DI DÂN, LỜI CỦA ĐỨC PHANXICÔ THỰC SỰ CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG GÌ ?

Written by xbvn on Tháng Chín 27th, 2021. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

Đang khi diễn ra Ngày thế giới di dân và tỵ nạn lần thứ 107 hôm Chúa Nhật 26/9/2021, Đức Phanxicô tiếp tục đặt chủ đề này ở trung tâm triều đại Giáo hoàng của mình, bất chấp những lời phê phán và những thái độ ngập ngừng.

« Khách quan mà nói, nếu bạn quay lại Lampedusa, thì không có gì thay đổi. »  Đó là lời nhận xét của một nhà quan sát triều đại Giáo hoàng Phanxicô, khi người ta vừa gợi lên với ông viễn cảnh của Ngày thế giới di dân và tỵ nạn lần  thứ 107, hôm Chúa Nhật 26/9. Ông ám chỉ đến điều gì ? Đến chuyến tông du đầu tiên đến Lampedusa, năm 2013, mà không ai, ở Rôma, quên được. Và kể từ đó, Đức Phanxicô nói về số phận của người di dân một cách đều đặn. Ở các buổi đọc Kinh Truyền Tin, trong các bài giảng, các diễn văn, sứ điệp…

Qua thời gian, cuối cùng đi đến một học thuyết mà ngài không ngừng vạch ra, xung quanh bốn động từ : đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập. Nhưng có ích gì ?, một số người chất vấn trước khi tự hỏi, không phải là không hoài nghi : đâu là sức nặng thực sự của lời nói của Đức Phanxicô khi ngài nói về di dân ?

Hiệu ứng bão hòa ?

Có một hiệu ứng bão hòa không ? « Có, người ta có thể nói thế. Diễn từ này, và sự nhấn mạnh của Đức Giáo hoàng về đề tài này, làm cho một số người khó chịu », một nguồn tin nói, nhưng đồng thời thêm vào : « Nhưng, trên thực tế, điều đó không gây khó chịu cho Đức Phanxicô khi gây khó chịu cho người ta… »

Nhưng một sự nhấn mạnh như thế cuối cùng có đủ để làm di chuyển phòng tuyến được không ? « Tôi nghĩ rằng những lời của Đức Giáo hoàng có một sức nặng to lớn ở trong Giáo hội, đặc biệt khi chúng ta nghĩ đến các giáo xứ hay các dòng tu đã mở cửa nhà cho người di cư », Marco Impagliazzo, chủ tịch cộng đồng Sant’Egidio, xác nhận. Đây là cộng đồng nhiệt thành ủng hộ Đức Phanxicô trong việc đón tiếp người di cư. Đặc biệt vào năm 2017, nó đã thực hiện những hành lang nhân đạo để đón tiếp người tỵ nạn đến từ Libăng.

Ông nói tiếp : « Trong thế giới chính trị, cần phải thừa nhận rằng nó ít mạnh hơn ». Đó cũng là ấn tượng của Đức cha Vincenzo Paglia, chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống : « Đó là một tiếng kêu trong sa mạc, nhưng điều đó không muốn nói rằng nó không phải là ngôn sứ hay không cần thiết ».

« Đức Giáo hoàng hoàn toàn trong vai trò của mình »

« Đức Giáo hoàng hoàn toàn trong vai trò của mình », một cố vấn của Bộ trưởng nội vụ Pháp nhận định như thế và đồng thời nhấn mạnh các điểm chung giữa Đức Thánh Cha và lối tiếp cận của nước Pháp. « Có những điểm đồng nhất rất lớn với các nguyên tắc của luật pháp của chúng ta, như việc nhắc lại phẩm giá của mọi sự sống con người, bổn phận của con người. Đồng thời, ngài kêu gọi « sự thận trọng của các nhà cầm quyền » khi nói rõ rằng một đất nước phải làm những gì nó có thể để hội nhập người di cư. »

Bất chấp những thái độ ngập ngừng mà ngài khơi lên, đối với Đức Phanxicô, vấn đề không phải là ngưng nói về người di cư. Một người thân cận với Đức Thánh Cha cho biết : « Ý tưởng của Đức Giáo hoàng, đó là đời sống Kitô hữu được củng cố bởi hai đoạn Tin Mừng : các Mối Phúc (« Phúc  thay ai đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no thỏa ») và chương 25 của Tin Mừng Matthêu (« Ta là khách lạ, các ngươi đã đón tiếp Ta ») ». « Đối với ngài, đó là một loại hình thức cho chúng ta thấy ngày nay bước theo Chúa Giêsu nghĩa là gì. Vậy mà, việc nhấn mạnh đến người di cư là một phần của hình thức này. »

« Dấu chỉ thời đại »

Vị thân cận với Đức Phanxicô này đặc biệt giải thích rằng, đối với ngài, những làn sóng di dân là « một dấu chỉ thời đại ». « Ngài nói với cư dân của Lục địa già mà đôi khi ngài nhận thấy như những đứa trẻ hư hỏng : « Châu Âu no nên bản thân mình, đang là mồi cho một mùa đông nhân khẩu chưa từng có, ngươi đã làm gì với em ngươi ? Ngươi muốn chết vì no nê hay chia sẻ với người anh em ngươi và mở ra cho họ ? » ». Chính sứ điệp này mà Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong thông điệp Fratelli tutti, và cả trong thông điệp Laudato si’.

Để nuôi dưỡng các lập trường của mình, Đức Thánh Cha dựa vào một nhóm các chuyên viên do ĐHY Michael Czerny, dòng Tên, người Canada, hướng dẫn. Chính nhóm chuyên viên chừng mười người này có sứ mạng, mỗi người, theo dõi một khu vực địa lý, có nhiệm vụ cố vấn cho trụ sở.

Chính như thế mà hàng năm họ tham vấn các hiệp hội Công giáo đang hoạt động khắp nơi trên thế giới trong lãnh vực di dân, như Caritas, cơ quan phục vụ người tỵ nạn của dòng Tên, hay các mạng lưới Salêdiêng. Rồi các câu trả lời của họ được dùng để soạn thảo một bảng câu hỏi mới, được gởi đến các Giám mục trên thế giới. Trước khi các câu trả lời của họ cuối cùng được trình lên Đức Giáo hoàng, và ngài sẽ dùng công trình nghiên cứu này để có ý tưởng về hoàn cảnh người di dân trên thế giới.

 Dù sao, vượt lên trên những tranh cãi và căng thẳng, Đức Thánh Cha Phanxicô không bao giờ từ bỏ chủ đề này. Ngài sẽ đến Hy Lạp, đảo Síp và Crete vào đầu tháng Mười Hai. Một chuyến đi hoàn toàn dành cho số phận người di cư, cả hàng ngàn người vốn đang tiếp tục đổ về các nước này.

——

« Lời của Đức Giáo hoàng có sức ảnh hưởng như nó chia rẽ »

Enrico Letta, nguyên Thủ tướng Ý, chủ tịch Đảng dân chủ

« Tôi luôn coi trọng lời nói của Đức Giáo hoàng, như là một sự khích lệ to lớn để thay đổi lối tiếp cận của Châu Âu và chính sách hội nhập người di cư. Người ta cảm thấy rằng lời của Đức Giáo hoàng có sức ảnh hưởng như nó chia rẽ, trong giới chính trị Ý. Một số quan chức chính trị, vốn đã chen lấn khi bắt đầu triều đại giáo hoàng, giờ phớt lờ những gì Đức Phanxicô có thể nói về vấn đề này.

Nguy cơ, đó là lời nói của Đức Giáo hoàng có nguy cơ chỉ thuyết phục đối với những người đã được thuyết phục. Đó là điều cần phải tránh. Nhưng về bản chất, đó là một lời cụ thể, có thể áp dụng trực tiếp vào chính trị. Đức Phanxicô nói thẳng, mà không sáo ngữ. Về việc đón tiếp hay hội nhập, ngài không đưa ra diễn văn lý thuyết. Cuối cùng, sơ đồ là khá đơn giản : hoặc bạn ở trên đường hướng của ngài và bạn đồng ý, hoặc bạn không đồng ý. »

Tý Linh

(theo Loup Besmond de Senneville, nhật báo La Croix)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31