ĐHY VINGT-TROIS TRẢ LỜI VỀ TÔNG HUẤN AMORIS LAETITIA
ĐHY André Vingt-Trois, Tổng Giám mục Paris, đã là vị chủ tịch được ủy nhiệm của Thượng hội đồng về gia đình. Ngài hình dung cách thức mà Tông huấn này được vận dụng bởi các Giáo Hội địa phương, qua « một sự phân tích các hoàn cảnh sâu sát với các thực tại hơn », và nhấn mạnh đến sự cần thiết đào tạo các linh mục.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn của nhật báo La Croix.
Cách cụ thể, làm thế nào đưa vào thực hành lời mời gọi phân định và lắng nghe mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu lên ?
ĐHY Vingt-Trois : Trong Tông huấn, lời mời gọi này chỉ đến sau một hành trình dài suy tư Thánh Kinh và thần học qua đó Đức Giáo hoàng đặt lời của mình vào tính liên tục của truyền thống Kitô giáo.
Ngài cho thấy những thách đố to lớn mà các gia đình đương đầu dưới sự soi sáng của Lời Chúa và truyền thống của Giáo Hội vốn mang lại một ánh sáng để hiểu những gì đang diễn ra, và những con đường nào có thể mở ra lòng thương xót của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại.
Điều kiện đầu tiên để thực hiện một sự phân định đích thực, đó là đặt mình trong thái độ đức tin, lắng nghe Lời Chúa này. Chính cái nhìn đức tin mới có thể cho phép chúng ta đương đầu với mọi hoàn cảnh. Thiếu đi sự tiếp cận nền tảng này, ta sẽ bị giảm thiểu thành một sự phân thích xã hội học hay tâm lý học không có lối thoát.
Điều kiện thứ hai là chăm chú quan sát thực tại mà việc phân định phải thực thi ở đó. Trước khi đề nghị những giải pháp đã được nghiệm thấy, nhưng được nhìn nhận sai, hay được chấp nhận sai, chúng ta phải nỗ lực hiểu những gì đang được sống, nỗ lực đọc các dấu chỉ của một sự tiến triển có thể.
Lối tiếp cận mục vụ này đòi hỏi một việc làm thực sự và thời gian. Vấn đề không phải là bằng lòng lướt mắt hay nghe qua loa để tìm ra một giải pháp đơn giản và nhanh chóng. Tông huấn không phải là một « bộ » các giải pháp có sẵn.
Phải chăng mỗi Hội đồng Giám mục phải cảm thấy tự do soạn thảo cái nhìn riêng của mình về sự đa dạng của các hoàn cảnh ?
ĐHY Vingt-Trois : Ý của Đức Giáo hoàng muốn vận dụng một tính hội đồng đích thực trong Giáo Hội nhất thiết dẫn đến ưu tiên cho một sự phân tích các hoàn cảnh sâu sát với các thực tại hơn.
Điều đó không muốn nói rằng mỗi Hội đồng Giám mục phải vận hành như thể không có sự hiệp thông giáo hội, nhưng điều đó muốn nói rằng việc phân tích các hoàn cảnh không thể phụ thuộc một tổ chức trung ương mà không có sự hiểu biết thực sự các điều kiện cụ thể của những con người sống trong đó.
Phải chăng các linh mục hiện tại được đào tạo cho việc đồng hành với các đôi bạn ? Những nỗ lực nào sẽ phải được thực hiện trong lãnh vực đào tạo, ban đầu lẫn thường huấn ?
ĐHY Vingt-Trois : Việc đồng hành với các đôi bạn không chỉ là công việc của các linh mục. Nhưng rõ ràng rằng trong hành vi phân định, họ có một vai trò trọng tâm. Có một vấn đề quá lớn khi huyênh hoang là luôn sẵn sàng đảm nhận nó. Không chỉ việc đào tạo ban đầu phải sáp nhập các yếu tố phân tích về các hoàn cảnh vợ chồng, nhưng việc đào tạo ban đầu này phải luôn được cập nhật.
Sự tự do phân định được để cho mỗi Giám mục phải chăng nó không có nguy cơ dẫn đến một sự khác nhau to lớn trong những quyết định được đưa ra ? Và có lẽ khơi lên một hình thức « đời sống du mục mục vụ » theo thanh danh hay quyền tài phán của Giám mục này hay Giám mục kia ?
ĐHY Vingt-Trois : Sự tự do trong sự phân định không phải là một sự tự do tùy tiện theo đó mỗi người có thể làm bất cứ điều gì. Công việc được thực hiện nơi các Hội đồng Giám mục có mục đích cho phép chúng tôi đối chiếu các quan điểm của chúng tôi và soạn thảo những điểm mốc chung.
Đời sống của Giáo Hội không phải là một thị trường cạnh tranh trong đó mỗi người có thể chọn lựa siêu thị bí tích của mình. Nó là một đời sống hiệp thông trên cốt lõi của đức tin.
Vả lại, cần có một quan niệm rất châu âu về Giáo Hội Công Giáo để không biết rằng Giáo Hội phong phú với nhiều truyền thống trên thế giới. Đó là đúng về sự đa dạng phụng vụ, cũng như sự đa dạng các thực hành bí tích. Và sự đa dạng này là một sự phong phú của đặc tính công giáo. Những gì làm nên sự hiệp nhất của Giáo Hội, đó chính là khả năng của Giáo Hội hội nhập những yếu tố rất đa dạng trong sự hiệp thông đức tin.
« Tất cả các cuộc tranh luận giáo thuyết, luân lý hay mục vụ không được giải quyết bằng những can thiệp của Huấn quyền », Đức Giáo hoàng nhắc nhở. Đức Hồng y không thấy đó là một sự tái định hướng vai trò của Huấn quyền giữa lòng Giáo Hội ?
ĐHY Vingt-Trois : Tôi nghĩ đó là một phản ứng lành mạnh trước một cái nhìn quá kỹ trị về Giáo Hội, theo đó tất cả mọi yếu tố của đời sống thực tế phải được quyết định bởi một hành vi của Huấn quyền. Đó chính là một trong những sứ mạng của Huấn quyền của Giáo Hội khi xác định những lãnh vực trong đó Đức Giáo hoàng và các Giám mục phải thực thi một sứ mạng hiệp thông.
Nếu chúng ta muốn lấy một ví dụ, trong cử hành phụng vụ việc xác định các chuẩn mực nền tảng không được để cho sự chọn lựa của mỗi người : các bài đọc chungm các kinh nguyện Thánh Thể…. Nhưng việc chọn lựa các điều kiện thực thi thì được để cho sáng kiến của các cộng đoàn.
Tôi không thể cho phép mỗi linh mục tự quyết định nội dung của các kinh nguyện Thánh Thể, nhưng tôi sẽ không bận tâm xác định lời nguyện chuyển cầu hay việc chọn lựa các bài hát. Tôi có thể đưa ra những định hướng, chứ không phải những bó buộc.
Trả lời thế nào cho các tín hữu vốn có thể bị kinh ngạc, thậm chí cảm thấy bất ổn do ý muốn « hội nhập » của Đức Giáo hoàng ?
ĐHY Vingt-Trois : Sự chọn lựa của Đức Giáo hoàng và những định hướng mà ngài đều đặn đưa ra dẫn chúng ta đến sứ mạng đầu tiên của Giáo Hội là loan báo cho mọi người Tin Mừng ơn cứu độ. Giáo Hội không phải là kho bảo quản các phong tục và những thực hành của chúng ta khi chính chúng ta không còn chắc chắn muốn bảo vệ chúng nữa.
Giáo Hội được thiết lập trên ý muốn của Chúa Kitô tập hợp mọi người trong chuyển động của Giao ước do Thiên Chúa muốn, bắt đầu bởi những người xa rời nhất : « Tôi không đến vì người khỏe mạnh, nhưng vì người đau ốm, không phải vì người công chính nhưng vì người tội lỗi ».
Chúng ta biết rằng chính trên ý muốn trở nên gần gũi với các tội nhân này mà Chúa Giêsu đã bị tấn công và, cuối cùng, bị xét xử và kết án. Vả lại, nếu không có sứ mạng hội nhập các tội nhân này, thì chính chúng ta sẽ có cơ hội nào ở trong Giáo Hội ? Giáo Hội không phải là một đoàn người công chính, nhưng đoàn người được công chính hóa, không phải là một đoàn ngươi thánh thiện, nhưng là đoàn tội nhân được thánh hóa.
Làm thế nào hiểu sự nhấn mạnh, trong Tông huấn này, về sự cần thiết « tạo nên những tiến trình hơn là thống trị những không gian » ?
ĐHY Vingt-Trois : Đức Giáo hoàng chỉ nhắc nhớ rằng trong sự tiến triển của các nhân vị, thời gian là nhân tố quyết định. « Những không gian » là một cách thức xác định con người trong một hoàn cảnh, một cương vị xã hội vốn quyết định vị trí của họ mà không có hy vọng thay đổi khả dĩ nào. Đó là một sự khép kín. « Tiến trình » là việc làm nổi bật giá trị của thời gian.
Sự hoán cải, sự thay đổi các cách thức sống của chúng ta, giả thiết rằng chúng ta có thể ra khỏi những không gian nhất định để tiến tới đến những nơi khác. Thời gian là một điều kiện cần thiết cho sự năng động thay đổi điều kiện của chúng ta. Rõ ràng, thời gian tự nó không có một giá trị ma thuật, nhưng nó cho phép thay đổi, chuyển động, và tiến tới nếu chúng ta muốn.
Tý Linh chuyển ngữ
theo, Frédéric Mounier, La Croix
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS