ĐÂU LÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THẦN HỌC VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ?
Từ 28-30/6/2013, các bác sĩ và thần học gia đã nhóm họp tại Lille để tham gia vào cuộc hội thảo « Đâu là đời sống tròn đầy ? Người khuyết tật, thần học và phẩm chất cuộc sống ».
« Vấn đề, được đặt ra trong lãnh vực nghiên cứu về người khuyết tật từ khoảng 30 năm qua, đã được nảy sinh nơi các nước anglo-saxons. Đặc biệt nó được đánh dấu,vào năm 1994, bởi sự ra đời của cuốn sách « Thiên Chúa khuyết tật » (The Disabled God) của tác giả Nancy L. Eiesland. Trong cuốn sách này, tác giả đã ngạc nhiên vì sự thiếu quan tâm của thần học đối với người khuyết tật. Khi nhập thể, Thiên Chúa đã chẳng đảm nhận nơi thân xác mình sự bất toàn, sự tổn thương gắn liền với thân phận con người sao ? Khi phục sinh, chính với con người được ghi dấu bởi sự khuyết tật mà Ngài đã hiện ra cho các môn đệ, và chính xuyên qua các vết thương mà thánh Tôma đã nhận ra Ngài. Một nền thần học về khuyết tật do đó đón nhận sự kiện rằng Thiên Chúa đã mang lấy sự giới hạn và bất toàn của con người trong bản tính Thiên Chúa. Vinh quang của Đấng Phục Sinh không xóa bỏ chúng. Qua đó chính Thiên Chúa cho chúng ta thấy rằng người khuyết tật không gắn liền với một lỗi tội. Chính Chúa Kitô đã tách rời kinh nghiệm về người khuyết tật khỏi kinh nghiệm về tội lỗi.
Khi nhấn mạnh đến điểm này, một nền thần học cũng có thể cho phép các cộng đoàn Kitô hữu phá đổ một số lý tưởng tự mãn, và hoàn hảo thân xác. Có thể có một « sự bạo chúa của tính bình thường » trong cách suy nghĩ của chúng ta về phẩm chất của cuộc sống con người. Những trình bày của chúng ta, ngôn ngữ của chúng ta (đôi khi khoa học), những không gian công cộng có thể là nguồn của những lên án và đau khổ cho các cá nhân và gia đình của họ. Nếu con người là hình ảnh của Thiên Chúa như đức tin Kitô giáo tuyên xưng, và nếu Thiên Chúa mang lấy tính mỏng giòn và sự bất toàn của thân phận con người, thì như thế một con đường nhân bản hóa khác được mở ra trong sự đón tiếp – chứ không loại trừ – những người bị tổn thương và giới hạn. Thiên Chúa đảm nhận trong thân thể mình sự kiện rằng chúng ta hết thảy ít nhiều đều dễ bị tổn thương. Đó là đặt lại ở trung tâm tính dễ bị tổn thương và sự khuyết tật xét những là những chiều kích toàn bộ của hữu thể nhân linh và đời sống của nó trong cộng đoàn. Đó là mời gọi suy nghĩ một cách khác mối tương quan của chúng ta với chuẩn mực và vị trí của những con người với một người khuyết tật trong xã hội, trong các cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta. »
Tý Linh
Theo La Croix
Tags: Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS