ĐHY OUELLET ĐANG CHUẨN BỊ MỘT HỘI NGHỊ Ở VATICAN VỀ ƠN GỌI
Cùng với Trung tâm Nghiên cứu và Nhân chủng học về ơn gọi (CRAV), ĐHY Marc Ouellet đang chuẩn bị tiếp nối hội nghị chuyên đề năm 2022 trước đó bàn về thần học về chức tư tế. Vào ngày 1 và 2 tháng 3 năm 2024, nhân học về ơn gọi sẽ được thảo luận để đối diện với một xã hội mất niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô và sự hiệp thông với người khác.
Giữa hai hội nghị chuyên đề nhằm tìm hiểu về chức tư tế và ơn gọi, Đức Hồng Y Marc Ouellet, nguyên nguyên Bộ trưởng Bộ Giám mục, đã trả lời phỏng vấn giới truyền thông Vatican để trình bày về hội nghị tiếp theo vào ngày 1 và 2 tháng Ba với chủ đề “Người nam-người nữ, hình ảnh của Thiên Chúa. Vì một nền nhân chủng học về ơn gọi”, mà ngài sẽ tổ chức tại Vatican với CRAV, Trung tâm Nghiên cứu và Nhân chủng học về Ơn gọi.
Vatican News : Kính thưa Đức Hồng Y, đâu là ý nghĩa của sáng kiến này?
ĐHY Ouellet : Nó diễn ra sau hội nghị chuyên đề vào tháng 2 năm 2022 tại hội trường Phaolô VI về chủ đề: “Vì một nền thần học cơ bản về chức tư tế”. Giáo hội thấy mình đang trong một cuộc tìm kiếm hiệp hành sâu sắc để phát triển sự tham gia tích cực của tất cả các tín hữu nhằm hướng tới một sự hiệp thông sâu sắc hơn trong Giáo hội, vốn có tác động đến sứ mạng. Một Giáo hội hiệp hành sẽ phát triển trong chừng mực Giáo hội vượt ra ngoài việc thảo luận về các ý tưởng để khơi dậy sự dấn thân của mọi người, để khơi dậy các ơn gọi.
Vì mục đích này, chủ đề cơ bản của chức tư tế đã làm nổi bật sự tham gia của tất cả những người đã được rửa tội vào chức tư tế của Chúa Kitô và việc phục vụ mục vụ mà thừa tác vụ chức thánh đảm nhận vì lợi ích của cộng đồng tư tế của những người đã được rửa tội.
Chủ đề nhân học của tháng 3 năm 2024, “Người nam-người nữ, hình ảnh của Thiên Chúa”, tiếp tục cuộc nghiên cứu hiệp hành này bằng cách đào sâu các nền tảng của nhân học Kitô giáo, vốn cho phép tất cả các ơn gọi được xây dựng từ Lời Chúa, giữa những thách thức do các trào lưu văn hóa đương thời đặt ra, những trào lưu này khơi lên nhiều vấn đề và những bấp bênh về bản sắc nhân bản và Kitô giáo.
Một Giáo hội hiệp hành muốn có các ơn gọi phải đón tiếp mọi người trong xã hội, nhưng Giáo hội không thể xây dựng chứng tá của riêng mình trên cát. Do đó, Giáo hội phải dựa trên một nền nhân học gắn chặt với Lời Chúa. Đây là ý nghĩa của sáng kiến mà CRAV tổ chức với sự hỗ trợ của Đức Thánh Cha Phanxicô, người sẽ đích thân tham dự hội nghị kéo dài hai ngày này tại hội trường Thượng Hội đồng.
Vatican News : Ngài mong đợi gì từ hội nghị này ?
ĐHY Ouellet: Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại những lý do để hy vọng và dấn thân. Kinh nghiệm chung của các xã hội tục hóa của chúng ta nói lên sự cô độc, chủ nghĩa cá nhân, tiêu thụ quá mức, nhiều chứng nghiện ngập, tự sát. Những hiện tượng này bắt nguồn từ sự suy thoái của gia đình, sự thiếu vắng những điểm quy chiếu, nền giáo dục lệ thuộc vào các ý thức hệ, sự thờ ơ toàn cầu hóa, cuộc khủng hoảng niềm hy vọng.
Nhân chủng học Kitô giáo mang lại cho chúng ta những gì? Thứ nhất, niềm tin vào Chúa Kitô như nền tảng siêu việt, những điểm tựa rõ ràng về ơn gọi làm người, những lý do để sống và thậm chí chịu đau khổ để phục vụ Tình Yêu; cái nhìn Kitô giáo về người nam và người nữ cổ vũ việc trao hiến bản thân như con đường hạnh phúc, sự thể hiện bản thân trong việc phục vụ và hiệp thông với người khác trong một chân trời liên đới và huynh đệ với toàn thể nhân loại.
Do đó, hội nghị này sẽ cung cấp một tầm nhìn rất cập nhật cho các nhà giáo dục và đào tạo trong mọi lĩnh vực đào tạo Kitô giáo, tất nhiên bao gồm cả gia đình. Đây là nghiên cứu học thuật, có sự tham gia của quốc tế và với viễn cảnh xuất bản bằng bốn thứ tiếng. Cách tiếp cận khoa học không ngăn cản việc suy tư về ơn gọi, để xác định những trở ngại đối với việc dấn thân và cung cấp các phương tiện để vượt qua những bấp bênh và tai tiếng của những phản chứng thường xuyên xảy ra ngày nay. Bạn sẽ cần phải đăng ký trước vì số lượng chỗ trong hội trường Thượng Hội đồng không vượt quá 300 tham dự viên. Chúng ta hãy nhớ rằng hội nghị chuyên đề ở hội trường Phaolô VI đã quy tụ hơn 700 tham dự viên.
Vatican News : Các biên bản của hội nghị chuyên đề năm 2022 về chức tư tế được phổ biến như thế nào?
ĐHY Ouellet: Các biên bản của hội nghị chuyên đề thực sự được xuất bản thành hai tập và bằng sáu thứ tiếng như dự kiến. Đây là bản cập nhật lớn nhất về chủ đề tư tế kể từ Công đồng Vatican II. Những ngày nghiên cứu được tổ chức trên nhiều lục địa khác nhau để phổ biến chúng và đánh giá cao tính độc đáo của chúng, vốn bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hình thức tham gia vào Chức tư tế của Chúa Kitô, hình thức phép rửa và hình thức thừa tác vụ dựa trên bí tích Truyền chức thánh. Một khóa tĩnh tâm theo tinh thần này sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 11 năm 2023 tại Đại học Angelicum ở Rôma. Việc truyền thông này phục vụ rất nhiều cho việc nghiên cứu hiệp hành của Giáo hội vì nó nâng cao nhận thức về thực tại của bí tích Rửa tội và chiều kích tư tế và truyền giáo của nó. Cá nhân tôi đang thực hiện một chuyến quảng bá lớn tới bốn châu lục và nhiều thủ đô: Madrid, Paris, Abidjan, Washington, Brasilia, Bogotà, v.v. Chúng tôi hy vọng vào các Giám mục và các nguồn lực địa phương tham gia vào những ngày nghiên cứu để làm cho di sản khôn ngoan này được biết đến trong môi trường đào tạo và mời gọi mọi người tham gia vào chi phí cho sáng kiến của chúng tôi.
Vatican News : Làm thế nào để khám phá vẻ đẹp của mỗi ơn gọi?
ĐHY Ouellet: Đức Thánh Cha Phanxicô thường nói về sự thánh thiện trong cuộc sống bình thường, sự thánh thiện của những người gần bên mà chúng ta gặp gỡ hàng ngày và là những người mà chúng ta thường phớt lờ. Chúng ta vừa trải nghiệm Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Lisbon, nơi hàng ngàn bạn trẻ đã ý thức lại vẻ đẹp đức tin và Giáo hội của họ. CRAV đã tổ chức các buổi làm chứng từ các cặp vợ chồng và gia đình, cũng như các linh mục và tu sĩ nam nữ, vì lợi ích của hàng nghìn bạn trẻ đã trải qua ở tu viện của các tu sĩ Dòng Thánh Hiêrônimô. Các chứng từ cho thấy rằng họ rất ấn tượng trước việc trình bày ba chứng từ trong một giờ, cho thấy tính bổ sung và hỗ tương của các ơn gọi, nói tóm lại là “sự hiệp thông của các ơn gọi”. Chính trong mức độ chúng ta khám phá ra mình cùng nhau dấn thân vào một Giáo hội hiệp hành và truyền giáo mà vẻ đẹp của mỗi ơn gọi mới xuất hiện nhiều hơn.
—————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- BAN BÁC ÁI HỘI DÒNG KHIẾT TÂM ĐỨC MẸ TRAO HỌC BỔNG CHO 57 HỌC SINH – SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN