CÙNG NHAU KÝ TÊN VÀO BẢN KIẾN NGHỊ BẢO VỆ SINH THÁI

Written by xbvn on Tháng Chín 10th, 2021. Posted in Luân lý, Thế Giới, Tý Linh, Việt Nam

Đức cha Jean-Marc Aveline, Tổng Giám mục giáo phận Marseille, Pháp, và ĐHY Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phát triển con người toàn diện của Tòa Thánh, đã phát động bản kiến nghị Công giáo toàn cầu « Sức khỏe của trái đất, sức khỏe của nhân loại ». Bản kiến nghị này, được soạn thảo bởi 300 tổ chức Công giáo phi chính phủ do phong trào Laudato Si’ điều phối, liên kết giữa sự đa dạng sinh học và khí hậu, nhắm đến cuộc hội nghị COP sắp đến. Laura Morosini đặc trách phong trào Laudato Si’ ở Pháp trả lời phỏng vấn của nhật báo La Croix.

La Croix : Bản kiến nghị này hệ tại điều gì ?

Laura Morosini : Văn bản của bản kiến nghị này đã được viết bởi 300 Tổ chức Công giáo phi chính phủ trên thế giới, mong muốn biểu lộ tiếng nói của các tín hữu đối với các nhà đàm phán của hội nghị thượng đỉnh COP26 (ở Glasgow) về khí hậu và hội nghị thường đỉnh COP15 về sự đa dạng sinh học vào mùa Xuân sắp đến ở Trung quốc. Chúng tôi tin rằng điều cần thiết là liên kết hai vấn đề này, vì việc bảo vệ vấn đề này không được làm tổn hại đến vấn đề kia.

Chúng tôi muốn khuyến khích các tham dự viên đưa ra quyết định gan dạ và đầy tham vọng. Chúng tôi cũng muốn nhắc nhở cho họ về tầm quan trọng của việc bảo vệ các dân cư bản địa trong ý tưởng về hệ sinh thái toàn diện.

Chúng tôi yêu cầu những người ra quyết định hạn chế sự hâm nóng khí hậu ở mức 1,5°C. Chúng tôi cũng yêu cầu họ xác định một mục tiêu đa dạng sinh họ toàn cầu mới để đảm bảo, một mặt, việc bảo tồn 50% đất và nước và, mặt khác, việc phục hổi và quản lý bền vững diện tích đất và mặt nước còn lại để ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học hơn nữa.

La Croix : Đâu là sức mạnh của người Công giáo trong loại chủ đề này ?

Laura Morosini : Với tư cách  người Công giáo, chúng tôi mong muốn mang lại một sứ điệp mạnh mẽ vì chúng tôi có hơn một tỉ người trên hành tinh. Người Công giáo là một tác nhân bất thường hơn trong cuộc tranh luận, nhưng có thể có một sức mạnh đặc biệt, vì 80% dân cư trên thế giới là có tín ngưỡng, bất kể tôn giáo của họ là gì. Sự dấn thân này không chỉ liên quan người Công giáo : bạn hãy xem lời kêu gọi chung của Đức Giáo hoàng Phanxicô, Đức Thượng Phụ Bartôlômêô và Đức Tổng Giám mục của Cantorbéry ! Chúng tôi có nhiều sức mạnh hơn chúng tôi tưởng tượng. Mỗi tiếng nói đều có giá trị.

La Croix : Làm thế nào người Kitô hữu có thể dấn thân cách cụ thể ?

Laura Morosini : Họ đã có thể ký bản kiến nghị rồi ! Tốt nhất, in nó ra, và mời gọi tất cả các giáo dân ký tên vào. Mỗi người cũng có thể đi xa hơn bằng cách huy động giáo xứ của mình, thực hiện sáng kiến « Giáo hội xanh ». Trang internet của nhãn « Giáo hội xanh » đề nghị những cách thức khởi động các sáng kiến trong giáo xứ. Điều đó có thể là một các thức tốt để làm quen với những người khác vốn có thể được huy động. Cũng có thể thiết lập một bức bích họa về khí hậu ở quy mô giáo xứ.

Dĩ nhiên, trên bình diện cá nhân, có tất cả những dấn thân mà chúng ta biết đến về việc tiêu thụ, sưởi ấm, xe cộ, tiết kiệm…Nhiều ngân hàng tài trợ cho các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, có thể gởi thư đến ngân hàng của mình để bày tỏ sự khước từ mà tiền tiết kiệm của mình tài trợ cho loại dự án này, và yêu cầu đầu tư vào các dự án bền vững hơn, đạo đức hơn. Phương pháp đơn giản này có một tác động rất lớn về bản tổng kết lượng khí thải carbon !

La Croix : Vẫn còn sự phản kháng đối với các vấn đề môi trường trong Giáo hội không ? Và tại sao ?

Laura Morisini : Những phản kháng liên quan rất nhiều đến sự thiểu hiểu biết, cả nỗi sợ hãi nữa. Thông điệp Laudato Si’ đề cập những vấn đề căn bản, như ý nghĩa của kiểu nói « cuộc sống thành công », làm thế nào nuôi dạy con cái, di sản nào để lại cho chúng…Tốt hơn là để lại cho con cái mình một ngôi nhà bên bờ biển…hay một khu rừng được bảo tồn ? Chúng ta có thể dạy cho chúng biết ơn cây cối, sự đa dạng sinh học không ?  Di sản phi vật thể nào, những nguyên tắc đạo đức nào chúng ta có thể truyền lại cho chúng ? Tôi thấy những người cao tuổi dấn thân sau khi đã thảo luận với con cháu của mình, những người đã giúp cho họ mở tầm nhìn. Chúng ta hãy để cho mình bị quấy rầy bởi các thế hệ kế tục chúng ta !

La Croix : Giáo hội có một tiếng nói đặc biệt để mang lại trong cuộc chiến đấu vì sinh thái không ?

Laura Morisini : Tôi xác tín là có. Sức mạnh của chúng tôi với tư cách là Kitô hữu, đó là niềm hy vọng của Tin Mừng, niềm vui biết được rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương bất chấp những gì chúng ta gây ra cho thiên nhiên. Vì tình yêu thương này, chúng tôi biết rằng thế nhân sinh (anthropocène *) không được coi như là một trải nghiệm tồi tệ. Tuy nhiên, chúng tôi không được ngây thơ. Chúng tôi phải nhận ra quy mô của thảm họa. Đức Phanxicô sử dụng những từ ngữ cứng rắn trong thông điệp của ngài « thảm họa », « cướp phá », ngài viết rằng Trái Đất là « người nghèo nhất giữa những người nghèo ». Nhưng tất cả mọi người đều không được kêu gọi leo lên chướng ngại vật. Tất cả chúng ta đều đóng một vai trò trong quá trình chuyển đổi sinh thái.

Tý Linh chuyển ngữ

—————————

(*) « anthropocène » (thế nhân sinh) là từ mới do nhà khoa học đoạt giải Nobel Paul Crutzen nghĩ ra năm 2000 tương tự như từ “Holocen”. Gốc từ Hy Lạp là “anthropo-” có nghĩa là “con người” và “-cene” nghĩa là “mới”. Đó là thuật ngữ được một số nhà khoa học sử dụng để miêu tả giai đoạn gần đây nhất trong lịch sử Trái Đất. Nó không có điểm khởi đầu chính xác, nhưng có thể coi là bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 18, khi những hoạt động của loài người mới bắt đầu có ảnh hưởng toàn cầu đến khí hậu và hệ sinh thái của Trái Đất. Điểm bắt đầu của nó cũng có thể coi là trùng với sự phát minh của James Watt ra động cơ hơi nước năm 1784. Thuật ngữ này do nhà khoa học Paul Crutzen đặt vào năm 2000; ông là người đoạt giải Nobel Hóa học và nghĩ rằng hoạt động con người trên Trái Đất vào những thế kỷ gần đây đáng kể đến độ cần chấp nhận một thế địa chất mới. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang tranh cãi về việc đặt một giai đoạn mới; có người nghĩ rằng nó là một thế địa chất mới tiếp theo thế Holocen, còn có người khác nghĩ rằng Anthropocene chỉ là một kỳ địa chất trong thế Holocen (Wikipedia).

——————————————–

 

CÙNG NHAU KÝ TÊN VÀO BẢN KIẾN NGHỊ BẢO VỆ SINH THÁI

Bản kiến nghị Công giáo toàn cầu « Sức khỏe của trái đất, sức khỏe của nhân loại ».

« Mỗi người trong chúng ta – dù là ai và ở đâu – đều có thể đóng một vai trò trong việc thay đổi câu trả lời tập thể của chúng ta trước mối đe dọa chưa từng có của sự biến đổi khí hậu và sự suy thoái môi trường. Chăm sóc công trình tạo dựng của Thiên Chúa là một sứ mạng thiêng liêng vốn đòi hỏi một câu trả lời dấn thân. Chúng ta đang sống ở một thời điểm quyết định. Tương lai con cháu của chúng ta và tương lai của ngôi nhà chung của chúng ta tùy thuộc vào đó » (Sứ điệp chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Bartôlômêô I và Đức Tổng Giám mục Justin Welby, về việc bảo vệ công trình tạo dựng).

 

Bản tiếng Anh ở đây :

https://thecatholicpetition.org/

Bản tiếng Pháp ở đây

(Điền tên vào các ô xong, bấm vào nút “Add your name” để hoàn  tất)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31