trong khí quyển và do đó hạn chế hiệu ứng nhà kính. Do đó, người ta nói về hiện tượng cô lập cacbon.
Rừng, đất, lòng đất, đại dương đều tạo thành các bể chứa cacbon tự nhiên. Do đó, sinh quyển hấp thụ 20% lượng cacbon do con người thải ra không khí.
Nhưng các bể chứa cacbon đang gặp nguy hiểm: ví dụ, vào năm 2015, hệ thực vật trên thế giới chỉ lưu trữ khoảng 450 petagram cacbon mỗi năm, thay vì 916 petagram mỗi năm nếu nhân loại không gây hại đến đa dạng sinh học.
Sự nóng lên toàn cầu (réchauffement climatique)
Sự nóng lên toàn cầu là một khía cạnh của biến đổi khí hậu. Nó quy chiếu đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu trên Trái đất, với nhiệt độ bề mặt tăng khoảng 0,2°C mỗi thập niên. Vào năm 2020, mức tăng là 1,2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, mức quy chiếu, đặc biệt là trong Thỏa thuận Paris.
Sự nóng lên toàn cầu phần lớn là do hiệu ứng nhà kính: một số loại khí trong bầu khí quyển Trái đất hoạt động giống như những bức tường của nhà kính, cho phép năng lượng mặt trời đi vào khí quyển nhưng ngăn không cho nó thoát ra ngoài, do đó làm tăng nhiệt độ.
Khí cacbon (tức là dạng khí của cacbon dioxide, CO2) là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự gia tăng hiệu ứng nhà kính; đặc biệt chính khí mê-tan được chỉ ra khi người ta nói về “khí nhà kính”. Đây là những khí nhà kính có nguồn gốc do con người, tức là do con người tạo ra, ví dụ, 80% lượng khí cacbon đến từ việc sử dụng dầu và năng lượng hóa thạch.
Sự nóng lên toàn cầu làm tăng sự bốc hơi nước, điều này dẫn đến làm khô đất, làm tăng hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên của các đại dương.
Nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp (température de la période préindustrielle)
Từ nhiều thập niên qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) tính toán dựa trên nhiều nguồn quốc tế khác nhau. Khi Thỏa thuận Paris đề cập đến nhiệt độ “so với mức độ tiền công nghiệp“, nó đang đề cập đến khoảng thời gian từ năm 1850 đến năm 1900.
Theo WMO, nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu hiện đã vượt quá thời kỳ tiền công nghiệp 1,2°C. Sự nóng lên có xu hướng gia tăng: 6 năm kể từ năm 2015 là nóng nhất được ghi nhận, thập niên 2011-2020 là thập niên nóng nhất được ghi nhận.
Các phép đo nhiệt độ đã được thực hiện chi tiết từ năm 1850. Hậu quả của việc tăng nhiệt độ giới hạn ở mức 1,5°C hiện đã được ghi chép đầy đủ, ví dụ, nó dẫn đến mực nước biển dâng từ 26 đến 77 cm đến năm 2100, theo GIEC (Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu).
Mức độ trung hòa về khí hậu (neutralité climatique)
Mức độ trung hòa về khí hậu được đưa ra trong điều 4 của Thỏa thuận Paris.
Nó được áp dụng trên quy mô hành tinh và nhằm mục đích cân bằng lượng khí thải nhà kính liên quan đến hoạt động của con người và việc loại bỏ chúng thông qua các bể hấp thụ. Nói cách khác, mức độ trung hòa về khí hậu nhằm mục đích đạt được tình trạng “phát thải ròng bằng 0” (Zéro émissions nettes / ZEN), trong đó dòng khí thải vào khí quyển được cân bằng với lượng khí thải thoát ra, nhà kinh tế học Christian de Perthuis giải thích như thế trên trang web của mình.
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Marine Henriot – Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Môi-trường, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO