« ĐỀ NGHỊ PHONG CHỨC LINH MỤC CHO CÁC PHÓ TẾ VĨNH VIỄN ĐÃ CÓ VỢ LÀ MỘT BƯỚC ĐỘT PHÁ »
Theo Đức Ông Alphonse Borras, giáo sư kỳ cựu của khoa giáo luật ở Đại học Công giáo Louvain, Tổng đại diện giáo phận Liège, các Nghị Phụ đã muốn chọn « một lối thực dụng tối thiểu » để tránh một lập trường quá đối đầu với lập trường đối lập.
La Croix : Đức Ông hiểu thế nào về đề nghị của văn kiện chung kết của Thượng hội đồng yêu cầu « phong chức (linh mục) cho những người nam được cộng đoàn nhìn nhận, những người nam đang có chức phó tế vĩnh viễn phong nhiêu, có thể có một gia đình hợp pháp và ổn định » (đề nghị số 111) ?
Đức Ông Alphonse Borras : Đây là một điều hay việc chúng ta có thể dự định tuyển chọn các linh mục trong số các phó tế vĩnh viễn. Đề nghị này, vốn không thấy trước được gì những gì Đức Giáo hoàng sẽ viết trong Tông huấn hậu Thượng hội đồng của ngài, là theo kiểu một lối thực dụng tối thiểu. Ta có thể mong chờ những gì mà ta không thể phong chức một sớm một chiều các « viri probati » ; do đó, cần phải tìm kiếm về phía các phó tế vĩnh viễn, tức là những người nam đã được thử thách từ nhiều năm rồi trong lối sống và việc làm của họ.
La Croix : Tại sao Đức Ông nói về một « lối thực dụng tối thiểu » ?
Đức Ông Alphonse Borras : Ta hẳn có thể mong chờ điều mà Thượng hội đồng này đề nghị đi tìm kiếm các vị lãnh đạo các cộng đoàn bản địa và các giáo lý viên. Đang khi bằng việc phong chức linh mục cho các phó tế vĩnh viễn, thì ta tất nhiên sẽ xem xét thừa tác vụ phó tế. Nhưng tôi hiểu rằng Thượng hội đồng này đã muốn tránh một lập trường quá đối đầu với lập trường đối lập. Theo nghĩa này, tôi vui mừng về bước đi này vốn là một sự đột phá !
La Croix : Khả năng phong chức linh mục cho các phó tế vĩnh viễn đã có vợ này có thể dẫn đến một sự miễn chuẩn sự độc thân đối với các ứng viên linh mục không ?
Đức Ông Alphonse Borras : Kỷ luật độc thân trong Giáo Hội Latinh từ một ngàn năm nay là một điều tốt đẹp và ta không thể thay đổi nó một sớm một chiều. Nhưng, dù hoàn toàn giữ luật độc thân này, thì ta vẫn có thể hình dung những khả năng miễn chuẩn để kêu gọi đến thiên chức linh mục những người nam đã có vợ.
La Croix : Ai có thể ban những miễn chuẩn này ?
Đức Ông Alphonse Borras : Việc đó có thể được giao phó cho các Hội đồng Giám mục hay cho các Giáo tỉnh. Điều này đi theo hướng một Giáo hội học hiệp thông của các Giáo hội, vì, như Đức Giáo hoàng Phanxicô thường nói, không phải ở Rôma giải quyết mọi vấn đề. Nhưng vấn đề là thay đổi cách sâu xa việc trình bày linh thánh hóa linh mục : trong trí tưởng tượng của nhiều người Công giáo, sự linh thánh được xem như là gắn liền với sự khiết tịnh và với sự vắng mặt tính dục. Những vấn đề linh thánh và tính dục do đó còn phải được bàn tới.
La Croix : Đoạn số 111 này đã là một trong những đoạn được bỏ phiếu tệ nhất, với 128 Nghị Phụ ủng hộ và 41 vị chống (trên 181 vị) : Điều đó biểu lộ một số dè chừng nào đó ?
Đức Ông Alphonse Borras : Bất chấp tất cả, đây là một tỷ số tốt ! Nhưng những dè chừng này không làm cho tôi ngạc nhiên vì chúng ta đang đứng trước một thực tại hoàn toàn mới. Cho dù điều đáng chú ý là rằng Thượng hội đồng, vốn là cố vấn của Giám mục Rôma, đã thực hiện bước đi này, nhưng ta có thể hiểu rằng đã có những kháng cự vốn gắn liền với những lối trình bày mà người ta vẫn đang còn có về người linh mục.
La Croix : Đa số các nhóm làm việc đã đề nghị xem xét chức tư tế vĩnh viễn cho phụ nữ, đến độ người ta đã có thể hy vọng rằng Thượng hội đồng này mở ra một con đường theo nghĩa này. Theo Đức Ông, tại sao lời đề nghị này không có mặt trong văn kiện chung kết ?
Đức Ông Alphonse Borras : Việc tái lập ủy ban suy tư về vai trò của các nữ phó tế lúc ban đầu của Kitô giáo (mà Đức Phanxicô đã thiết lập vào năm 2016) đã là điều rất quan trọng rồi. Thế nhưng, thật ảo tưởng khi nghĩ rằng người ta sẽ tìm thấy câu trả lời chỉ bằng lối tiếp cận lịch sử, bởi vì các thực tại phó tế, linh mục và giám mục đã tiến triển trong suốt các thế kỷ qua và ta không là phó tế ở thế kỷ XXI như ta đã từng là ở thế kỷ thứ III trong bối cảnh phụ quyền. Câu trả lời là phải tìm kiếm ở bình diện của một lối giải thích Truyền Thống để hiểu làm thế nào Giáo hội không ngừng đối thoại với môi trường của mình. Vấn đề chức phó tế nữ giới này còn phải chín mùi, nhưng không quá muộn, tôi hy vọng.
Tý Linh chuyển ngữ (theo nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG