“ĐỂ BIẾT CHÚA GIÊSU, CẦN PHẢI CẦU NGUYỆN VỚI NGÀI, CHỨ KHÔNG CHỈ NGHIÊN CỨU NGÀI”
Để biết Chúa Giêsu, việc nghiên cứu và các ý tưởng mà thôi thì không đủ, nhưng cần phải cầu nguyện với Ngài bằng tâm hồn, cử hành suy tôn và bắt chước Ngài : đó là những gì Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố trong bai giảng thánh lễ tại nhà nguyện thánh Mátta, hôm 16/5/2014 (thứ Sáu sau CN 4 Phục Sinh). Ngài mời gọi chúng ta đọc Tin Mừng mà đôi khi bị bụi bặm bám đầy vì người ta không bao giờ mở nó.
Chú giải những lời của Chúa Giêsu « Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống », Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng « việc hiểu biết Chúa Giêsu là công việc quan trọng nhất của cuộc sống của chúng ta ». Ngài nói thêm : « Nếu ta tự hỏi « Làm thế nào chúng ta có thể hiểu biết Chúa Giêsu ? », thì có người sẽ nói : « Bằng cách nghiên cứu, thưa Cha. Cần phải nghiên cứu nhiều ! » Đúng thế ! Chúng ta phải học hỏi giáo lý, điều đó đúng nhưng việc học hỏi và thôi thì tự nó không đủ để biết Chúa Giêsu. Một số người cuồng tưởng rằng những ý tưởng và chỉ những ý tưởng sẽ đưa chúng ta đến chỗ hiểu biết Chúa Giêsu. Trong số các Kitô hữu đầu tiên, một số người đã nghĩ như thế. Và rốt cục, họ bị mắc kẹt trong các tư tưởng của mình ».
« Các ý tưởng không ban sự sống và người nào đi theo con đường chỉ được tạo nên bằng ý tưởng này sẽ kết thúc trong một mê cung và không thoát ra được nữa ! Chính vì thế mà từ ban đầu của Giáo Hội, có những lạc giáo. Các lạc giáo là thế: tìm hiểu Chúa Giêsu là ai chỉ bằng tâm trí của con người và bằng ánh sáng riêng mình. Một đại văn hào người Anh đã nói rằng lạc giáo là một ý tưởng trở nên điên rồ. Đúng như thế ! Khi các ý tưởng là duy nhất, chúng trở thành điên rồ…Đó không phải là con đường ! »
Để hiểu biết Chúa Giêsu, cần phải mở ba cánh cửa :
« Cánh cửa đầu tiên : cầu nguyện với Chúa Giêsu. Hãy biết rằng việc học hỏi mà không cầu nguyện thì không giúp ích gì. Cầu nguyện với Chúa Giêsu để biết Ngài rõ hơn. Các thần học gia lớn đều thể hiện nền thần học quỳ gối. Cầu nguyện với Chúa Giêsu ! Và cùng với việc học hỏi, với việc cầu nguyện chúng ta xích lại gần ngài một chút… Nhưng nếu không cầu nguyện, thì chúng ta sẽ không bao giờ biết Chúa Giêsu. Không bao giờ ! Không bao giờ ! »
« Cánh cửa thứ hai : cử hành suy tôn Chúa Giêsu. Việc cầu nguyện mà thôi thì không đủ, cần thiết có niềm vui cử hành. Cử hành suy tôn Chúa Giêsu trong các Bí tích bởi vì ở đó, Ngài ban cho chúng ta sự sống, Ngài ban cho chúng ta sức mạnh, Ngài ban cho chúng ta lương thực, Ngài củng cố chúng ta, Ngài giao ước với chúng ta, Ngài trao cho chúng ta sứ mạng. Không có việc cử hành các Bí tích, chúng ta không đạt tới chỗ hiểu biết Chúa Giêsu. Đó là nét riêng của Giáo Hội ».
« Cánh cử thứ ba : bắt chước Chúa Giêsu. Hãy đọc Tin Mừng : xem Ngài làm gì, cuộc sống Ngài như thế nào, Ngài đã nói gì với chúng ta, đã dạy chúng ta và tìm cách bắt chước Ngài ».
Đức Thánh Cha nói : « Đi vào bằng ba cánh cửa này » có nghĩa là « đi vào trong mầu nhiệm của Chúa Giêsu ». Chỉ khi chúng ta « có khả năng đi vào trong mầu nhiệm của Ngài thì chúng ta mới có thể hiểu biết Chúa Giêsu. Nhưng đừng sợ đi vào trong mầu nhiệm Chúa Giêsu. Điều đó có nghĩa là cầu nguyện, cử hành và bắt chước. Và như thế, chúng ta sẽ tìm ra con đường để đi đến sự thật và sự sống ».
« Hôm nay, trong suốt ngày sống, chúng ta có thể nghĩ đến cánh cửa cầu nguyện này trong đời sống của chúng ta : nhưng cầu nguyện bằng tâm hồn, chứ không cầu nguyện như con vẹt ! Cầu nguyện bằng tâm hồn, nó thể hiện như thế nào ? Làm thế nào thể hiện việc cử hành Kitô giáo trong đời sống của tôi ? Và làm thế nào việc bắt chước Chúa Giêsu diễn ra trong đời sống của tôi ? Chúng ta phải bắt chước Ngài thế nào ? Ban thực sự không nhớ ? Bởi vì cuốn sách Tin Mừng bi phủ đầy bụi bặm, bởi vì chúng ta không bao giờ mở nó ra ! Hãy cầm lấy cuốn Tin Mừng, mở ra và bạn sẽ thấy làm thế nào bắt chước Chúa Giêsu ! Chúng ta hãy nghĩ đến ba cánh cửa này trong đời sống của chúng ta thế nào và điều đó sẽ giúp ích cho mọi người ».
Tý Linh
theo Radio Vatican
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE