ĐHY PAROLIN: “CHIẾN TRANH KHÔNG BAO GIỜ LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG””
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã tham dự buổi trao giải thưởng của các đại sứ tại Tòa thánh cho nhà báo Damosso vì cuộc điều tra của ông về dịp kỷ niệm 60 năm Thông điệp Pacem in Terris, nhấn mạnh giá trị “di chúc” của thông điệp của Đức Gioan XXIII. Ngài nói về Tuần lễ Xã hội Ý ở Trieste, các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông. Ngài nói: “Chiến tranh không bao giờ là ‘chiến tranh chính đáng’”.
Đức Hồng y Pietro Parolin nói: “Đôi khi có vẻ như công việc ngoại giao mang lại ít kết quả, nhưng chúng ta không được mệt mỏi hoặc nhượng bộ trước cám dỗ bỏ cuộc”. Trong bài phát biểu vào thứ Ba ngày 2/7/2024, tại Đại sứ quán Ý tại Tòa thánh ở Rôma, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã gợi ý rằng hòa bình là “nhiệm vụ của mỗi người chúng ta”. Ngài phát biểu nhân dịp giải thưởng văn học lần thứ năm dành cho các đại sứ tại Tòa thánh. Năm nay, giải thưởng này đã được trao cho nhà báo Piero Damosso của đài truyền hình RAI, vì cuốn sách “Giáo hội có thể ngăn chặn chiến tranh không? Một cuộc điều tra sáu mươi năm sau Pacem in Terris” (San Paolo).
Thông điệp Pacem in Terris, một di chúc
Đức Hồng y Parolin nhắc lại nguồn gốc và bối cảnh lịch sử trong đó thông điệp của Đức Gioan XXIII được chín muồi. Thông điệp này “được khai triển dựa trên sự chia cắt do nhiều quan điểm khác tạo nên”. Nhân dịp này, ngài tái khẳng định rằng hòa bình phổ quát là một thiện ích liên quan đến tất cả mọi người mà không có sự phân biệt nào, đồng thời gợi lại thông điệp truyền thanh ngày 13 tháng 4 năm 1963. Ngày hôm đó, Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng thời đó đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hòa bình với Thiên Chúa, với mọi dân tộc và trong mỗi gia đình. Thông điệp này “là một di chúc”. “Những lời nói sâu sắc của Angelo Giuseppe Roncalli là một di sản cần được bảo tồn và phát huy, mỗi người đảm nhận trách nhiệm của mình”. Đức Hồng y Parolin kêu gọi nhấn mạnh, trong các kịch bản xung đột hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới, về hành động ngoại giao, với niềm tin rằng nó sẽ mang lại kết quả. Từđó, lời kêu gọi của ngài về tính hợp xướng, sức mạnh tổng hợp và hợp tác để thực sự trở thành những người kiến tạo hòa bình, như Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn.
Theo ngài, cuốn sách được trao giải hôm thứ Ba “có giá trị nêu bật mong muốn hòa bình sâu xa bằng một phương pháp thú vị” bằng cách cho nhiều nhân chứng và học giả phát biểu. Những gì nổi lên là một sự phản ánh toàn cầu về hòa bình.
Tình huynh đệ như một viễn cảnh công lý
Chính phương pháp điều tra và phân tích mà tác giả sử dụng (hơn năm mươi cuộc phỏng vấn) đã được bồi thẩm đoàn đánh giá cao: “Giáo hội, dù không có quyền thực sự để ngăn chặn xung đột, nhưng có thể kêu gọi lương tâm phổ quát của con người hành động để phá bỏ những bức tường hận thù và thù địch, bằng cách cho thấy tình huynh đệ như một viễn cảnh chắc chắn về công lý, tình liên đới, sự hòa nhập và chăm sóc trái đất”. Qua cuộc điều tra của mình, tác giả cũng làm nổi bật “sức mạnh lời cầu nguyện của dân Chúa có thể tạo ra những dự án gặp gỡ và đàm phán can đảm như thế nào”.
Nghi thức diễn ra với sự hiện diện của Đại sứ Ý tại Tòa Thánh, Francesco Di Nitto, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Tòa thánh Alexandra Valkenburg, và chủ tịch của trường Luật Luiss, Paola Severino, luật sư và luật gia , người đã có đóng góp quan trọng cho bản văn này, cũng như hai người phụ nữ đối thoại khác, Edith Bruck và Dacia Maraini.
Về phần mình, nhà báo Piero Damosso Damosso của RAI, người được trao Giải thưởng Văn học này, đã đưa ra lời kêu gọi thực sự về các vấn đề bảo vệ người thiểu số, giải trừ quân bị và vai trò tích cực của các tổ chức quốc tế.
Khái niệm “chiến tranh chính đáng” đang được xét lại
Trước sự kiện này, Đức Hồng y Parolin đã dừng lại vài phút với các nhà báo và, khi được hỏi về các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông, ngài nhấn mạnh rằng chiến tranh không bao giờ là chiến tranh chính đáng. Trước tài liệu do Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh Địa công bố, trong đó Ủy ban phản đối việc sử dụng không phù hợp thuật ngữ “chiến tranh chính đáng” liên quan đến bạo lực ở Gaza, Đức Hồng y đã nói rõ rằng “chúng ta biết rằng khái niệm chiến tranh chính đáng là đối tượng của nhiều cuộc tranh luận ngày nay, và chiến tranh chính đáng là chiến tranh phòng vệ. Nhưng ngày nay, với các loại vũ khí sẵn có, rất khó để lựa chọn ý tưởng này. Tôi nghĩ vẫn chưa có quan điểm dứt khoát, nhưng đó là một khái niệm đang được xét lại”.
Một tổng thống mới là ưu tiên ở Libăng
Trở về sau chuyến đi đến Libăng, ngài được hỏi về các giải pháp khả thi cho đất nước này, giáp biên giới Israel. Đối với Đức Hồng y, “giải pháp đầu tiên vẫn là bầu Tổng thống nước Cộng hòa. Điều quan trọng, đó là sự cấp bách của việc có một tổng thống, nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng thể chế đang gây nguy hiểm cho cả đất nước”. Ngài hy vọng rằng các Kitô hữu sẽ đóng một vai trò tích cực trong hệ thống Libăng. Ngài nói: “Đó chắc chắn sẽ không phải là giải pháp thần kỳ, nhưng chúng ta sẽ bắt đầu giải quyết các vấn đề với tất cả các văn phòng thể chế tại chỗ”.
Phóng thích các tù nhân ở Ucraina
Trước mặt các nhà báo, ngài cũng đề cập đến cuộc chiến ở Ucraina. Đặc biệt trả lời câu hỏi liên quan đến đề xuất của Thủ tướng Hungary Orban, với tư cách là Chủ tịch hiện tại của Hội đồng Liên minh Châu Âu, gửi tới Tổng thống Ucraina Volodymyr Zelensky về một lệnh ngừng bắn nhanh chóng để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình. “Theo những gì tôi biết, cho đến nay người Ucraina luôn từ chối,” ĐHY tuyên bố và đồng thời nhắc lại rằng đối với chính phủ Ucraina, nếu không có sự đảm bảo nào, “thì đó chỉ có thể là một khoảng nghỉ để bắt đầu lại sau đó bằng một cách thức thậm chí còn trắng trợn và khắc nghiệt hơn”. Đức Hồng y cho biết ngài hy vọng “sẽ có một hiệp định đình chiến, sau đó là các cuộc đàm phán”.
Trong bối cảnh việc trao đổi tù nhân mà Tòa Thánh đã cố gắng hòa giải, Đức Hồng y hy vọng rằng có thể có những cuộc trả tự do khác “bởi vì đó là một cơ chế hoạt động, vốn khác với cơ chế dành cho trẻ em. Trong trường hợp này, có một số thực tế đang diễn ra. Trong trường hợp tù nhân, về cơ bản nó là một cuộc trao đổi danh sách được đưa cho cả hai bên, và vì vậy tôi tưởng tượng rằng hoạt động này sẽ tiếp tục một chút, điều này đối với tôi có vẻ rất tích cực và có thể tạo ra các điều kiện vốn cũng có thể thúc đẩy hòa bình và các cuộc đàm phán có thể xảy ra”.
Tý Linh
(theo Antonella Palermo – Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS