ĐỨC CHA VASIL’ ĐƯỢC CỬ ĐẾN ẤN ĐỘ ĐỂ GIẢI QUYẾT SỰ CHIA RẼ GIỮA CÁC KITÔ HỮU SYRO-MALABAR
Hôm thứ Hai 11/12/2023, Đức Phanxicô đã tiếp kiến Đức cha Cyril Vasil’, người sẽ trở lại Kerala, miền nam Ấn Độ vào ngày 12 tháng 12, nơi ngài đã được cử đến vào tháng 8 vừa qua, để chấm dứt cuộc xung đột đang diễn ra trong Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, trong đó có những bất đồng và bạo lực nảy sinh đối với hình thức phụng vụ do Công nghị Syro-Malabar quyết định.
Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Đức cha Cyril Vasil’, đại diện giáo hoàng của Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, vào thứ Hai, ngày 11 tháng 12, trước chuyến đi mới của ngài tới Kerala. Tháng 8 vừa qua, vị tu sĩ Dòng Tên người Slovakia này đã được Đức Phanxicô cử đến miền nam Ấn Độ, cùng với cha Sunny Kokkaravalayil, giáo sư giáo luật tại Học viện Giáo hoàng Đông phương, để cố gắng tìm ra giải pháp cho sự chia rẽ và bạo lực gây tổn hại cho sự hiệp nhất của Giáo hội Syro- Malabars.
Đức Thánh Cha đã gửi đến các tín hữu Syro-Malabar trong một thông điệp video được đãng vào ngày 7 tháng 12: “Nhân danh tôi, ngài yêu cầu anh chị em chấm dứt cuộc đấu tranh, chấm dứt sự chống đối và, đôi khi, cả bạo lực – đã có bạo lực!”
Cảnh báo của Đức Thánh Cha
Những căng thẳng mà Giáo hội Ấn Độ này trải qua, một Giáo hội được thánh Tôma thành lập ở Kerala vào năm 52 và ngày nay có 3,7 triệu tín hữu – trong đó có hơn 500.000 người thuộc Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, đã đạt đến mức độ đến nỗi Đức Giáo hoàng đã gởi một thông điệp video cá nhân nhằm xua tan nghi ngờ về lập trường của ngài. Được quay phim tại bàn làm việc của mình, Đức Giáo hoàng yêu cầu các tín hữu đừng biến họ thành một “giáo phái”, để không thúc ép ngài phải đưa ra các biện pháp chế tài. Ngài khẳng định trong video : “Tôi không muốn đi đến đến điều đó”.
Sự chia rẽ và bạo lực
Những căng thẳng đang diễn ra là do tranh chấp về vị trí của linh mục đối với các tín hữu trong Thánh lễ Qurbana, thánh lễ của truyền thống địa phương, được thiết lập bởi Công nghị Syro-Malabar vào năm 2021. Một sự thỏa hiệp về hình thức cử hành độc nhất của việc cử hành thánh lễ đã được 34 Tổng giáo phận Syro-Malabar chấp nhận, nhưng bị Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly từ chối.
Cụ thể, Công nghị Syro-Malabar năm 2021 đã tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp, theo đó phần đầu tiên của nghi lễ, tức là phụng vụ lời Chúa, và phần cuối thánh lễ được linh mục cử hành hướng mặt về giáo dân (versus populum), trong khi phần trung tâm, phụng vụ Thánh Thể, được linh mục cử hành quay mặt về hướng đông (ad orientem), nhìn về phía bàn thờ. Quyết định của Công nghị đã được Tòa thánh chấp thuận, nhưng không được tất cả mọi người chấp nhận. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2021, ngày được chọn để thực hiện “Thánh lễ Qurbana”, 34 giáo phận đã quyết định áp dụng quyết định của Công nghị, trong khi tại Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, nhiều linh mục và tín hữu tiếp tục khẳng định “tính đặc thù phụng vụ” của riêng họ, vị chủ tế luôn hướng mặt về cộng đoàn, cho rằng phụng vụ này được khuyến khích bởi Vatican II.
Cũng trong thông điệp video này, Đức Phanxicô kêu gọi: “Tôi biết rằng từ nhiều năm qua, một số người lẽ ra phải là gương mẫu và là bậc thầy đích thực của sự hiệp thông, đặc biệt là các linh mục, đã thúc đẩy anh chị em bất tuân và phản đối các quyết định của Công nghị. Thưa anh chị em, đừng đi theo họ!”
Trong chuyến đi vừa qua, chính Đức cha Cyril Vasil’ đã phải chịu đựng những hành vi hung hăng từ một số tín hữu, ném đồ vật vào ngài. Những người này cũng đã đốt ảnh của Đức Hồng y Leonardo Sandri, nguyên Tổng trưởng thánh bộ các Giáo hội Đông phương, và của Đức Hồng y George Alencherry, Tổng giám mục trưởng của Ernakulam-Angamaly, người đã đệ đơn từ chức vào ngày 7/12/2023 và được Đức Thánh Cha chấp nhận.
Việc từ chức này được công bố cùng lúc với việc từ chức của Giám quản Tông tòa Andrews Thazhath, Trưởng giáo chủ Trichur của Giáo hội Syro-Malabar. Thay thế vị trí của ngài, một Giám quản tông tòa mới đã được Tòa thánh bổ nhiệm. Đức Giám mục danh dự của Giáo phận Thánh Tôma Tông đồ ở Melbourne của Syro-Malabar, Đức cha Bosco Puthur, người gốc Kerala, đã được bổ nhiệm vào chức vụ này.
Tý Linh
(theo Salvatore Cernuzio – Vatican News)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG