ĐHY MULLER BẢO VỆ GIÁO LÝ VỀ NGƯỜI LY DỊ TÁI HÔN
Đang khi một Thượng hội đồng về gia đình sắp diễn ra vào tháng 10/2014, thì Đức Hồng y Gerhard Müller, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã loại trừ mọi khả năng lãnh nhận các bí tích đối với người ly dị tái hôn.
Những lý thuyết “hoàn toàn sai lạc”
Trong cuốn sách mới ngài (1), ĐHY Gerhard Müller đã cương quyết phê phán những ai muốn thấy sự tiến triển của giáo lý Giáo Hội vè người ly dị tái hôn.
Tính bất khả phân ly của hôn nhân là “tuyệt đối”, ĐHY nhấn mạnh và đồng thời nhắc lại quy luật của Giáo Hội, theo đó “cuộc hôn nhân thứ hai là chỉ khả thi khi người phối ngẫu hợp pháp đã qua đời”. “Khi đứng trước một cuộc hôn nhân thành sự, thì không thể bằng bất cứ cách nào phá vỡ mối dây liên hệ này: Đức Giáo Hoàng hay Giám mục đều không có quyền làm điều đó, bời vì đây là một thực tại thuộc về Thiên Chúa”. Đối với Giáo Hội, chính nhân danh sự bất khả phân ly này mà những người ly dị tái hôn không thể lãnh nhận bí tích Thánh Thể cũng như bí tích Hòa Giải.
Về vấn đề này, đã từng được trình bày rộng rãi vào tháng Mười 2013 trên nhật báo Osservatore Romano, ĐHY Gerhard Müller đã trả lời cách trực tiếp cho những ai muốn thấy những thực hành của Giáo Hội tiến triển về vấn đề này, trong số đó có ĐHY Walter Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Hiệp nhất Kitô hữu của Tòa Thánh. Vào tháng Hai vừa qua, được Đức Phanxicô mời phát biểu dịp Hội nghị Hồng y, ĐHY Kasper đã đưa ra lập trường cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ, “trong một số trường hợp”, và sau “một chặng đường sám hối”.
Nhưng từ đó, nhiều vị Hồng y đã lên tiếng đối lập với những đề nghị của ĐHY Kasper, chẳng hạn như ĐHY Walter Brandmüller, sử gia của Giáo Hội hay như ĐHY Velasio de Paolis, nguyên chủ tịch sở kinh tế vụ của Tòa Thánh. ĐHY Thomas Collins, Tổng Giám mục Toronto, hay ĐHY Fernando Sebastian Aguilar, Tổng Giám mục nghỉ hưu của Pampelune, cũng đã đối lập với các ý kiến của ĐHY Kasper. Tất cả đó cho thấy hai lập trường khác nhau trước Thượng hội đồng sắp đến.
Đối với ĐHY Walter Müller, không có chuyện nại đến “lòng thương xót” để biện hộ cho những người ly dị tái hôn lãnh nhận các bí tích. Theo ngài, đó là một “quy chiếu sai lạc đến lòng thương xót vốn chứa đựng nguy cơ nghiêm trọng tầm thường hóa hình ảnh của Thiên Chúa, khi làm cho nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ không tự do, nhưng Ngài bó buộc phải tha thứ cho chúng ta”.
Lối diễn tả khác rất thân thiết với Đức Phanxicô, thích nghi giáo lý vào “thực tại mục vụ”, cũng bị ĐHY Müller mạnh mẽ gạt bỏ. Theo ngài, điều đó sẽ “biến giáo lý Công giáo thành một thứ bảo tàng các lý thuyết Kitô giáo”. “Nếu ai đó lý luận và sống bằng cách phân ly đời sống và giáo lý, thì không chỉ người ấy bóp méo giáo lý của Giáo Hội khi biến nó thành một thứ triết lý lý tưởng giả tạo, nhưng nhất là, chính người ấy sai lầm”.
Tý Linh
Theo La Croix
—-
(1) a Speranza della famiglia (« L’espérance de la famille » (Niềm hy vọng của gia đình)), Ares, 2014, 80 p., 9,50 €.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?