ĐHY PAROLIN KHUYẾN KHÍCH CÁC LINH MỤC BƯỚC ĐI GIỮA NHÂN LOẠI BỊ TỔN THƯƠNG
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa thánh đã chủ sự một thánh lễ vào thứ Tư 7/2/2024 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô nhân dịp hội nghị quốc tế về việc thường huấn linh mục, được khai mạc hôm qua tại Vatican, trước sự hiện diện của 1000 tham dự viên đến từ 60 quốc gia.
Thánh lễ do ĐHY Parolin chủ tế vào ngày 6/2/2024
Đối với nhiều linh mục “dâng hiến cuộc đời mình mỗi ngày, tiêu hao bản thân cho Tin Mừng, thường trong sự im lặng của một hạt giống khiêm tốn và kiên nhẫn, đôi khi trong nỗi cô đơn chịu đựng sự thiếu thấu hiểu”, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ khanh Tòa Thánh, bày tỏ lòng biết ơn của ngài trong Thánh lễ được cử hành tại Vương cung thánh đường Vatican vào sáng thứ Ba, nhân dịp khai mạc Hội nghị quốc tế về việc thường huấn linh mục. Cuộc gặp gỡ sẽ kết thúc vào thứ Bảy ngày 10 tháng 2, được xúc tiến bởi Bộ Giáo sĩ phối hợp với các Bộ loan báo Tin Mừng và các Giáo hội Đông phương.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y lưu ý rằng nhiều linh mục, trong một số bối cảnh, trải nghiệm “ngay cả sự thờ ơ hay thù địch của cuộc bách hại, nhưng luôn mang trong lòng sự kinh ngạc về một đức tin vốn được tái sinh mỗi ngày từ nguồn mạch tình yêu của Chúa Kitô và tiếp đến trào dâng và lan rộng như nước hằng sống khi thi hành thừa tác vụ mục tử”.
Sau niềm vui của tiếng gọi, đắm mình vào lịch sử của Dân Thiên Chúa
ĐHY nhấn mạnh, linh mục là “một môn đệ đã đi theo Chúa” và là người, sau khi vui vẻ chấp nhận tiếng gọi của mình, “đắm chìm trong lịch sử của dân Thiên Chúa như một người chuyển cầu”. Linh mục đồng hành với những người được ủy thác cho mình và trở thành một Tin Mừng sống động đối với họ, một dấu chỉ và một khí cụ cho tình yêu thương xót của Chúa Cha. ĐHY nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên, nếu Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, ở số 61, “khẳng định rằng linh mục là một môn đệ trên hành trình và, đồng thời, là một nhà truyền giáo và một nhân chứng của Tin Mừng”.
Về vấn đề này, Đức Hồng Y nhấn mạnh sự cần thiết phải có các linh mục, “theo bước chân của Mục Tử Nhân Lành, hiệp nhất với giám mục và giữa họ”, dành cả cuộc đời mình “để phục vụ đức tin của anh em mình và công việc nghiên cứu của họ”. Ngài nói thêm, hiệp nhất với Chúa Kitô, các linh mục “được mời gọi sống như Người”, nghĩa là “không huênh hoang về đặc ân của tiếng gọi và vai trò đã nhận được, nhưng bằng cách cúi mình xuống trái tim của nhân loại bị tổn thương và bị áp bức đang cần ơn cứu rỗi”, bằng cách chuyển cầu với Chúa Cha cho dân chúng, với “những bàn tay giơ lên trời và đồng thời cúi xuống đất để rửa chân cho anh chị em của họ, loan báo cho họ Lời cứu độ, bẻ cho họ bánh sự sống đời đời, đồng hành và hướng dẫn họ trên con đường của họ.”
Các linh mục, những con người với sự mong manh của mình
Tiếp đến, ĐHY Parolin đề cập đến bài phát biểu của Đức Thánh Cha với các linh mục có mặt tại Nhà thờ chánh tòa Thánh Têrêsa ở Juba, vào ngày 4 tháng 2 năm 2023, trong chuyến tông du tới Nam Sudan: “Những gì phải là chuyên môn của các mục tử, là bước đi giữa đau khổ, giữa những giọt nước mắt, giữa cơn đói Thiên Chúa và cơn khát tình yêu của anh chị em mình.” Và đó “không phải là một nhiệm vụ dễ dàng”, do đó chúng ta không bao giờ được quên “rằng các linh mục cũng là con người, với sự mong manh, mệt mỏi, sợ hãi, những thách thức cũ và mới đang đè nặng lên thừa tác vụ của họ”.
ĐHY nói tiếp : đây là lý do tại sao cần phải “đổi mới một cách nhiệt tình cam kết thường huấn”, vốn trước hết dựa trên “việc chăm sóc mối quan hệ cá nhân với Chúa và luôn là con đường hiệp thông”. Thật vậy, ngài nói thêm, trong lời cầu nguyện long trọng của Salômôn, được trích từ Sách Các Vua thứ nhất, chính vị quốc vương chỉ có thể cầu bầu cho dân chúng vì ông “giơ tay hướng về Thiên Chúa, nhìn nhận Ngài là Chúa của trời và đất”. Tương tự như vậy, trong Tin Mừng Thánh Marcô, Chúa Giêsu “khuyên hãy vượt quá lòng sùng đạo bên ngoài, để có một mối liên kết nhất quán và sự tương ứng mật thiết giữa môi miệng và trái tim, nghĩa là giữa việc thờ phượng mà chúng ta tuyên xưng và những gì chúng ta thực sự yêu mến trong trái tim của chúng ta”. Đó là một lời mời gọi vượt qua “sự cám dỗ của một lòng sùng đạo mà, đằng sau chiếc áo và vai trò mà chúng ta đang mang, không quan tâm đến mối quan hệ đích thực với Chúa và việc thực sự chấp nhận Tin Mừng”.
Cuối cùng, nhắc lại chủ đề của hội nghị “Hãy khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa nơi anh” (2 Tm 1,6), Đức Hồng y giải thích rằng, bằng những lời này, thánh Phaolô Tông đồ đã khuyến khích chàng trai trẻ Timôthê đừng “nhượng bộ trước sức nặng của những mâu thuẫn và những thách đố ngẫu nhiên của một bối cảnh giáo hội và xã hội hết sức khó khăn, thúc giục ông làm sống lại vẻ đẹp và sức sống của ân sủng Thiên Chúa được lãnh nhậnnhư là một đặc sủng trong ngày thánh hiến”.
Tý Linh
(theo Osservatore Romano, Vatican News)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO