DI DÂN : NHỮNG CHỈ DẪN MỚI CỦA TÒA THÁNH VỀ MỤC VỤ LIÊN VĂN HÓA
Được công bố hôm 22/3/2022 bởi phân bộ Di dân và Tỵ nạn của Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện, một văn kiên do Đức Thánh Cha viết lời tựa đã đề nghị những đường hướng để « phát triển nền văn hóa gặp gỡ » và một Giáo hội ngày càng bao hàm hơn, trước những thách đố của việc di cư.
Một cuốn cẩm nang bao gồm những đề nghị và trả lời mục vụ để « phát triển nền văn hóa gặp gỡ » và thúc đẩy « một Giáo hội ngày càng bào hàm hơn », « một chúng ta ngày càng rộng lớn hơn » theo kiểu nói của Đức Phanxicô trong sứ điệp Ngày Thế giới di dân và tỵ nạn 2021. Đó là nội dung của văn kiện « Những định hướng về mục vụ di dân liên văn hóa » được công bố hôm 24/3/2022, gồm 22 trang và phần phụ lục « các thực hành tốt » đã được thực hiện trong Giáo hội và cho thấy những cơ hội liên văn hóa gắn liền với hiện tượng di dân hiện nay.
Bảy chương phân tích những thách thức nổi lên từ kịch bản di dân hiện nay, càng ngày càng mang tính toàn cầu và đa văn hóa : chẳng hạn, « nhìn nhận và vượt lên nỗi sợ hãi », hay « xem người di cư như là một phúc lành ». Những câu trả lời mục vụ thích đáng do đó được đề xuất, đi kèm với những ví dụ đã có và hiệu quả. Thăng tiến việc gặp gỡ, một trong những thách thức được đặt ra, có nghĩa là thực hiện sự hiệp thông trong đa dạng.
Một sứ mạng mới : xây dựng những chiếc cầu bằng đức ái
« Sự hiện diện của người di cư và tỵ nạn thuộc về các tôn giáo khác, hay không tín ngưỡng, biểu thị một cơ hội truyền giáo mới cho các cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta, vốn được mời gọi xây dựng những chiếc cầu bằng chứng tá và đức ái ». Cha Fabio Baggio, phó thư ký của Phân bộ, nhấn mạnh rằng « các định hướng mới nảy sinh từ kinh nghiệm của các Giáo hội địa phương và được trao lại cho họ với một vài soi sáng của huấn quyền ».
« Được mời gọi đến tình huynh đệ phổ quát »
Trong phần lời tựa, Đức Thánh Cha lặp lại lời mời gọi của ngài về « sự dấn thân cho tình huynh đệ phổ quát, bởi vì tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền » và nhắc nhớ rằng « trong cuộc gặp gỡ với sự đa dạng » và « trong sự đối thoại có thể nảy sinh, chúng ta có cơ hội để lớn lên với tư cách là Giáo hội, có cơ hội làm phong phú lẫn nhau ».
Một Giáo hội với trái tim rộng mở
Thật không may, Đức Thánh Cha nói tiếp, « trong những thời điểm khủng hoảng lớn lao nhất, như những cuộc khủng hoảng do đại dịch và các cuộc chiến tranh gây ra mà chúng ta đang chứng kiến, các chủ nghĩa dân tộc khép kín và hung hăng và các chủ nghĩa cá nhân cấp tiến đang chia rẽ và phân ly chúng ta, trong thế giới cũng như trong Giáo hội ». Và cái giá cao nhất « được trả bởi những người có thể trở thành « những người khác » cách dễ dàng nhất : những người nước ngoài, những người di cư, những người bên lề xã hội, những người đang sống ở các vùng ngoại vi của cuộc sống ».
Đức Thánh Cha nói, những định hướng mục vụ này do đó mời gọi « mở rộng sách sống Giáo hội của chúng ta » và « thúc đẩy chúng ta nhìn thấy bi kịch bỏ quê hương đất nước kéo dài và đón tiếp, bảo vệ, hội nhập và thăng tiến anh chị em chúng ta ». Ngài cũng ddề nghị « sống một Lễ Hiện Xuống mới nơi các khu phố và các giáo xứ của chúng ta, bằng cách ý thức về sự phong phú của linh đạo và những truyền thống phụng vụ sống động của họ ». Chỉ bằng cách này mà Giáo hội có thể « hiệp hành đích thực » và đang chuyển động : một Giáo hội không có sự phần biệt « giữa người bản xứ và người nước ngoài, giữa cư dân và khách, vì trên trái đất này tất cả chúng ta đều là những người hành hương ».
Hiệp nhất mà không đồng nhất
Đức Thánh Cha kết luận, chính Chúa Giêsu « đã nói với chúng ta rằng mỗi cơ hội gặp gỡ một người tỵ nạn hay một người di cư đều là một cơ hội gặp gỡ chính Ngài ». Và trong Thánh Thần của Ngài, chúng ta đều có thể « ôm lấy tất cả mọi người để tạo nên sự hiệp thông trong đa dạng, bằng cách hài hòa các sự khác biệt mà không bao giờ áp đặt một sự đồng nhất làm mất nhân cách ». Như thế, các cộng đồng Công giáo « được mời gọi lớn lên và nhận ra sự sống mới mà người di cư mang đến ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Di dân, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS