ĐÂU LÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ GIÁNG SINH ĐỐI VỚI NGƯỜI KITÔ HỮU ?
Ngày lễ Giáng Sinh có ý nghĩa gì đối với người Kitô hữu ? Lễ này nói gì về đức tin của người Kitô hữu ? Những giải thích của cha Joseph Moingt.
Tại sao hai tác giả sách Tin Mừng đã viết những trình thuật về ngày sinh của Chúa Giêsu ? Những trình thuật này có ý nghĩa gì ?
Cha J. Moingt : Matthêu và Luca đã không muốn viết một tiểu sử đầy đủ về Chúa Giêsu. Nếu không, chúng ta có thể biết nhiều hơn về thời thơ ấu và đời sống ẩn dật của Ngài rồi, mà vốn kéo dài hơn đời sống công khai của Ngài. Hai tác giả sách Tin Mừng này đã muốn kể lại nguồn gốc của Chúa Giêsu, bằng cách cho thấy rằng từ những thời điểm đầu tiên của cuộc sống của Ngài, Ngài thực sự là người được sai đi của Thiên Chúa. Vì diễn tả đầu tiên của đức tin là sự phục sinh, nên những trình thuật này là một cái nhìn trở về quá khứ của Chúa Giêsu. Quả thế, các Kitô hữu đầu tiên đã không chỉ tuyên nhận phép lạ Chúa Giêsu phục sinh. Nhưng họ đã lập tức hiểu rằng Ngài đã bước vào, Ngài đã được tái sinh trong chính sự sống của Thiên Chúa. Kể từ đó, họ đã cho rằng từ lâu Chúa Giêsu đã trông cậy vào Thiên Chúa, từ muôn đời Ngài đã thuộc về lịch sử Cứu độ, tức là thuộc về kế hoạch của Thiên Chúa trên nhân loại : Từ ban đầu Ngài là Đấng được Thiên Chúa sai đến với con người. Các trình thuật về giáng sinh như thế cho chúng ta biết về thánh ý của Thiên Chúa biến hài nhi vừa mới sinh thành Con của Người, và ban người Con đó cho thế giới.
Đối với các Kitô hữu, đâu là mạc khải của lễ Giáng Sinh ?
Cha J. Moingt : Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể phân tích riêng rẽ mỗi một mầu nhiệm của Chúa Giêsu. Nhưng nếu chúng ta hiểu rằng việc loan báo Tin Mừng bắt đầu bằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, thì chúng ta hiểu rằng lễ Giáng Sinh biến toàn thể đời sống của Chúa Giêsu thành một biến cố mạc khải. Các trình thuật về giáng sinh muốn tập trung cái nhìn của người tín hữu, không chỉ trên chức năng người được sai đi mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện, nhưng còn trên chính con người của Ngài, một con người mà nơi Ngài cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa và nhân loại sẽ được thực hiện. Từ lúc Chúa Giêsu giáng sinh, kế hoạch của Thiên Chúa được tỏ lộ : hợp nhất theo kỳ hạn toàn thể nhân loại mà Ngài đã tạo dựng theo hình ảnh của Ngài : « Lạy Cha, xin cho họ được nên một như Cha và Con là một » (Ga 17, 21).
Đâu là căn tính Thiên Chúa được mạc khải vào lễ Giáng Sinh ?
Cha J. Moingt : Chính sự gần gũi của Ngài đối với con người. Từ khởi đâu lịch sử của mình, nhân loại đã cảm thấy rằng cuộc sống của con người đã được hứa cho sự bất tử trong Thiên Chúa. Cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu xác nhận niềm hy vọng này. Nhưng, đang khi dân ngoại thuở xưa đã để Thiên Chúa trên trời – ta chỉ đến với Ngài sau cái chết – , thì ở đây, Thiên Chúa đến nối kết với chúng ta và chia sẻ cuộc sống của chúng ta. Mối liên hệ của con người với Thiên Chúa được tỏ lộ trong Kitô giáo, nhưng đảo ngược : Thiên Chúa đến với con người, Ngài đến ở với chúng ta, Ngài đảm nhận toàn thể công trình tạo dựng. Trời không phải là một cuộc sống khác nhưng là chân lý được mạc khải của sự sống con người. Kế hoạch của Thiên Chúa được thực hiện trong một hành động liên tục, tạo dựng và đồng thời cứu chuộc : Ngài dẫn đưa nhân loại đến sự hoàn thiện bằng cách lôi kéo con người ra khỏi sự hư không vốn đe dọa mọi loài thọ tạo, và Ngài đã thông ban sự sống đời đời của Ngài ngay trong thời gian rồi.
Tý Linh chuyển ngữ
(theo La Croix)
Tags: Giáng-sinh
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG