ĐHY MÜLLER BÊNH VỰC AMORIS LAETITIA
Nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin cho rằng những trách cứ theo đó Đức Phanxicô không trình bày giáo lý đúng đắn, « không tương ứng với thực tại các sự kiện ».
ĐHY Gerhard Ludwig Müller, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã giữ khoảng cách với những phê bình chống lại Tông huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô về gia đình. Ngài làm điều này trong một bài giới thiệu dài cho cuốn sách của thần học gia người Ý Rocco Buttiglione về Amoris laetitia, sẽ được xuất bản vào ngày 10/11 sắp đến.
« Công giáo chân chính với chuyên môn được nhìn nhận trong lãnh vực thần học luân lý », Rocco Buttiglione mang lại « một câu trả lời rõ ràng và có sức thuyết phục » cho những phê bình liên quan đến chương 8 của Tông huấn Amoris laetitia và việc đón nhận các bí tích của những người ly dị tái hôn, ĐHY viết.
ĐHY nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin khẳng định : « Trên cơ sở các tiêu chí cổ điển của thần học công giáo, ông mang lại một câu trả lời hợp lý mà không bút chiến đối với 5 « dubia » (quan ngại) của các Hồng y ». Ngài kết luận : những trách cứ theo đó Đức Thánh Cha Phanxicô không trình bày giáo lý đúng đắn « không tương ứng với thực tại các sự kiện ».
Trong bài tựa của mình, ĐHY nhắc nhớ rằng, trong truyền thống công giáo, có « những cấp độ nghiêm trọng theo loại tội ». Ngài nhắc cho « những người ám ảnh » về những tội liên quan đến tính dục rằng « các tội chống lại tinh thần có thể nghiêm trọng hơn các tội xác thịt ».
Trích dẫn thánh Tôma Aquinô, ĐHY nhấn mạnh rằng « việc gán cho tội lỗi trong phán xét của Thiên Chúa phải lưu tâm đến các nhân tố chủ quan như là ý thức đầy đủ và ý thức cố ý phạm tội nghiêm trọng đối với các giới răn của Thiên Chúa ».
« Các hoàn cảnh giảm khinh »
Điều đó không có nghĩa rằng « do những hoàn cảnh giảm khinh, một hành vi xấu khách quan có thể trở thành tốt cách chủ quan », ngài giải thích, nhưng « trong việc đánh giá lỗi lầm, có thể có những hoàn cảnh giảm khinh và những hoàn cảnh và những yếu tố phụ của một cuộc sống chung bất quy tắc tương tự hôn nhân có thể được trình diện trước mặt Thiên Chúa với giá trị luân lý của chúng trong sự lượng giá toàn diện phán đoán (chẳng hạn, việc săn sóc con cái chung vốn là một bổn phận phát xuất từ luật tự nhiên) ».
Vả lại, ĐHY nhấn mạnh rằng Tông huấn Amoris laetitia không muốn rơi vào luân lý giải ca, chẳng hạn như trong một cái nhìn trong đó việc rước lễ của người ly dị tái hôn trở thành một « quyền » hay không.
Tý Linh
(theo Nicolas Senèze, nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025