ĐHY PAROLIN : HỌC THUYẾT XÃ HỘI LÀ MỘT LÃNH VỰC HY VỌNG CHO THẾ GIỚI HÔM NAY
« Tôi nghĩ rằng học thuyết xã hội của Giáo hội là một lãnh vực hy vọng trong đó chúng ta thực sự có thể xây dựng và chỉ ra những con đường hy vọng trong thế giới hôm nay ». ĐHY Parolin đã khẳng định như thế trong cuộc trao đổi với Radio Vatican – Vatican News, Tv2000 và Telepace, sau Đại hội học thuyết xã hội của Giáo hội ở Verona, Ý, Vatican News cho biết hôm 28/11/2021.
« Ân sủng của Thiên Chúa và nỗ lực của con người và tiến lên phía trước », đó là con đường để vượt qua những khó khăn trong thời đại của chúng ta, ĐHY Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, khẳng định. Vào thời gian Mùa Vọng này, ĐHY mời gọi gặp gỡ Chúa Kitô và đồng thời nhớ rằng « những nỗ lực của chúng ta chỉ có thể trổ sinh hoa trái nhờ ân sủng của Chúa ».
« Hãy mở rộng bản thân cho Ngài ngày càng nhiều hơn nữa » và hãy luôn bước đi theo « hướng kép này : nỗ lực của con người, vốn không bao giờ thiếu, nhưng, đồng thời, cũng phó thác cho ân sủng của Chúa ».
ĐHY Pietro Parolin nhấn mạnh rằng « ngày nay » có « một nhu cầu to lớn để có thể thông truyền niềm hy vọng, nhưng thực hiện điều đó cách khá cụ thể » bằng cách đề xuất « những đường hướng cụ thể và hoạt động ». Đối với ĐHY, học thuyết xã hội « có thể là một trong những đường hướng này, thậm chí phải là một trong những đường hướng này, chính bởi vì nó mang lại những đường hướng suy tư, nhưng còn những tiêu chí phán đoán, những chỉ dẫn và đường hướng hoạt động » liên quan đến các lĩnh vực lớn có ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nghĩ rằng học thuyết xã hội của Giáo hội « cũng có một mối quan tâm đối với những người không tin, vì khi chúng ta nói về các vấn đề như hòa bình, lao động, phát triển, đời sống dân sự, đời sống chung, chính trị… thì đó là những lãnh vực mà mọi người đều quan tâm ». « Do đó, tôi nghĩ rằng học thuyết xã hội của Giáo hội là một lãnh vực hy vọng trong đó chúng ta thực sự có thể xây dựng và chỉ ra những con đường hy vọng trong thế giới hôm nay ».
Đại dịch : « ý thức về trách nhiệm »
Trong thời gian khó khăn này của đại dịch, ĐHY mời gọi « sống có trách nhiệm » và đừng quên rằng « giải pháp cho vấn đề bi thảm này, vốn vẫn kéo dài, chắc chắn tùy thuộc vào sức mạnh của con người, và do đó những nỗ lực được con người thể hiện ». « Cần phải có một sự dấn thân liên lỉ, một trách nhiệm liên lỉ, đối với vắc xin, và cả việc tìm kiếm các phương thuốc chữa trị ».
Liên quan đến việc tiêm vắc xin, « sứ điệp » của Giáo hội « là rõ ràng và được nhiều người biết đến », ĐHY khẳng định. Giáo hội và Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi « sống » « vấn đề vắc xin trong ý thức trách nhiệm ». « Tự do trách nhiệm là như thế. Bởi vì nhiều người dựa vào tự do, nhưng sự tự do không trách nhiệm là trống rỗng, quả thế nó trở nên nô lệ ». Do đó, đây là « trách nhiệm đối với chính mình, vì chúng ta nhận thấy làm thế nào những người không có vắc xin bị tác động bởi căn bệnh, và nhất là trách nhiệm đối với người khác ».
Mang lại ý nghĩa cho đau khổ
Trả lời cho câu hỏi về an tử (giết chết êm dịu) ĐHY trích dẫn những lời nói của Đức Gioan-Phaolô II trong thông điệp « Salvifici Doloris » (1984) về ý nghĩa Kitô giáo về sự đau khổ của con người : « Làm điều thiện qua đau khổ ». Ngài nhấn mạnh : « Nếu không có ý nghĩa, thì đau khổ không thể hiểu được, đau khổ trở nên không thể chịu đựng được, và tôi tin rằng chúng ta, những Kitô hữu, được mời gọi mang lại ý nghĩa này, dĩ nhiên kết hiệp một với Mầu nhiệm thương khó, sự chết và phục sinh của Chúa, để làm điều thiện hảo cho những người đau khổ ».
ĐHY nhắc nhở rằng chúng ta đang sống « ngày nay trong một xã hội càng ngày càng phi Kitô giáo, trong đó việc quy chiếu đến giá trị vô hạn của sự sống càng ngày càng ít đi ». Ngài mời gọi các Kitô hữu « nhấn mạnh đến cái nhìn nhân học của đức tin, xuất phát từ Tin Mừng, vốn là một điều kiện bảo vệ phẩm giá của mỗi nhân vị, vì nếu chúng ta bảo vệ những giá trị này, đó không phải là ưu tư bảo về chính chúng, nhưng bởi vì chúng ta xác tín rằng chúng là một điều kiện cần thiết để phòng vệ, thăng tiến, bảo vệ và phát triển phẩm giá cụ thể của mỗi nhân vị ». « Tôi nhấn mạnh điều này : không phải là con người trừu tượng, nhưng là một con người cụ thể ».
Tương lai của Giáo hội
ĐHY Parolin nói rằng cá nhân ngài cảm thấy « đôi khi, có một chút lo lắng về tình hình » của Giáo hội, thế nhưng, « về phía huấn quyền, đặc biệt huấn quyền của Đức Giáo hoàng, có … những chỉ dẫn rất rõ ràng, rất quyết đoán, chính là để không là tù nhân, thậm chí là nạn nhân, của bầu khí ít hy vọng, chán nản này, nhưng để kiểm soát tình hình », « luôn luôn trong sự năng động này » mà ĐHY nói đến lúc đầu : « Ân sủng của Thiên Chúa và nỗ lực của con và tiến lên phía trước ».
Đức Hồng y giải thích : « Một chỉ dẫn căn bản khác để thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang sống » được Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra trong thông điệp Fratelli Tutti. « Tôi hy vong rằng mỗi người cảm thấy mình tham gia vào hành trình này và mỗi người có thể mang lại sự đóng góp của mình, bằng cách khởi đi từ việc chúng ta xác tín rằng mỗi người có điều gì đó để nói, điều gì đó quan trọng để mang lại ».
Tý Linh
(theo Marina Droujinina, ZENIT)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ