ĐHY OUELLET TỪ NHIỆM : MỘT GIÁM MỤC NGƯỜI MỸ ĐƯỢC BỔ NHIỆM ĐỨNG ĐẦU BỘ GIÁM MỤC
Hôm 30/1/2023, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm tân Tổng trưởng Bộ Giám mục. Đức cha Robert Francis Prevost, một tu sĩ người Mỹ hiện đang là Giám mục ở Pêru, sẽ kế vị ĐHY Marc Ouellet, PSS, vào giữa tháng Tư, đối tượng của hai khiếu nại về « hành vi sai trái tình dục ».
Đức cha Robert Francis Prevost
Chức vụ này mang tính chiến lược và việc bổ nhiệm là rất được chờ đợi. Hôm thứ Hai ngày 30/1/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức cha Prevost, 67 tuổi, làm tân Tổng trưởng Bộ Giám mục. Ngài sẽ nhậm chức vào ngày 12/4/2023. Ngài sẽ đặc trách việc bổ nhiệm hai phần ba Giám mục trên thế giới, còn lại phần thứ ba phụ thuộc vào Bộ loan báo Tin Mừng.
Khi chọn Đức cha Prevost, sinh ở Chicago (Hoa Kỳ), có cha là người Pháp và mẹ là người Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa đã chọn một tu sĩ để nắm giữ những trách nhiệm cao trong Giáo triều. Là thành viên của dòng Thánh Augustinô, nơi ngài đã gia nhập vào năm 22 tuổi, ngài đã từng là bề trên tổng quyền trong vòng 12 năm, từ 2001 đến 2013.
Sau 12 năm sống ở Rôma này, vị tiến sĩ giáo luật ở Đại học giáo hoàng thánh Tôma Aquinô này đã được bổ nhiệm Giám mục vào năm 2014 của Chiclayo, miền bắc Pêru. Một sứ mạng tế nhị vì ngài đã đến đó trong thời gian căng thẳng giữa hàng giám mục Pêru, đến mức buộc Vatican phải bổ nhiệm một Giám mục nước ngoài tại đất nước này. Vào năm 2013, hai Giám mục Pêru đã bị Vatican buộc phải từ chức vì những sự việc rất khác nhau, nhưng đã dẫn đến việc họ bị trừng phạt, một người bị cáo buộc ấu dâm, người thứ hai gặp rắc rối pháp lý vì cuộc sống hai mặt.
Một khiếu nại mới chống lại ĐHY Ouellet
Các cấp của Giáo triều không xa lạ với Đức cha Prevost, vì Đức Thánh Cha đã từng bổ nhiệm ngài vào năm 2019 làm thành viên của Bộ Giáo sĩ, rồi Bộ Giám mục mà ngài là thành viên từ năm 2020. Một thời gian sẽ cho phép ngài làm quen với tiến trình bổ nhiệm các vị hữu trách Công giáo trên toàn thế giới mà hồ sơ của họ được xem xét từng người ở Rôma trong các phiên họp khoáng đại, nơi các thành viên của Bộ Giám mục gặp nhau ở Rôma hai tuần một lần.
Nếu ĐHY Marc Ouellet, 78 tuổi, đã từ nhiệm vì đến « giới hạn tuổi » – được thông cáo của Vatican trích dẫn rõ ràng -, thì việc bổ nhiệm này diễn ra trong một khung cảnh đặc biệt. Từ nhiều tháng nay, ĐHY Ouellet đã bị nhắm đến bởi hai đơn khiếu nại về « quấy rối tình dục ».
Sau đơn khiếu nại đầu tiên, được tiết lộ vào tháng 8/2022, thì đơn cáo buộc thứ hai đã được đưa ra để chống lại ĐHY. Thông tin, được tuần báo Công giáo Golias tiết lộ hôm 19/1/2023, đã được xác nhận vào ngày hôm sau bởi giáo phận Québec, nơi ĐHY Ouellet từng là Tổng Giám mục cho đến năm 2010.
ĐHY Ouellet kiện kẻ vu khống mình
Sự kiện « hành vi sai trái tình dục » được báo cáo bởi người phụ nữ khiếu nại thứ hai, không được Golias nêu chi tiết, có thể đã diễn ra từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009, khi Đức cha Ouellet là Tổng Giám mục của Québec. Khi khi báo động sự việc với Giáo hội, người phụ nữ khiếu nại này đã nhận được một lá thư từ Tổng Giám mục hiện nay của Québec là ĐHY Gérald Cyprien Lacroix.
Hai lời buộc tội này, mà ĐHY Ouellet đã mạnh mẽ phản đối, đã làm suy yếu ĐHY Tổng trưởng Bộ Giám mục cách nào đó. Chính ngài đã đưa sự việc ra trước tòa án vào tháng 12/2022, vì tội « vu khống », chống lại một trong những phụ nữ khiếu kiện ngài.
Quả thế, trong một thông cáo ngày 13/12/2022, ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, thông báo kiện vì tội vu khống, tuyên bố phản đối những cáo buộc « vô căn cứ » về hành vi tấn công tình dục chống lại ngài vào ngày 16/8/2022.
Những cáo buộc này, được Đức Hồng y coi là « sỉ nhục và vu khống », đã được đưa ra trong khuôn khổ một vụ kiện tập thể được thực hiện ở Québec chống lại Nghiệp đoàn Tổng Giám mục Công giáo Rôma của Québec và Tổng Giám mục Công giáo Rôma của Québec.
Đức Hồng y nhắc lại đã phản đối những cáo buộc này « được đưa ra cách bất công chống lại mình » trong một thông cáo ngày 19/8 vừa qua, ba ngày sau khi những cáo buộc này xuất hiện.
Hôm nay, Đức Hồng y muốn nhấn mạnh điều đó : « Tôi chưa bao giờ thực hiện những hành động mà nguyên đơn buộc tội tôi ». Sau cuộc điều tra sơ bộ, Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng không có đủ yếu tố để theo đuổi cuộc điều tra theo giáo luật về hành vi tấn công tính dục đối với Đức Hồng y.
Kháng án pháp lý trước tòa án Québec
« Vì tôi đảm bảo trước là bảo vệ danh tính của nữ nguyên đơn bằng cách đạt được quyết định có hiệu lực đó, nên hôm nay tôi thực hiện một sự kháng án pháp lý về tội vu khống trước tòa án Québec để chứng minh sự sai trái của các cáo buộc chống lại tôi và để khôi phục thanh danh và danh dự của tôi », Đức Hồng y Ouellet nói như thế và đồng thời nhấn mạnh : « Tôi chưa bao giờ có những cử chỉ hay hành xử đáng trách như những hành vi bị khiến trách đối với các thành viên khác của hàng giáo sĩ được nhắm đến bởi Vụ kiện tập thể. Sự liên kết không phù hợp này, được thực hiện cách cố ý và được phổ biến rộng rãi với những mục đích không phù hợp, phải bị tố giác ».
Chân lý, thanh danh, danh dự
ĐHY Tổng trưởng Bộ Giám mục, cũng là chủ tịch Ủy ban Châu Mỹ Latinh của Tòa Thánh, kết thúc sứ điệp bằng cách khẳng định rằng “thật rõ ràng” việc các nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục có quyền được bồi thường chính đáng cho những thiệt hại mà họ phải chịu. Ngài tuyên bố: “Tôi nhạy cảm với sự đau khổ của họ và lặp lại với họ lòng trắc ẩn chân thành của tôi. Quyền được hưởng công lý của họ không bị đặt vấn đề bởi lối tiếp cận của tôi, điều mà tuy nhiên cần thiết để bảo vệ chân lý, thanh danh và danh dự của tôi. Bất kỳ khoản bồi thường tài chính nào có thể nhận được trong khuôn khổ các thủ tục này sẽ được thanh toán đầy đủ vì lợi ích của cuộc đấu tranh chống lại các vụ lạm dụng tình dục nơi những người thổ dân ở Canada”.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix và Vatican News)
Tags: các thánh-nhân vật, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO