« ĐẶT NGƯỜI NGHÈO Ở TRUNG TÂM LÀM CHO GIÁO HỘI TRUNG THÀNH HƠN VỚI TIN MỪNG »
Trung tâm Sèvres – các Phân khoa của dòng Tên ở Paris đã tổ chức một ngày học hỏi về đề tài « Lắng nghe tiếng nói của những người nghèo khổ nhất trong tiến trình hiệp hành » hôm 27/1/2022. Nữ tu Laure Blanchon, giáo viên ở Trung tâm Sèvres, tác giả của một luận án về Giáo hội và người nghèo (1), trình bày vấn đề.
La Croix : Sơ tổ chức một ngày học hỏi về « tiếng nói của những người nghèo khổ nhất trong tiến trình hiệp hành ». Làm thế nào đề tài này đã cần thiết trong các đề nghị của Trung tâm Sèvres xung quanh Thượng hội đồng về tính hiệp hành ?
Sơ Blanchon : Khi tìm cách lưu tâm đến lời nói của những người nghèo khổ nhất, Giáo hội mong muốn suy nghĩ theo một cách thức mới. Vấn đề không còn là làm từ thiện, nhưng là đặt những người mong manh nhất ở trung tâm của đời sống Giáo hội. Chẳng hạn, sự chuyển dịch này được cảm nghiệm trong mạng lưới Saint-Laurent, nó kết nối ở cấp quốc gia các nhóm Kitô hữu đang sống tình huynh đệ với những người nghèo nhất (2).
Cuộc tập hợp Diaconia, vào năm 2013, đã là một tiết lộ thực sự về những kinh nghiệm và đã truyền cảm hứng cho nhiều sáng kiến. Ở Trung tâm Sèvres, những đề nghị của diễn đàn Jean Rodhain, một cuộc hội thảo nghiên cứu đã tồn tại từ hơn mười năm qua, và nhóm « các thần học gia ở trường học của những người nghèo khổ nhất » chứng thực tính thời sự của vấn đề. Ngày học hỏi này thể hiện ước muốn đi xa hơn nữa của chúng tôi.
Đức Phanxicô đón tiếp 1500 người nghèo đến ăn trưa ở Vatican, ngày 17/11/2019 (ảnh internet).
La Croix : Làm thế nào cho phép những người nghèo nhất diễn đạt ?
Sơ Blanchon : Kinh nghiệm có được đã cho chúng tôi thấy rằng phát biểu thường là một khó khăn lớn đối với những người nghèo khổ nhất, vì nhiều lý do. Họ gặp khó khăn khi phát biểu một mình trước công chúng. Chúng tôi đã hiểu rằng, để giải phóng lời nói của họ, giải pháp tốt nhất là thành lập các nhóm chia sẻ mà họ chiếm đa số, đi kèm với những người « đồng minh » vốn biết họ và đặt mình phục vụ sự diễn đạt của họ.
Sự cùng chung sống cũng cần thiết. Đó không chỉ là cung cấp một cái khung thân thiện, nhưng còn biểu lộ rằng chúng tôi muốn chia sẻ cuộc sống của những người mà không ai muốn chia sẻ cuộc sống của họ. Một số công cụ thường được dùng trong các cuộc trao đổi nhóm – đọc, viết, một số từ trừu tượng – có thể không phù hợp. Do đó, cần phải sáng chế ra những phương thế khác: kể lại cuộc sống, chia sẻ chậm rãi một đoạn Tin Mừng, làm việc trên một vài từ đơn giản…
La Croix: Phải chăng không có rủi ro rằng lời nói này sẽ ít được lắng nghe ?
Sơ Blanchon: Tính đến tiếng nói của những người nghèo khổ nhất quả là một khó khăn. Nó đòi hỏi một nỗ lực nhất định, được hướng dẫn bởi xác tín rằng có điều gì đó thú vị để lắng nghe. Tâm hướng này là cần thiết để đặt mình phục vụ họ cách cụ thể. Vì, để nó tham gia vào tiến trình hiệp hành, nó phải được tinh tế hơn. Điều đó đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn.
La Croix: Làm thế nào tiếng nói này có thể đào sâu hay sửa đổi đời sống và sự biểu hiện đức tin của Giáo hội ?
Sơ Blanchon: Đặt người nghèo ở trung tâm chỉ làm cho Giáo hội trung thành hơn với Tin Mừng. Chúng tôi thấy rõ Giáo hội không còn khả tín dường nào trong xã hội. Nhưng khi các Kitô hữu tổ chức các người khốn khổ, dành thời gian để phân phát các bữa ăn, đón tiếp những người LGBT, khi Đức Giáo hoàng viếng thăm trại tỵ nạn ở Lesbos, xã hội ngạc nhiên ngắm nhìn.
Khi Giáo hội dành một chỗ thực sự cho những người nghèo khổ nhất trong phụng vụ, thì Giáo hội được sống động từ đó. Giáo hội cảm nghiệm điều gì đó thuộc về hương vị tốt đẹp của Tin Mừng. Tôi nhớ lại đoạn về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người mù Bartimê trong Tin Mừng Marcô: đám đông trước tiên muốn ngăn chặn tiếng gọi của anh ấy. Rồi, vì họ hiểu rằng Chúa Kitô khích lệ anh ấy, nên họ đã tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ. Và điều đó có một tầm quan trọng ngôn sứ: quyết định gắn liền với những người đôi khi bị coi như là đồ vứt bỏ cho thấy một khả năng khác để sống trong xã hội vốn có thể làm dậy men trong một thế giới phân mảnh.
——————————
(1) Tác giả của Voici les Noces de l’Agneau. Quand l’incarnation passe par les pauvres, Éd. Lessius, coll. « Donner raison Théologie », 2017, 494 p., 39,50 €.
———————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐỨA TRẺ BÊN TRONG
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ