ĐHY ZEN RA TÒA
Phiên tòa xét xử ĐHY Zen, 90 tuổi, bắt đầu vào ngày 19/9/2022. Ngài bị chính quyền Trung quốc nhắm tới vì các hoạt động ủng hộ dân chủ. Vatican vẫn kín đáo về vấn đề này. Một nguồn tin cấp cao của Vatican cho nhật báo La Croix biết : « Đức Hồng y yêu cầu chúng tôi im lặng ».
Lần đầu tiên bị trì hoãn, phiên tòa xét xử ngài cuối cùng cũng bắt đầu. ĐHY Zen (Trần Nhật Quân), nguyên Giám mục của Hong Kong, sẽ ra hầu tòa vào ngày 19/9. Ngài bị chính quyền Trung quốc nhắm đến vì những chỉ trích mạnh mẽ đối với nhà cầm quyền cũng như cáo buộc ngài « thông đồng với các thế lực nước ngoài ».
Ngài bị bắt giữ trong một cuộc đột kích vào tháng Năm, cùng với bốn quản trị viên khác của một quỹ bảo vệ những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Cuộc đột kích này đã gây ra nhiều phản ứng nơi các nhà bảo vệ nhân quyền. Nhưng việc giam giữ ngài, trước khi được tại ngoại, cũng đã gây nên làn sóng chấn động ở Vatican
Tòa Thánh đã công bố, vài giờ sau vụ bắt giữ, một thông cáo báo chí – một bước đi hiếm có đối với chính sách ngoại giao của Vatican, vốn thích tránh những bình luận công khai – trong đó Tòa Thánh bày tỏ « mối quan ngại » và khẳng định « theo dõi rất chặt chẽ diễn biến của tình huống ». Kể từ đó, Vatican đã không truyền thông chính thức về vấn đề này nữa.
Một phái đoàn của Vatican, bao gồm các giáo sĩ cao cấp của Phủ Quốc vụ khanh và Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, đã đến Trung quốc từ ngày 28/8 đến 2/9. Nhật báo Avvenire tiết lộ : một chuyến viếng thăm trong đó các thành viên của phái đoàn đã có thể gặp gỡ Đức cha Melchior Shi Hongzhen, 92 tuổi, thành viên của Giáo hội hầm trú, được tấn phong mà không có sự đồng ý của Bắc Kinh.
Về phía mình, ĐHY Zen chưa bao giờ che giấu những chỉ trích của mình đối với thỏa thuận giữa Vatican và Trung quốc, và rộng hơn là chống lại bất kỳ cuộc đối thoại nào giữa chính quyền Trung quốc và Vatican, cho rằng Bắc Kinh hiện đang công khai mối quan hệ với Vatican để đàn áp người Công giáo. Nếu ĐHY chưa bao giờ bị Rôma phê bình vì những lập trường của ngài, thì đó là vì ở Vatican, một số người cho rằng những lời chỉ trích này có liên hệ mật thiết với lịch sử của ngài.
Một nguồn tin ở Vatican nói : « Ngài thuộc về một thế hệ đã đấu tranh hết mình chống lại chính quyền, và đã xây dựng Giáo hội hầm trú, đang khi chính phủ Trung quốc đang thiết lập một Giáo hội chính thức. Ngài không thể suy nghĩ cách khác ».
Nhưng sự thinh lặng về hòan cảnh của ĐHY cũng có thể có một lý do khác. « Trên thực tế, chính ngài đã yêu cầu chúng tôi im lặng », một nguồn tin cấp cao của Vatican cho biết. Theo nguồn tin này, mọi can thiệp của Tòa Thánh có thể được coi như là can thiệp của nước ngoài vào phiên tòa, và có thể khiến hoàn cảnh của ĐHY nên tồi tệ hơn.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Á-Châu, Công-lý, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
- TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI