ĐÀO TẠO TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN KITÔ GIÁO VÀ ĐỜI TU

Written by xbvn on Tháng Tám 12th, 2016. Posted in Linh mục, Lm. Trần Minh Huy, Tu sĩ

Giới thiệu sách “ĐÀO TẠO TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN KITÔ GIÁO VÀ ĐỜI TU” của linh mục Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS.

Tải sách ở đây (kích chuột phải lên link và chọn save target as hoặc save link as):

Daotaotruongthanhnhanbanvadoitu

 daotaotruongthanhnhanbanktg

MỤC LỤC

 LỜI NÓI ĐẦU.. 9

PHẦN THỨ NHẤT

Một

ĐÀO TẠO TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN KITÔ GIÁO
VÀ ĐỜI TU.. 13

I… Nhân bẢn nói chung.. 13

  1. Định nghĩa và Nội Dung. 13
  2. Trưởng thành Nhân Bản. 19
  3. Sự Thiếu Trưởng Thành Nhân Bản. 22

II.. Nhân bẢn Kitô giáo.. 29

  1. Nhân bản Kitô giáo là gì?. 29
  2. Nội dung nhân bản Kitô giáo. 32
  3. Con đường trưởng thành Nhân bản Kitô giáo. 36
  4. Tình yêu bản thân. 44
  5. Tình yêu giữa các môn đệ. 45
  6. Phương thế thực hiện. 46

III………………………………………………… NHÂN BẢN ĐỜI TU.. 50

  1. Nhận định tổng quát 50
  2. Các chiều kích của lòng trung tín. 52
  3. Những tâm tình không thể thiếu. 64
  4. Nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. 70
  5. Người môn đệ trưởng thành: 74

Hai

TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN ĐỜI TU QUA VIỆC SỐNG TỐT CÁC ĐẶC TÍNH CỦA ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN.. 83

I… BẢN CHẤT CỦA CỘNG ĐOÀN.. 85

II.. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CỘNG ĐOÀN.. 89

  1. Tính truyền thống và tính thích nghi 89
  2. Mười điều răn của đời sống cộng đoàn. 92

III. CỘNG ĐOÀN GIẢ DANH VÀ CỘNG ĐOÀN ĐÍCH THỰC   96

  1. CỘNG ĐOÀN TRUYỀN THÔNG CHÂN THÀNH VÀ KHÔNG SỢ HÃI 100

V.. CỘNG ĐOÀN VÀ CÁC ÂN BAN TÀI NĂNG.. 108

  1. Nhận định. 108
  2. Các đặc điểm của ân ban tài năng. 109
  3. Các loại ân ban tài năng. 115
  4. Những trở ngại trong việc nhận biết và phát triển các ân ban tài năng 119
  5. CÁC ÂN BAN TÀI NĂNG GIÚP SỐNG TỐT ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN 123
  6. Ân ban tài năng lắng nghe. 123
  7. Ân ban tài năng ăn nói 124
  8. Ân ban tài năng nhạy cảm.. 125
  9. Ân ban tài năng kiên trì 127
  10. Ân ban tài năng khẳng định mình là ai 127
  11. Ân ban tin rằng mình được yêu thương. 129
  12. Ân ban tài năng hài hước. 130

VII.CÁC XUNG ĐỘT CỘNG ĐOÀN VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT  134

  1. Cộng đoàn là nơi có thể có các xung đột 134
  2. Cộng đoàn giải quyết tốt các xung đột 137
  3. Cộng đoàn có khó khăn với xung đột 138
  4. Mấu chốt của vấn đề. 139
  5. Một số xung đột điển hình trong cộng đoàn. 141
  6. Tiến trình bốn bước tâm lý và thiêng liêng để vượt lên xung đột 143

VIII. VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG VÀ XÂY DỰNG TÌNH HUYNH ĐỆ ĐÍCH THỰC   147

  1. Vượt lên khủng hoảng tình huynh đệ. 147
  2. Chỉ bảo huynh đệ đích thực. 153

IX……………………………………. CỘNG ĐOÀN CẢM THÔNG.. 161

  1. Mời gọi cảm thông. 161
  2. Cảm thông và Công bằng. 162
  3. Trọng tâm của đời sống cộng đoàn. 165
  4. Lòng cảm thông và lầm lỗi của tha nhân. 167
  5. Cộng đoàn và đường lối cảm thông. 170
  6. Công bằng bên trong cộng đoàn cảm thông. 172

X.. CỘNG ĐOÀN HIỆP THÔNG.. 175

  1. Nhận định chung. 176
  2. Tình trạng phân mảnh. 177
  3. Kinh nghiệm tìm kiếm hiệp thông. 179
  4. Khao khát hiệp thông là rất người 180
  5. Hiệp thông với Chúa. 181

XI………………………………….. CỘNG ĐOÀN YÊU THƯƠNG.. 184

  1. Bài học từ đàn ngỗng trời 184
  2. Tâm sự của Cha Mẹ với con cái 188
  3. Ước nguyện của con cái đối với Cha Mẹ. 192

PHẦN THỨ HAI

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT

Một

TIẾN TRÌNH ĐỒNG BỘ ĐƯỢC ĐÀO TẠO,  TỰ ĐÀO TẠO VÀ ĐÀO TẠO ỨNG SINH CỦA NHÀ ĐÀO TẠO.. 197

  1. Nhận định tổng quát 197
  2. Cần những nhà đào tạo phẩm chất 205
  3. Một số điều kiện khác của nhà đào tạo. 214
  4. Tâm hồn đào tạo. 224
  5. Hai mô hình đào tạo. 227

Hai

VƯỢT LÊN NHỮNG BẤT CẬP VÀ THÁI QUÁ
ĐỂ LÀM NHÀ ĐÀO TẠO ĐÍCH THỰC
THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU
.. 237

A.. VƯỢT LÊN NHỮNG BẤT CẬP VÀ THÁI QUÁ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO   237

  1. Óc nệ cổ. 238
  2. Chạy theo thời 238
  3. Điều tra ứng sinh về ứng sinh khác. 238
  4. Bắt ứng sinh nhận xét nhau. 239
  5. Lẫn lộn tòa trong và tòa ngoài 239
  6. Tin thư nặc danh. 240
  7. Dùng “ăng-ten” theo dõi báo cáo. 240
  8. Lạm dụng Thần quyền. 241
  9. Thương riêng cách lộ liễu. 242
  10. Óc cầu toàn. 242
  11. Vội kết án và sử dụng biện pháp. 242
  12. Hay nhắc lại lầm lỗi cũ. 243
  13. Làm việc cách độc đoán. 244
  14. Lạm dụng việc đánh giá. 245

Bài đọc thêm.. 247

  1. NHÀ ĐÀO TẠO ĐÍCH THỰC THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU 253
  2. Nhân hậu như Chúa Giêsu. 253
  3. Cầu nguyện cho ứng sinh. 254
  4. Nêu gương sáng. 255
  5. Cùng ứng sinh tìm ý Chúa. 255
  6. Không nản lòng vì thất bại 256
  7. Mở rộng con đường trở về. 257
  8. Không nhắc lại lầm lỗi quá khứ. 258
  9. Kín đáo về lầm lỗi cá nhân của ứng sinh. 258
  10. Gợi ý thúc đẩy sáng kiến và quyết tâm.. 259
  11. Thương người lầm lỗi 259
  12. Không thử thách quá sức ứng sinh. 260
  13. Cho cơ hội và lắng nghe lời giải thích. 261
  14. Hiện diện mang lại bình an và an toàn. 262
  15. Nhẫn nại chấp nhận những giới hạn. 262
  16. Tiến trình chỉ bảo huynh đệ và lòng cảm thông. 264
  17. Cảm thông với Giáo Hội 266
  18. Khen thưởng và thúc đẩy. 267

Bài đọc thêm:

Ý CHÚA TRÊN CUỘC ĐỜI TA   268

Ba

MÔI TRƯỜNG VÀ TÁC NHÂN ĐÀO TẠO   271

  1. Cộng đoàn giáo dục. 271
  2. Đội ngũ đào tạo hiệp nhất 274
  3. Vai trò rất quan trọng của Bề trên. 275
  4. Bản thân nhà đào tạo. 276
  5. Chính ứng sinh và việc tự đào tạo. 279
  6. Nhóm bạn đồng môn. 281
  7. Sự thích nghi cần thiết 284
  8. Cách thực thi trách nhiệm đào tạo. 285
  9. Tương quan đồng hành đào tạo. 286
  10. Việc linh hướng. 289
  11. Đồng hành Mục vụ. 292
  12. Bề trên sở. 292

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

          Trọng kính Quý Bề Trên Dòng,

          Kính thưa Quý Chị Giáo,

          Trước hết, tôi xin cám ơn Chúa, cám ơn Quý Bề Trên và quý Chị Giáo đã cho tôi cơ hội đến đây để được học hỏi với Quý Bề Trên và Quý Chị Giáo trong khóa học chuyên đề Đào Tạo Người Đào Tạo. Chị Chủ Tịch chỉ định cho tôi chia sẻ về Nhân Bản Kitô Giáo, một đề tài quá rộng và quá quan trọng không thể nào nói hết trong một ngày. Quả thế, trong Tông Huấn Pastores Dabo Vobis, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II luôn đặt Nhân Bản ở vị trí đầu tiên trong bốn chiều kích đào tạo: Nhân Bản, Thiêng Liêng, Tri Thức và Mục Vụ.

Đứng trước sự rộng lớn đó, tôi không khỏi lo lắng, nhưng câu Ca Dao Việt Nam này giúp tôi an lòng: Dập dìu kẻ trước người sau, sức riêng một ít góp vào lợi chung”. Trong cái một ít đó, tôi xin chia bài chia sẻ thành hai phần: Trước hết nhấn mạnh về Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Trưởng Thành Nhân Bản Đời Tu Qua Việc Sống Tốt Các Đặc Tính Của Đời Sống Cộng Đoàn. Tiếp đến, để kiện toàn sự trưởng thành nhân bản Kitô giáo và đời tu, trong khung cảnh đào tạo nhà đào tạo, tôi xin trình bày ba đề tài hỗ trợ thiết yếu sau đây, nếu không đủ thời giờ trình bày thì Quý Chị cũng có thêm tài liệu tham khảo:

  • Tiến trình đồng bộ được đào tạo, tự đào tạo và đào tạo ứng sinh của nhà đào tạo;
  • Vượt lên những bất cập và thái quá để làm nhà đào tạo đích thực theo gương Chúa Giêsu;
  • Môi trường và tác nhân đào tạo.

 

Kính thưa Quý Bề trên và Quý Chị Giáo,

Mục đích và ý nghĩa đời sống và sứ vụ của chúng ta là phụng sự Chúa và cứu rỗi các linh hồn, nên việc đào tạo vừa phải được đặt trọng tâm nơi Chúa Kitô, vừa phải thích hợp với các thực tại của thế giới hôm nay để nên thánh và nhằm phục vụ hữu hiệu sứ mạng của Giáo Hội qua sứ mạng của Hội dòng.

Việc đào tạo này phải được tăng trưởng toàn diện, cùng với Cộng đoàn, nhưng không bỏ qua tính cá biệt độc đáo của mỗi người, nên nó là một tiến trình lâu dài của phân định, thực hiện và trưởng thành trong lời đáp trả của mỗi người theo lối sống Phúc Âm trong Hội dòng, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần.

Việc đào tạo này cũng diễn ra trong ánh sáng thần học vì chúng ta được Chúa gọi và sai đi vào trong thế giới như chứng nhân hữu hiệu và trung thành: Trung thành với Chúa Kitô và Phúc Âm; trung thành với Giáo Hội và sứ mệnh của Giáo Hội; trung thành với đặc sủng và sứ mạng của Hội dòng, qua các thời triệu được Chúa Thánh Thần khơi gợi và thúc đẩy.

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30