ĐỂ HIỂU NHỮNG CUỘC HIỆN RA Ở FATIMA
Những lần Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, mà năm nay Giáo Hội cử hành kỷ niệm 100 năm, thuộc về những gì mà chúng ta gọi là « những mạc khải tư » hay trào lưu ngôn sứ Kitô giáo.
Thế nào là mạc khải tư ?
Cuộc cuộc hiện ra ở Lộ Đức, ở La Salette, ở Fatima, những thị kiến của Hildegarde de Bingen (1098-1197), Catherine de Sienne (1347-1380), Anne-Catherine Emmerick (1774-1824), Marcel Văn (1928-1959) hay Marthe Robin (1902-1981)… Tất cả những hiện tượng này, qua đó Thiên Chúa nói với con người cách đặc biệt, được Giáo Hội gọi là mạc khải tư. « Tư », để phân biệt với Mạc Khải « công » được chứa đựng trong Thánh Kinh và được Truyền Thống của Giáo Hội truyền lại cho mọi người.
Đối với các Kitô hữu, Mạc Khải – tức là hành động của chính Thiên Chúa tỏ mình ra dần dần cho con người và được tỏ mình nơi Con nhập thể của Ngài để cứu rỗi con người – được khép lại với Tân Ước. Chúa Kitô là « Lời độc nhất và dứt khoát được ban cho nhân loại » (1). Nơi Ngài, Thiên Chúa « đã nói tất cả với chúng ta, một lần duy nhất (…) và Ngài không còn gì để nói nữa. Vì những gì Ngài đã nói từng phần cho các ngôn sứ, Ngài đã nói tất cả trong Con của Ngài », thánh Gioan Thánh Giá đảm bảo như thế (2).
Tuy nhiên, Giáo Hội nhìn nhận rằng Thiên Chúa có thể tiếp tục nói với một số người, không phải để bổ túc cho Mạc Khải của Ngài nhưng để « giúp sống Mạc Khải này cách trọn vẹn hơn ở một thời điểm nào đó của lịch sử » (3). Thậm chí đó là một hiện tượng thông thường trong lịch sử của Giáo Hội, cha Gilles Berceville, thần học gia nghiên cứu trào lưu ngôn sứ trong Đạo Công giáo hiện đại, nhắc lại (3). « Bên cạnh trào lưu ngôn sứ thông thường – mỗi Kitô hữu đã lãnh nhận Thánh Thần đều hưởng một ánh sáng soi chiếu họ về thực tại các sự vật và những dấu chỉ thời đại -, có một trào lưu ngôn sứ ngoại thường được ban cho một số người. Nhiều thần học gia cảm thấy một sự coi thường hay một sự chán ghét nào đó để nghiên cứu nó, nhưng nó đã luôn tồn tại trong Kitô giáo. Thiên Chúa không chỉ nói xuyên qua Huấn quyền và các nhà hiền triết nhưng còn qua các ngôn sứ của Ngài. »
Như việc tôn sùng Thánh Tâm đã được chứa đựng trong giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, nhưng được tỏ rõ bởi những thị kiến mà thánh Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690) đã có về Chúa Kitô ở Paray-le-Monial. Cũng thế đối với việc tôn sùng lòng Chúa thương xót được thánh Faustina cổ vũ (1905-1938).
Làm thế nào phân định cái đích thực khỏi cái lệch lạc ?
Không có tháng nào mà Joachim Bouflet, sử gia chuyên về các hiện tượng thần bí (4), lại không « nghe nói về một cuộc hiện ra mới trên thế giới ». « Giáo Hội luôn biểu lộ một sự thận trọng lớn lao vì những hiện tượng này là bất khả kiểm soát về mặt khoa học, và có thể là sự kiện của một sự kích động, của những bệnh tâm thần hay gây nên những giáo phái lệch lạc », ông khẳng định.
Lịch sử Kitô giáo đã biết đến những cuộc bùng nổ các hiện tượng thần bí, vốn đã thúc đẩy rất sớm việc thiết lập các tiêu chí phân định. Công đồng Bâle (1431) đã nghiên cứu các thị kiến của thánh Brigitte de Suède, và thần học gia Torquemada đã nêu lên những nguyên tắc căn bản.
Về khía cạnh nội dung học thuyết, một mặt, các mạc khải tư không thể nói ngược lại Mạc Khải. Chúng phải được định hướng « đến chính Chúa Kitô » : « Khi chúng làm cho chúng ta xa Ngài, lúc đó chắc chắn chúng không đến từ Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn đưa chúng ta đến với Tin Mừng chứ không bên ngoài Ngài » (5).
Mặt khác, những phẩm chất của thị nhân là quan trọng : họ phải quân bình về mặt tâm thần và có phẩm chất đạo đức hoàn hảo ; có « một lòng khiêm tốn chân thành, lòng vâng phục vốn không tìm kiếm tư lợi, sức mạnh tâm hồn trong những thử thách và nghịch cảnh » (6).
Tuy nhiên, tất cả những tiêu chí này (được tập hợp trong các chuẩn mực năm 1978) không đủ để chứng tỏ tính đích thực của các mạc khải tư. Cho dù khi tán thành chúng, Giáo Hội vẫn rất thận trọng và « không bảo đảm về chân lý của sự kiện » (Piô X, Pascendi). Đúng hơn đó là một « sự ban phép, sau một cuộc xem xét chăm chú, giúp phổ biến mạc khải này để dạy dỗ và vì lợi ích của các tín hữu », đức Bênêđíctô XIV ghi nhận. Và người ta không buộc phải tin nó.
Đang khi Giáo Hội vẫn chưa bảy tỏ ý kiến về Medjugorie, thì một số người cho rằng những cuộc trở lại và những cuộc chữa lành cũng là những tiêu chí, những « dấu chỉ », về tính đích thực của các cuộc hiện ra. Joachim Bouflet khẳng định lại : « Những ơn được ban ở một nơi nào đó không gắn liền với sự kiện được xác nhận về sự hiện ra nhưng những ơn này luôn là nhưng không, được ban do lòng Chúa thương xót cho những người hành hương đến nơi này với một tâm hồn trong sạch. »
Nhìn nhận như thế nào ?
Có những cấp độ nhìn nhận khác nhau. Trong trường hợp những mạc khải tư mà không có những cuộc hiện ra, Joachim Bouflet cho biết, Giáo Hội bằng lòng khẳng định rằng chúng « không có gì trái với giáo lý và luân lý ». Đối với những cuộc hiện ra, Giáo Hội sẽ đánh giá, sau khi xem xét, rằng nguồn gốc siêu nhiên là : hoặc bị loại trừ (điều mà sẽ dẫn đến một sự lên án), như ở San Damiano, Garabandal, Kerezinen… ; hoặc không chắc chắn (Giáo Hội duy trì sự nghi ngại) ; hoặc chắc chắn (Giáo Hội nhìn nhận). Giữa sự nghi ngại và việc nhìn nhận chính thức, Giáo Hội có thể cho phép cử hành phụng tự hay hành hương, như ở Île-Bouchard hay ở Pellevoisin.
Các mạc khải tư phục vụ cho điều gì ?
Chúng giúp cho đời sống thiêng liêng, mời gọi hoán cải. Đối với Joachim Bouflet, « chúng mang lại cho Giáo Hội sự đảm bảo rằng Thiên Chúa đồng hành với Giáo Hội, rằng Ngài hiện diện ở giữa dân Ngài. Ta biết được như thế nhờ đức tin, nhưng những người hèn mọn cần những dấu chỉ. »
Sứ điệp của chúng có thể là rất nghiêm khắc, như ở La Salette, sứ điệp của Đức Maria cho các thị nhân trẻ cho thấy tội lỗi của hàng giáo sĩ, hay như ở Fatima, khi ba trẻ thấy hỏa ngục, khả năng để cho mọi người khước từ Thiên Chúa và những đau khổ của những ai xa rời khỏi Ngài cách đời đời.
Những mạc khải tư thường can thiệp vào một thời điểm đặc biệt nào đó của lịch sử. « Cách riêng trong một khung cảnh khó khăn, ở đó người ta bị mất phương hướng. Vị ngôn sứ đến chỉ cho họ phương hướng tốt », cha Berceville cho biết. Chẳng hạn, đó là trường hợp của Pontmain vào năm 1871, từ Kibeho ở Rwanda trước cuộc diệt chủng, những thị kiến của Thérèse Neumann, người Đức, vào thời cực thịnh của Đức quốc xã…
Tý Linh (theo Céline Hoyeau, La Croix).
—————-
(1) Thượng hội đồng Giám mục về Lời Chúa, Verbum Domini.
(2) Lên Núi Carmel.
(3) Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 66-67.
(4) « Làm thế nào tin vào các mạc khải tư ? Bản chất của đức tin và của thần học theo Y. Congar », Transversalités 98 (avril-juin 2006).
(5) Những sai lạc về Thiên Chúa, Presses de la Renaissance, 727 p.
(6) Tự điển Linh đạo, vol. XIII, Beauchesne.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO