ĐHY PAROLIN : NGỪNG LEO THANG VÀ BẮT ĐẦU ĐÀM PHÁN
Trong cuộc phỏng vấn dành cho các phóng viên Ý, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh khẳng định rằng « việc mở rộng xung đột sẽ là một thảm họa khổng lồ ».
Đánh bom ban đêm ở Ucraina
Sự lan rộng của cuộc xung đột Ucraina sang phần còn lại của Châu Âu sẽ là một « thảm họa khổng lồ » khủng khiếp. Đó là những gì Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã tuyên bố khi được hỏi bởi bốn nhật báo của Ý (Il Corriere della Sera, La Repubblica, La Stampa et Il Messaggero). ĐHY đã yêu cầu tránh mọi cuộc leo thang quân sự, ngừng ném bom và mở ra đàm phán, những điều mà sẽ không bao giờ quá muộn. ĐHY cho biết rằng Tòa Thánh « sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa Nga và Ucraina ».
Liên quan đến khả năng cuộc xung đột sẽ lan rộng, bao gồm các nước khác ở Châu Âu gởi quân đến Ucraina, ĐHY tuyên bố : « Tôi thậm chí không dám nghĩ đến điều đó. Đó sẽ là một thảm họa khổng lồ, cho dù, thật không may, đó không phải là một khả năng bị loại trừ hoàn toàn. Trong những ngày qua tôi đã thấy những tuyên bố gợi lên những sự cố từng xảy ra trước đó và gây ra Thế Chiến thứ hai. Những quy chiếu này khiến phải rùng mình ».
Để tránh nguy hiểm này, ĐHY giải thích, « chúng ta phải tránh mọi cuộc leo thang, ngừng những cuộc đối đầu và phải đàm phán. Khả năng quay trở lại « một cuộc chiến tranh lạnh mới với hai khối đối lập » cũng là một kịch bản đáng lo ngại. Điều đó đi ngược lại với nền văn hóa về tình huynh đệ mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đề nghị như là phương thế duy nhất để xây dựng một thế giới công bằng, liên đới và hòa bình ».
Tòa Thánh sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại
Liên quan đến khả năng đàm phán và vai trò có thể của Tòa Thánh, ĐHY nói rõ : « Cho dù điều mà chúng tôi lo sợ và hy vọng sẽ không xảy đến đã xảy đến, tức là cuộc chiến do Nga phát động chống Ucraina, nhưng tôi tin rằng đàm phán luôn là điều khả thi. Không bao giờ quá muộn ! Bởi vì cách hợp lý và có tính xây dựng duy nhất để giải quyết những tranh chấp là đối thoại, như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã không mệt mỏi lặp đi lặp lại. Tòa Thánh, trong những năm qua, đã theo dõi các biến cố ở Ucraina cách liên tục, kín đáo và rất quan tâm, bằng cách đề nghị ý muốn thúc đẩy đối thoại với Nga, luôn sẵn sàng giúp đỡ các bên nối lại con đường này ».
Đề cập đến cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến tòa đại sứ của Nga ở Rôma, ĐHY Parolin đã tiếp tục « lời mời gọi cấp bách mà Đức Thánh Cha đã đưa ra trong chuyến thăm tòa đại sứ Nga tại Tòa Thánh, hãy ngừng những cuộc chiến và quay trở lại đàm phán. Trước tiên, cuộc tấn công quân sự, mà tất cả chúng ta đều đã chứng kiến những hậu quả bi thảm, phải được ngưng ngay lập tức. Tôi muốn nhắc lại những lời nói của Đức Piô XII vào ngày 24/8/1939, một vài ngày trước khi bắt đầu Thế Chiến thứ hai : ‘Mong mọi người hãy quay trở lại với sự hiểu biết. Hãy để họ tiếp tục đàm phán. Bằng cách đàm phán với thiện chí và lòng tôn trọng các quyền của mỗi người, họ sẽ thấy rằng thành công danh dự không bao giờ bị ngăn cản khỏi những cuộc đàm phán chân thành và tích cực’ ».
Các Giáo hội liên đới
ĐHY cũng gợi lên sự bất đồng giữa các Giáo hội : « Trong lịch sử của Giáo hội, thật không may các chủ nghĩa địa phương chưa bao giờ thiếu và chúng dẫn đến nhiều chia rẽ đau đớn, như thánh Phaolô cho thấy từ khởi thủy Kitô giáo, đồng thời khuyến khích chúng ta vượt qua chúng. Theo nghĩa này, chúng tôi thấy những dấu hiệu khích lệ trong các lời kêu gọi của các vị lãnh đạo các Giáo hội Chính thống giáo, cho thấy ý muốn bỏ sáng một bên ký ức về những vết thương lẫn nhau và làm việc vì hòa bình ». Mặt khác, các Giáo hội « đồng ý với nhau trong việc bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng của mình trước hoàn cảnh này và khẳng định rằng trên mọi cân nhắc khác, chính các giá trị hòa bình và sự sống con người mới thực sự là trọng tâm của các Giáo hội, vốn có thể đóng một vai trò căn bản để tránh cho hoàn cảnh trở nên nghiêm trọng hơn nữa ».
Tôn trọng các khát vọng chính đáng
Cuối cùng, nói về cuộc xung đột đang diễn ra, ĐHY tuyên bố : « Một lần nữa, chúng tôi nhận thấy rằng sự tương giao và việc lắng nghe lẫn nhau là cần thiết để biết và hiểu đầy đủ các lý do cả người khác. Khi người ta ngưng giao tiếp và lắng nghe nhau cách chân thành, thì họ nhìn nhau cách nghi ngờ và cuối cùng chỉ trao đổi những lời buộc tội lẫn nhau. Sự tiến triển trong những tháng gần đây chỉ nuôi dưỡng tật điếc lẫn nhau, dẫn đến một cuộc xung đột ra mặt. Những khát vọng của mỗi nước và sự chính đáng của chúng phải là đối tượng của một suy tư chung, trong một khung cảnh rộng lớn hơn và, nhất là, bằng cách quan tâm đến các chọn lựa của các công dân và tôn trọng luật quốc tế. Lịch sử chứa đầy những ví dụ xác nhận rằng điều đó là khả thi ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO