ĐHY CZERNY GIỚI THIỆU SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2023 : « VẺ ĐẸP LÀ MỘT KINH NGHIỆM TẬP THỂ »
« Chúng ta hiếm khi liên kết Mùa Chay và vẻ đẹp, nhưng đó là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta thực hiện trong sứ điệp mà chúng tôi giới thiệu hôm nay », ĐHY Michael Czerny, Tổng trưởng Bộ thăng tiến sự phát triển con người toàn diện, khẳng định. ĐHY nhấn mạnh rằng « vẻ đẹp đến từ sự thay đổi » – « từ sự hoán cải » « theo ngôn ngữ Thánh Kinh » – và « vẻ đẹp là một kinh nghiệm tập thể » : « Trong ngôn ngữ của Giáo hội, đó là một kinh nghiệm hiệp hành ».
Đức Hồng y Czerny đã giới thiệu Sứ điệp Mùa Chay 2023 của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề « Khổ chế Mùa Chay, hành trình hiệp hành » trong buổi họp báo diễn ra ngày 17/2/2023. Tại cuộc họp báo còn có : Don Walter Magnoni, đặc trách cộng đoàn mục vụ Đức Mẹ Lộ Đức ở Lecco và là giáo sư luân lý xã hội ở Phân khoa kinh tế của Đại học công giáo Thánh Tâm ở Milan, và bà Tiến sĩ Sandra Sarti, chủ tịch của Hội Trợ giúp Giáo hội Đau khổ Ý.
Sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha chứa đựng « một yếu tố bác ái », ĐHY ghi nhận và giải thích : « nghĩa là nó định hướng việc cầu nguyện và ăn chay của các tín hữu theo hướng cải thiện thế giới » hay, theo lời của thánh Phaolô VI, « theo hướng phát triển con người toàn diện ».
« Hình ảnh Tin Mừng về Chúa Biến Hình », được Đức Thánh Cha sử dụng trong Sứ điệp, giúp chúng ta « giải thích định hướng này một cách triệt để hơn ».
ĐHY khơi lên « những biến cố bi thảm » như « hoàn cảnh đại dịch », « chiến tranh ở Ucraina » – vốn « chỉ là một cuộc chiến tranh trong số hàng chục cuộc chiến tranh khác » -, « các trận động đất tàn phá kinh khủng ». Ngài lưu ý : « Một ý tưởng nguyên thủy về thần thánh sẽ gợi ý những hy sinh và đền tội để xoa dịu những thế lực làm tổn hại chúng ta. Đó không phải là Mùa Chay của người Kitô hữu, những người tuyên xưng Chúa Kitô là ánh sáng thế gian và hướng về Ngài ».
ĐHY nói tiếp : trong Sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha sử dụng một chiều kích trong Linh Thao mà thánh Inhaxiô Loyola gọi là « đặt mình vào hoàn cảnh » : « nghĩa là thực hành trí tưởng tượng giúp chúng ta đồng nhất hóa với hoàn cảnh được mô tả ». Đức Thánh Cha viết : «Như đối với bất kỳ cuộc du ngoạn đòi hỏi nào trên núi, khi leo lên, cần phải giữ cái nhìn chăm chú vào con đường; nhưng bức tranh toàn cảnh mở ra ở cuối hành trình sẽ gây ngạc nhiên và đền bù bằng sự kỳ diệu của nó ». Do đó, ĐHY lưu ý, « chúng ta cảm thấy sự ngạc nhiên của cuộc Biến Hình », và ngài trích dẫn tiếp : « Vẻ đẹp thần linh của thị kiến này vượt trội hơn tất cả sự mệt mỏi mà các môn đệ đã có thể tích tụ để lên núi Tabor».
Tình tiết này « khiến chúng ta nghĩ đến công việc của tất cả những ai đang đau khổ và đang sống cuộc đời của mình như một quá trình đi lên cực kỳ khó khăn », ĐHY ghi nhận và đồng thời nhắc nhở : « Và chúng ta có thể tự hỏi liệu có phải sự thờ ơ của chúng ta đã khiến cuộc hành trình của họ trở nên khó khăn hơn ».
Một chủ đề khác của năm nay « mà Đức Thánh Cha Phanxicô rõ ràng đề cập đến, là nỗ lực của một Giáo hội hiệp hành ». « Hay đúng hơn nỗ lực để trở nên hiệp hành : nó giống như một cuộc đi lên lâu dài ».
Đức Thánh Cha viết : « Tiến trình hiệp hành cũng thường tỏ ra gay go và đôi khi chúng ta có thể nản lòng. Nhưng những gì chờ đợi chúng ta ở cuối hành trình chắc chắn là điều gì đó kỳ diệu và đáng ngạc nhiên, vốn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý muốn của Thiên Chúa và sứ mạng của chúng ta trong việc phụng sự Vương quốc của Ngài.»
ĐHY nhấn mạnh rằng « sự thay đổi não trạng – sự hoán cải – và đặc tính cộng đoàn của đời sống con người là những công việc được chúc lành, mà ‘điều gì đó tuyệt vời và đáng ngạc nhiên’ đối với thế giới tan vỡ này tùy thuộc vào ».
Ngài nói tiếp, hành trình hiệp hành « đổi mời Lời Chúa giữa tất cả những người được rửa tội và trong các Giáo hội địa phương, cũng như Tin Mừng được sống phải mang lại niềm vui và hy vọng cho toàn thể nhân loại ». Niềm vui và hy vọng, Gaudium et spes : « Đó là chuyển động của Công đồng Vatican II, một cuộc đi lên là Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích chúng ta đừng bỏ cuộc ».
Hành trình « là sứ mạng ». « Và sứ mạng, đó là đức ái, vốn đặt vấn đề về việc tổ chức thế giới này và của Giáo hội dường như đang bất biến, nhưng đang thay đổi, vì xuất phát từ các quyết định, từ tự do ».
Để kết luận, ĐHY Czerny nhấn mạnh rằng Bộ thăng tiến sự phát triển con người toàn diện, « kể từ hôm nay, tuần này qua tuần khác, sẽ đẩy mạnh nội dung của Sứ điệp này ».
Tý Linh
(theo Marina Droujinina, Zenit)
Tags: bác ái-liên đới, Mùa-Chay, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG