ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN : CÁI NHÌN CỦA ĐHY CZERNY

Written by xbvn on Tháng Tư 29th, 2022. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Đức tân Tổng trưởng Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện nói về sự đóng góp của đạo Công giáo vào việc phát triển bền vững. ĐHY Czerny đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình liên đới giữa các Nhà nước và việc giáo dục các thế hệ trẻ về những giá trị của tình huynh đệ. Ngài mời gọi : « Điều cấp bách là chúng ta cư xử với nhau như anh chị em ».

Đức Hồng y Michael Czerny là khách mời danh dự của hội nghị về sự  đóng góp của đạo Công giáo vào sự phát triển bền vững trên toàn thế giới, được tổ chức trực tuyến vào ngày 26/4/2022 bởi một tập thể các trường đại học ở Canada. Trong bài phát biểu của mình, ĐHY Tổng trưởng Bộ phục vụ sứ phát triển con người toàn diện đã đề cập đến sự đóng góp của các thông điệp « Laudato si » và « Fratelli tutti » của  Đức Thánh Cha Phanxicô về vấn đề này.

Trước tiên, ĐHY nhấn mạnh, đạo Công giáo quan tâm đến con người và sự thể hiện  trọn vẹn tiềm năng của nó, đó là lý do tại sao đạo Công giáo luôn tìm cách xác định những trở ngại khác nhau ngăn trở sự phát triển con người toàn diện. Trong số các ngăn trở này, cuộc xung đột hiện nay ở Ucraina, những thách đố được đặt ra bởi các làn sóng di cư hay sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vắcxin trong suốt thời gian đại dịch, nhắc nhở chúng ta ngày nay thật khó để sống tình huynh đệ biết bao, trong một « ngôi nhà chung ».

Sống như « anh chị em » : một tình liên đới siêu vượt luật pháp

ĐHY nhấn mạnh, Tuyên ngôn nhân quyền trong những năm gần đây đã là một trong những điểm quy chiếu của các nền dân chủ liên quan đến việc tôn trọng nhân vị. Thế nhưng, nó vẫn không đủ để đảm bảo sự bình đẳng đầy đủ các quyền giữa các công dân hôm nay.

Tiếp đến, ĐHY giải thích : Tình huynh đệ giữa con người nảy sinh từ tình liên đới dựa trên việc công nhận một căn tính chung. Căn tính này đi trước và siêu vượt các quyền và nghĩa vụ, trên đó việc  cùng chung sống trong xã hội được xây dựng. Tìm cách sống như anh chị em như thế trước tiên bao gồm việc nhìn nhận sự bình đẳng căn bản giữa người nam, người nữ, giới trẻ và người cao tuổi, không có sự phân  biệt. Sự nhìn nhận này là một sự học hỏi và giáo dục nhằm truyền đạt cho các thế hệ, vì sự sống còn của nhân loại chúng ta tùy thuộc vào đó.

Vun trồng tình huynh đệ chống lại nền văn hóa vứt bỏ

Dựa vào thông điệp Fratelli tutti, ĐHY Tổng trưởng đã nhận xét rằng chủ nghĩa cá nhân, một khuynh hướng của xã hội Tây phương, không làm cho chúng ta tự do, bình đẳng, hay huynh đệ hơn. Nó, vốn dẫn đến một « nền văn hóa vứt bỏ », phải được chống lại, và phải ở bên ngoài Giáo hội. Về phương diện này, hai chủ đề quan trọng của Học thuyết xã hội của Giáo hội gần đây đã được Giáo hội khai triển trong Fratelli tutti : nguyên tắc liên đới và vai trò xã hội của của cải.

Vả lại, việc tìm kiếm tình huynh đệ này có thể được đào sâu với các thế hệ trẻ hơn trong các vòng kết nối xã hội như gia đình, trường học, giáo xứ hay các trung tâm văn hóa và giải trí.  Chính những nơi này mà các giá trị tự do, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ và bao hàm có thể được chuyển tải, để các thế hệ mới được giáo dục về tình liên đới phổ quát.

ĐHY Tổng trưởng kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia đều có trách nhiệm về sự phát triển của các nước khác và về sự thăng tiến việc phát triển toàn diện của các công dân, ngay cả bên kia biên giới của riêng mình. Ngài cũng đã lặp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với các nền kinh tế tiên tiến nhất đến trợ giúp – thay vì tìm cách thống trị – đối với các nước kém phát triển.

Tý Linh

(theo Vatican News)

Tags: , , , , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31