CUỘC GẶP GỠ HIROSHIMA: ĐỨC PHANXICÔ MONG MUỐN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO PHỤC VỤ HÒA BÌNH

Written by xbvn on Tháng Bảy 11th, 2024. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Ngày 9 và 10 tháng Bảy này tại Hiroshima, Nhật Bản, một sự kiện liên tôn mang tính lịch sử đang diễn ra: tại địa điểm bị tàn phá bởi quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945, 16 nhà lãnh đạo của các tôn giáo chính đã ký Lời kêu gọi Rôma về đạo đức đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Một cơ hội để Đức Phanxicô nhắc lại rằng đổi mới công nghệ phải đi đôi với hòa bình, với sự tôn trọng phẩm giá con người.

Kể từ ngày 28 tháng 2 năm 2020, ngày càng có nhiều người ký vào Lời kêu gọi Rôma về một nền Đạo đức Trí tuệ Nhân tạo. Thứ Tư, ngày 10 tháng Bảy, một số chức sắc tôn giáo sẽ lần lượt ghi tên họ vào văn bản từ Hiroshima, miền nam Nhật Bản, trong một hội nghị liên tôn mang tên “Đạo đức Trí tuệ nhân tạo nhằm phục vụ hòa bình”.

Một sự kiện liên tôn

Được tổ chức liên kếtvới chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống, Đức Cha Vincenzo Paglia, hội nghị sẽ đặc biệt chào đón tu sĩ Phật giáo Yoshiharu Tomatsu, chủ tịch “Tôn giáo vì Hòa bình Nhật Bản”, Sheikh Abdallah Bin Bayyah, chủ tịch Diễn đàn vì Hòa bình Abou Dhabi và Hội đồng Fatwas của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và giáo sĩ Eliezer Simha Weisz, thành viên Ủy ban Quan hệ liên tôn của hàng Giáo sĩ trưởng Israel. Các nhà lãnh đạo tôn giáo có mặt đại diện cho các tôn giáo khác nhau của thế giới phương Đông (Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hỏa giáo, Bahá’í), cũng như các tôn giáo Abraham (Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo).

Một phụ lục đã được trình bày bởi Cha Paolo Benanti, giáo sư đạo đức công nghệ tại Đại học Giáo hoàng Urbanô và cố vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô về chủ đề trí tuệ nhân tạo. Phụ lục Hiroshima này tập trung vào AI tạo sinh này sẽ là một phần không thể thiếu của Lời kêu gọi Rôma. Nó nhắc lại các nguyên tắc chính của Lời kêu gọi Rôma như tính minh bạch của công nghệ AI tạo sinh, tính công bằng và cả việc tôn trọng đời sống riêng tư.

Sự khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha đã công bố thông điệp nhân cuộc gặp gỡ “Đạo đức Trí tuệ nhân tạo vì hòa bình” này. Lo ngại về sự xuất hiện của các cuộc xung đột trên thế giới do trí tuệ nhân tạo, Đức Phanxicô cho rằng “sự kiện Hiroshima có tầm quan trọng đặc biệt”.

Trích dẫn bài phát biểu của mình tại cuộc họp G7 vào tháng Sáu vừa qua, về chủ đề trí tuệ nhân tạo, Đức Thánh Cha nhắc lại sự phân biệt giữa sự lựa chọn hợp lý và có tính toán của một cỗ máy và quyết định được đưa ra của con người “trong lòng của nó”. Ngài nhấn mạnh rằng quyết định cuối cùng phải luôn được để cho con người, “ngay cả trong những màu sắc kịch tính và khẩn cấp mà đôi khi nó thể hiện trong cuộc sống của chúng ta”.

Chúng ta sẽ đẩy nhân loại vào một tương lai vô vọng nếu chúng ta tước đi khả năng tự quyết định về bản thân và cuộc sống của con người, bằng cách buộc họ phải phụ thuộc vào sự lựa chọn của máy móc. Chúng ta cần đảm bảo và bảo vệ một không gian kiểm soát có ý nghĩa của con người đối với quá trình lựa chọn các chương trình trí tuệ nhân tạo: phẩm giá con người phụ thuộc vào điều đó.”

AI và hòa bình

Không một cỗ máy nào được chọn lấy đi mạng sống của con người,” Đức Thánh Cha tiếp tục, trong khi những suy tư về quy định đối với robot giết người và máy bay không người lái vẫn tiếp tục ở cấp độ quốc tế. Cuối cùng, Đức Phanxicô khuyến khích những người tham gia hội nghị về AI và hòa bình: “Tôi cầu nguyện để mỗi người chúng ta trở thành một công cụ hòa bình cho thế giới”.

Cái khung Hiroshima được chọn

Không phải ngẫu nhiên mà những người tổ chức cuộc họp với mong muốn bảo vệ hòa bình trong bối cảnh công nghệ mới xuất hiện nhanh chóng đã chọn Hiroshima. Thành phố bị bom nguyên tử tàn phá đã chịu sự lạm dụng tiến bộ kỹ thuật. “Lựa chọn tổ chức sự kiện này ở Hiroshima có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, bởi vì không có thành phố nào khác như nó làm chứng cho những ​​hậu quả của công nghệ hủy diệt và nhu cầu tìm kiếm hòa bình lâu dài,” thông cáo báo chí được công bố nhân dịp sự kiện này nhấn mạnh.

Sau khi ký văn bản vào thứ Tư, ngày 10 tháng Bảy, các tham dự viên đã nghe chứng từ của một người sống sót trong thảm họa năm 1945. Cuối cùng, họ đã đến thăm Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, cũng như Đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ đánh bom nguyên tử.

Lời kêu gọi Rôma

Từ bốn năm qua, Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống đã đề xuất ký vào Lời kêu gọi Rôma nhằm quy định việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Văn bản này đã được ký bởi các công ty lớn như IBM hay Microsoft, các quốc gia cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo như Đức Tổng Giám mục Anh giáo Justin Welby.

Tý Linh

(theo Jean-Benoît Harel, Vatican News)

Tags: , , , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31