CUỘC XUNG ĐỘT Ở THÁNH ĐỊA KHÔNG PHẢI LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG”
Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh Địa muốn làm rõ trong một thông điệp vào Chúa Nhật ngày 30/6/2024 rằng thuật ngữ “chiến tranh chính đáng” không thể áp dụng cho cuộc xung đột đã chia cắt Dải Gaza từ ngày 7 tháng 10 năm 2023. Ủy ban này tố cáo việc sử dụng việc thuật ngữ này, được dùng để biện minh cho bạo lực đang diễn ra ở Gaza.
Khái niệm này rất xưa – nó có từ thời Cổ đại – nhưng hiện tại nó được viện dẫn trong khuôn khổ cuộc chiến ở Dải Gaza. Tuy nhiên, theo Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh Địa, “cuộc chiến tranh chính đáng”, trước tiên được khai triển bởi thánh Augustinô, rồi về sau bởi thánh Tôma Aquinô, không tương xứng với những gì đang xảy ra ở các vùng lãnh thổ Palestine. Trong phần điều chỉnh, vào ngày 30 tháng Sáu, Ủy ban nhắc lại rằng không có nhà thần học Công giáo nào từng khẳng định rằng hành động của Hamas vào ngày 7 tháng Mười cũng như phản ứng của quân đội Israel đáp ứng các tiêu chí được mô tả trong Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo để định nghĩa một cuộc chiến tranh chính đáng: “thiệt hại mà kẻ xâm lược gây ra cho quốc gia hay cộng đồng các quốc gia phải lâu dài, nghiêm trọng và chắc chắn; tất cả các phương tiện khác để chấm dứt nó đã tỏ ra là không thể thực hiện được hoặc không hiệu quả; các điều kiện nghiêm túc để thành công phải được đáp ứng; việc sử dụng vũ khí không dẫn đến những cái ác và rối loạn nghiêm trọng hơn cái ác cần loại trừ; sức mạnh của các phương tiện hủy diệt hiện đại có ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá tình trạng này.”
Chiến tranh chính đáng là gì?
Ủy ban nhấn mạnh rằng “các cuộc chiến tranh chính đáng phải phân biệt rõ ràng giữa người tham chiến và dân thường, một nguyên tắc đã bị cả hai bên phớt lờ trong cuộc chiến này với kết quả bi thảm. Các cuộc chiến tranh chính đáng cũng phải sử dụng vũ lực một cách tương xứng, điều không thể dễ dàng nói về một cuộc chiến mà tỷ lệ tử vong của người Palestine cao gấp hàng chục nghìn lần so với Israel và trong đó phần lớn thương vong của người Palestine là phụ nữ và trẻ em”.
Ngoài lập luận này, Ủy ban Công lý và Hòa bình còn cảnh báo chống lại “những người thao túng khái niệm chiến tranh chính đáng để điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu của họ”. Ủy ban viết: “Chúng tôi phẫn nộ khi các tác nhân chính trị ở Israel và nước ngoài đang vận động lý thuyết ‘chiến tranh chính đáng’ để kéo dài và hợp pháp hóa cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza,” và đồng thời sử dụng nó để biện minh cho cái chết của hàng chục nghìn người.
Ủy ban chỉ trích mạnh mẽ việc viện dẫn quy tắc “tính tương xứng“, nghĩ rằng mạng sống của người Israel có thể được cứu trong tương lai nếu chiến tranh kết thúc, do đó ưu tiên “an ninh của những người giả định trong tương lai liên quan đến cuộc sống của những người đang sống và hít thở bị giết mỗi ngày”. Việc thao túng ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là vấn đề từ ngữ, nhưng “nó có những kết quả hữu hình và nguy hại”. Hơn nữa, một cuộc chiến tranh, dù có chính đáng thế nào, có nên đơn giản được thực hiện không? Tuy nhiên, Ủy ban lưu ý, câu hỏi này không nhất thiết phải được đặt ra. Như Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên nhắc nhở chúng ta, “chiến tranh luôn là một thất bại đối với nhân loại”.
Một vấn đề công lý
Do đó, đối với Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh Địa, việc điều chỉnh này không phải là một vấn đề đơn giản về ngôn ngữ, bởi vì bằng cách bảo vệ “tính liêm khiết” của ngôn ngữ, Ủy ban tin rằng “công lý thực sự vẫn có thể khả thi nếu chúng ta biết giữ lời hứa của mình. Khi ngôn từ bị hư hỏng, bản thân ngôn ngữ không còn khả năng vạch ra một tương lai thoát khỏi những tai họa của hiện tại. Cái gọi là “chiến tranh chính đáng” kéo dài sự bất công và làm nghiêm trọng thêm sự tàn phá, có nguy cơ quay ra nhạo báng từ “công lý”. Nhưng công lý không phải là một sự nhạo báng và lời hứa của nó vẫn chưa bị dập tắt.”
Tý Linh
(theo Xavier Sartre – Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS