DÁM CHO THẤY NHỮNG YẾU ĐUỐI CỦA MÌNH
Kitô hữu không thể “loan báo Chúa Giêsu-Kitô cứu độ” nếu “tự sâu xa họ không cảm nhận Ngài”, nếu họ che giấu những yếu đuối của mình, nếu họ không nhìn nhận mình tội lỗi “cách cụ thể”, vì lý do này hay lý do kia.
Đó là tuyên bố của Đức Phanxicô trong bài giảng lễ ngày 14.6.2013, tại nhà nguyện thánh Mátta, trước sự hiện diện của các nhân viên của Bộ Giáo Sĩ.
Trích dẫn thánh Phaolô trong bài đọc I (2Cr 4, 7-15), Đức Thánh Cha đã so sánh các Kitô hữu với “những bình gốm vô giá trị” đang sống “cuộc đối thoại cứu độ” với “sức mạnh của Chúa Giêsu cứu độ”.
Cuộc đối thoại này phải được thực hiên theo khuôn mẫu được thánh Phaolô đưa ra: “Nhiều lần [thánh Phaolô] đã nói, như một điệp khúc, về tội lỗi của mình: “Tôi đã từng là người bách hại Hội Thánh…Tôi đã bách hại…”…Ngài cảm thấy mình là tội nhân.”
Nói cách khác, “mỗi khi thánh Phaolô nói về lý lịch của mình…thì ngài cũng nói đến những ‘yếu đuối’ của ngài, những tội lỗi của ngài. Trái lại, người ta “luôn có cám dỗ về lý lịch, và che giấu đôi chút những ‘yếu đuối’ của mình để người ta không thấy chúng rõ quá”.
Khuôn mẫu của thánh Phaolô cũng có giá trị “đối với các linh mục”: những ai “chỉ khoe khoang về lý lịch của mình…” thì cuối cùng sẽ “tự dối mình” vì ta không thể “loan báo Chúa Giêsu Kitô cứu độ” nếu “tự sâu xa ta không cảm nhận Ngài”.
Nó hệ tại “trở nên khiêm hạ, nhưng là một sự khiêm hạ thực sự, với danh xưng và tên họ: :Tôi là kẻ có tội về điều này, điều này và điều này”. Như thánh Phaolô làm”. Vấn đề không phải là trình bày mình dưới một hình ảnh sai lạc, “ngây thơ”.
Sự khiêm hạ của người Kitô hữu phải “cụ thể”: “Tôi là một bình gốm vô giá trị về điều này, điều này và điều này”.
“Kho tàng” duy nhất mà người Kitô hữu có thể khoe khoang là “ Chúa Giêsu cứu độ, thập giá của Chúa Giêsu-Kitô”. Và nó được kèm theo bằng việc “xưng thú tội lỗi” vì chỉ như thế mà “cuộc đối thoại là Kitô và Công giáo, cụ thể”.
Cũng thế, “ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô là cụ thể”: “Chúa Giêsu Kitô không cứu độ với một ý tưởng, với một chương trình trí thức. Ngài cứu độ bằng thân xác của Ngài, với sự cụ thể của thân xác. Ngài đã tự hạ và đã làm người, ngài đã làm người cho đến cùng”.
Tý Linh
Theo ZENIT
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ